Đến ngày 13.12, tín dụng tăng 12,5%

Theo thông tin tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành ngân hàng sáng 14.12, tính ngày đến 13.12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023.

38848b377589cfd79698.jpg
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh,2024 là năm đánh dấu sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đối với phát triển kinh tế xã hội thể hiện qua ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các bộ, ngành trong đó có NHNN. Về phía NHNN, ngay từ đầu năm, Ban Cán sự Đảng NHNN đã xác định rõ các trọng tâm, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh vực công tác.

Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, cùng sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành và sự đồng hành của doanh nghiệp, người dân, năm 2024 là một năm mang dấu ấn thành công của hoạt động hệ thống ngân hàng với nhiều thành tựu quan trọng: Lạm phát bình quân 11 tháng được kiểm soát ở mức 3,69%; Mặt bằng lãi suất cho vay giảm so với cuối năm 2023; Tỷ giá cơ bản ổn định, trong bối cảnh thị trường quốc tế biến động mạnh. Các tổ chức quốc tế đánh giá cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam.

Về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, NHNN đã đạt bước tiến quan trọng trong xử lý các ngân hàng yếu kém. Trong năm 2024, hai trong số bốn ngân hàng 0 đồng đã được chuyển giao bắt buộc. Hai ngân hàng còn lại đang được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt sớm phê duyệt trong năm 2024. “Việc này đánh dấu một giai đoạn chưa từng có tiền lệ, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan”, Thống đốc nhấn mạnh.

Trong lĩnh vực thanh toán và chuyển đổi số, ngành ngân hàng tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, nhận được đánh giá cao từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về chuyển đổi số.

Hướng đến năm 2025, Thống đốc nhấn mạnh đây là năm cuối cùng thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chuẩn bị cho Chính phủ nhiệm kỳ mới. NHNN sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể hóa nhóm giải pháp để đạt các mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới.

Trong thông cáo báo chí về Hội nghị, NHNN cho biết, năm 2024, NHNN đã chủ động bám sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để triển khai đồng bộ các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, phục hồi sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD).

Theo đó, điều hành chính sách tiền tệ đã góp phần ổn định được kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD, giữ ổn định được thị trường tiền tệ, ngoại hối.

Trong điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn neo ở mức cao, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, đồng thời yêu cầu các TCTD thực hiện báo cáo và công bố công khai mức lãi suất cho vay bình quân, chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay bình quân trên trang thông tin điện tử của TCTD.

Theo báo cáo lãi suất của các ngân hàng thương mại, đến nay, mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm khoảng 0,96%/năm so với cuối năm 2023.

2201a6605bdee180b8cf.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, góp phần hấp thu các cú sốc bên ngoài; đồng thời, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ duy trì ổn định, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD cung ứng nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế,  năm 2023, NHNN đã giao hết toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 cho các TCTD và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện tăng trưởng tín dụng.

Trong năm 2024, NHNN đã 2 lần điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCTD để kịp thời đáp ứng vốn cho nền kinh tế, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh.

Với các giải pháp đồng bộ của NHNN, tính đến ngày 13.12, tín dụng toàn nền kinh tế tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2023. Tín dụng tập trung vào các sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên.

Bên cạnh đó, NHNN tiếp tục chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng như: Chương trình 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư; Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản… Đặc biệt ngành Ngân hàng đã khẩn trương, kịp thời thực hiện các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Trong quản lý hoạt động kinh doanh vàng, với các giải pháp đồng bộ của NHNN và sự phối hợp của các bộ ngành liên quan, đến nay, mục tiêu cơ bản ban đầu là xử lý và kiểm soát chênh lệch giá vàng miếng SJC so với giá vàng thế giới trong biên độ phù hợp đã đạt được.

Sự ổn định, an toàn của hệ thống các TCTD tiếp tục được giữ vững, quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Nợ xấu được tập trung xử lý và kiểm soát trong bối cảnh nền kinh tế và sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Thời gian tới, NHNN tiếp tục điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Theo dõi sát tình hình thị trường để điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp, phối hợp đồng bộ với các công cụ chính sách tiền tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Tiếp tục theo dõi và chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Cùng với đó, rà soát, đơn giản hóa thủ tục, hồ sơ vay vốn, tài sản bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống, tiêu dùng, góp phần hạn chế “tín dụng đen”; tiếp tục theo dõi, đôn đốc các TCTD triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…

Triển khai quyết liệt, hiệu quả Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025”. Tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 52/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt các Thông tư quy định chi tiết, hướng dẫn Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2024. Tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật hoạt động thanh toán, ngân hàng...

Theo số liệu của NHNN, trong 10 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 57,54% về số lượng và 34,54% về giá trị.

Trong đó, qua kênh Internet tăng 51,15% về số lượng và 33,94% về giá trị. Qua kênh điện thoại di động tăng 55,54% về số lượng và 34,91% về giá trị.

Giao dịch qua QR Code tăng 106,91% về số lượng và 109,67% về giá trị. Qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 7,00% về số lượng và 33,77% về giá trị.

Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tăng 31,60% về số lượng và 16,48% về giá trị.

Kinh tế

Doanh nghiệp sẽ hưởng nhiều lợi ích khi chủ động tuân thủ pháp luật hải quan
Kinh tế

Gia tăng mức độ tuân thủ pháp luật hải quan

Tổng cục Hải quan vừa ban hành Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ về việc ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15.7.2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.

11 tháng năm 2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD
Kinh tế

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng đạt 715,55 tỷ USD

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong tháng 11.2024 đạt 66,4 tỷ USD, giảm 4,1% (tương ứng giảm 2,83 tỷ USD) so với tháng trước. Trong đó, trị giá xuất khẩu đạt 33,73 tỷ USD, giảm 5,3% (tương ứng giảm 1,9 tỷ USD) và trị giá nhập khẩu đạt 32,67 tỷ USD, giảm 2,8% (tương ứng giảm 933 triệu USD); cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 11.2024 thặng dư 1,06 tỷ USD.

Các sản phẩm được giới thiệu tại Hội nghị
Kinh tế

Thúc đẩy hợp tác công - tư xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Việt Nam đang mở rộng hợp tác liên ngành và quốc tế; các mô hình hợp tác giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học, nông dân đang dần hình thành một nền nông nghiệp thông minh, giảm phát thải, tăng khả năng thích ứng với thách thức mới. Đây là minh chứng cho cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đóng góp quan trọng vào hệ thống lương thực bền vững toàn cầu.

Đề nghị cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được nộp thuế tại cửa khẩu
Kinh tế

Nên cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được nộp thuế ngay tại cửa khẩu

Góp ý Dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất nâng ngưỡng nợ thuế bị tạm hoãn xuất cảnh lên 200 triệu đồng với cá nhân và 1 tỷ đồng với doanh nghiệp. Đồng thời, cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được nộp thuế ngay tại cửa khẩu và được đi lại bình thường.

KDI Holdings được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” năm 2024
Bất động sản

KDI Holdings được vinh danh “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” năm 2024

Tập đoàn KDI Holdings một lần nữa ghi dấu ấn khi xuất sắc nhận cú đúp giải thưởng tại Lễ vinh danh “Bất động sản tiêu biểu Việt Nam 2024” do Tạp chí Nhịp cầu đầu tư tổ chức, với các giải thưởng “Nhà phát triển bất động sản tiêu biểu” và “Bất động sản nghỉ dưỡng tiêu biểu” cho dự án Libera Nha Trang.

Nguồn cung nông sản, thực phẩm của Hà Nội tương đối dồi dào. Ảnh: ITN
Kinh tế

Hà Nội bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu dịp Tết 2025

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; đồng thời, sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến cung cầu hàng hóa, các giải pháp điều tiết nguồn hàng sẽ được triển khai kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...

Ảnh minh họa
Thị trường

Hiệu quả lớn từ mở rộng phối hợp thu ngân sách

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu ngân sách, tăng không gian và thời gian thu nộp ngân sách lên 24 giờ/7 ngày. Trong đó, mở rộng công tác phối hợp thu và thanh toán song phương điện tử với các ngân hàng thương mại là một điểm sáng.

Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 thương hiệu dẫn đầu và Top 50 doanh nghiệp quản trị xuất sắc nhất tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Vincom Retail được vinh danh trong Top 25 thương hiệu dẫn đầu và Top 50 doanh nghiệp quản trị xuất sắc nhất tại Việt Nam

Công ty Cổ phần Vincom Retail (Hose: VRE) vừa được vinh danh ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng Top 25 Thương hiệu dẫn đầu theo xếp hạng của Forbes Việt Nam và Top 50 doanh nghiệp niêm yết thực hành quản trị tốt nhất Việt Nam. Thành tích này là minh chứng cho nỗ lực của Vincom Retail trong quá trình nâng cao chất lượng quản trị, gia tăng hiệu quả kinh doanh, khẳng định vị thế nhà phát triển bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.