Hiến pháp Nhật Bản

Sự ra đời của Hiến pháp hòa bình

Hiến pháp hiện thời của Nhật Bản ra đời từ năm 1946, có hiệu lực chính thức từ ngày 3.5.1947. Hiến pháp này còn gọi là Hiến pháp hòa bình, có độ cương tính cao, cho đến nay chưa một lần được sửa đổi. Sở dĩ như vậy vì quy trình, thủ tục sửa đổi Hiến pháp rất khó khăn và đồng thời nó vẫn phù hợp với thực tiễn, với lợi ích của các lực lượng chính trị cầm quyền. Ngoài ra, kỹ thuật thể hiện trong bản Hiến pháp của Nhật Bản mang tính chuẩn mực, đi vào xác định những nguyên tắc chung, các vấn đề cơ bản nên rất ngắn gọn và chặt chẽ, thể hiện xu hướng kỹ thuật lập hiến hiện đại và tiến bộ.

Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản đầu hàng phe Đồng minh. Với mong muốn một nước Nhật theo đường lối hòa bình và dân chủ tự do, xóa bỏ chế độ quân phiệt và nền quân chủ tuyệt đối của Nhật Bản, tướng Mỹ MacArthur, Chỉ huy các lực lượng chiếm đóng Nhật Bản, đã giao các luật sư người Mỹ soạn thảo bản Hiến pháp mới cho nước Nhật, thay thế Hiến pháp Minh Trị 1890, dịch bản Hiến pháp mới ra tiếng Nhật và giao cho Chính phủ Nhật lúc đó thực hiện các quy trình, thủ tục bình thường về sửa đổi Hiến pháp để Hiến pháp mới có hiệu lực. Về mặt hình thức, bản Hiến pháp 1946 của Nhật Bản tuân thủ theo quy trình, thủ tục sửa đổi được quy định trong Hiến pháp Minh Trị cũ, nhưng nội dung bản chất hay giá trị bản sắc của Hiến pháp đã được thay đổi hoàn toàn. Về hình thức, bản Hiến pháp mới chỉ là một văn bản sửa đổi Hiến pháp Minh Trị, không vi phạm các quy định của Hiến pháp Minh Trị, do đó duy trì tính liên tục và giá trị pháp lý của bản Hiến pháp mới.

Căn cứ theo Điều 73 của Hiến pháp Minh Trị 1890, dự thảo Hiến pháp mới được Nhật Hoàng trình lên Quốc hội và được thảo luận tại Quốc hội với tư cách là một dự luật sửa đổi Hiến pháp đế chế. Hiến pháp cũ quy định dự luật sửa đổi phải nhận được đa số 2/3 phiếu ủng hộ tại cả hai Viện của Quốc hội để trở thành luật. Sau khi hai Viện điều chỉnh, sửa đổi bản dự thảo, Thượng viện Nhật đã thông qua dự luật sửa đổi Hiến pháp ngày 6.10.1946 và Hạ viện cũng thông qua bản dự luật đó ngay ngày hôm sau với chỉ 5 phiếu chống. Cuối cùng, bản Dự thảo chính thức trở thành luật ngày 3.5.1947 sau khi Nhật Hoàng chấp thuận. Theo điều khoản của luật, bản Hiến pháp mới có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày Nhật Hoàng phê chuẩn, tức là ngày 3.5.1947.

Hiến pháp mới của Nhật Bản do lực lượng Mỹ chiếm đóng viết ra và không cho các nhà chính trị và chuyên gia Hiến pháp của Nhật được tự quyết định, nên nó đã trở thành tâm điểm tranh luận gay gắt, nhất là từ khi Nhật Bản giành lại chủ quyền vào năm 1952. Tuy nhiên, trong quá trình soạn thảo Hiến pháp mới này, từ cuối năm 1945 và trong năm 1946, ở Nhật đã có nhiều cuộc thảo luận công khai về cải cách Hiến pháp Minh Trị và tướng MacArthur đã quyết định tiếp thu những tư tưởng tiến bộ của trường phái dân chủ tự do ở Nhật thắng thế trong các cuộc tranh luận về cải cách Hiến pháp. Chính vì thế, MacArthur đã không áp đặt một bản Hiến pháp kiểu Mỹ, các giá trị Mỹ của chế độ cộng hòa tổng thống vào nước Nhật. Trái lại, ông đã đề xuất một bản Hiến pháp mới theo mô hình quân chủ đại nghị của Vương quốc Anh, một mô hình được những người Nhật theo đường lối dân chủ tự do xem là khả thi nhất để thay chế độ quân chủ tuyệt đối của Hiến pháp Minh Trị. Chính vì bản Hiến pháp mới là kết tinh những giá trị tiến bộ mà chính người Nhật tự mình tiếp thu và thừa nhận, nên nó có sức sống mạnh mẽ, chống lại được các sức ép và nỗ lực đòi thay đổi của các lực lượng bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa ở Nhật từ sau năm 1952 đến nay.

Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Định hướng lại cách tiếp cận đúng đắn

Tuần trước, các nhà lập pháp Trung Quốc đã thực hiện bước đi quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của trẻ em trong độ tuổi mầm non khi thông qua Luật Giáo dục mầm non mang tính đột phá. Được Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc phê chuẩn, luật sẽ có hiệu lực từ 1.6.2025. Với 85 điều khoản chia thành 9 chương, văn bản pháp lý này hướng tới mục tiêu mở rộng, nâng cao chất lượng và tính phổ cập của giáo dục mầm non, đồng thời giảm thiểu bất bình đẳng và thúc đẩy mô hình giáo dục theo hướng phục vụ công ích.

ITN
Nghị viện thế giới

Cải cách toàn diện chính sách tuyển dụng và phúc lợi cho giáo viên

Đội ngũ giáo viên mầm non giữ vai trò then chốt trong sự phát triển trí tuệ và nhân cách trẻ nhỏ, nhưng đang phải đối mặt với nhiều bất cập về thu nhập, phúc lợi và cơ hội nghề nghiệp. Để khắc phục, Luật Giáo dục mầm non mới được ban hành nhằm nâng cao điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, nhấn mạnh nguyên tắc "cùng công việc, cùng mức lương", áp dụng cho tất cả giáo viên, bất kể giáo viên trong hay ngoài biên chế.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Giáo dục nâng cao từ cấp mầm non và những hệ lụy

Giáo dục mầm non không chỉ là nền tảng giúp trẻ phát triển kỹ năng và nhận thức cơ bản, mà còn là giai đoạn quan trọng xây dựng nền tảng học tập lâu dài và nhân cách của trẻ. Tại Trung Quốc, giáo dục mầm non được coi là dịch vụ phúc lợi công thiết yếu, được nhà nước chú trọng đầu tư và quản lý. Từ những năm 1950, khi Hội đồng Nhà nước đưa ra những quyết định đầu tiên về cải cách hệ thống giáo dục, giáo dục mầm non đã bắt đầu phát triển có hệ thống và tổ chức rõ ràng.

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng
Quốc tế

Luật Điện lực mới của Jordan: Khuyến khích đầu tư vào lưu trữ năng lượng

Jordan vừa ban hành Luật Điện lực mới, thay thế luật cũ có hiệu lực từ năm 2002, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách năng lượng của quốc gia Trung Đông. Luật này thúc đẩy mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích đầu tư vào các cơ sở lưu trữ năng lượng và dự án hydro xanh nhằm tăng cường tính tự chủ năng lượng, hỗ trợ phát triển bền vững và hiện đại hóa lĩnh vực điện lực của Jordan.

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ
Nghị viện thế giới

Ấn Độ: Hàng rào pháp lý nghiêm minh để trả lại không gian an toàn cho trẻ

Mặc dù internet mang lại nhiều lợi ích, nhưng thời gian sử dụng gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguy cơ trẻ em bị dụ dỗ trực tuyến trở nên nghiêm trọng hơn. Trong bối cảnh tấn công trực tuyến và xâm hại trẻ em qua mạng ngày càng tinh vi, Ấn Độ đã đưa ra những chiến lược bảo vệ hiệu quả và khuyến khích việc hiểu biết đầy đủ về vấn đề này.

annelimky.com
Nghị viện thế giới

Cách tiếp cận đa dạng của các nước và khu vực

Trước sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, nhiều quốc gia đã chủ động thúc đẩy các đạo luật và chính sách nhằm bảo vệ trẻ em khỏi các mối nguy hại trực tuyến. Những sáng kiến pháp lý này không chỉ giúp ngăn chặn bạo lực mạng, mà còn tạo môi trường trực tuyến an toàn, lành mạnh, giúp thế hệ trẻ phát triển và trải nghiệm công nghệ một cách tích cực.

 Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)
Nghị viện thế giới

Hai chữ P - trừng phạt (Punishment) và bảo vệ (Protection)

Đạo luật Phòng, Chống mua bán người của Thái Lan năm 2008 (Anti - Trafficking in Persons Act B.E. 2551) đã bãi bỏ và thay thế Đạo luật năm 1998 về các Biện pháp phòng ngừa và trấn áp nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em, với trọng tâm chính là hai chữ P: Bảo vệ (Protection) các nạn nhân trong khi trừng phạt (Punishment) nghiêm khắc đối với những kẻ buôn người và kẻ tham gia loại hình tội phạm nguy hiểm này.

 Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ
Quốc tế

Đối phó với tội phạm mua bán người sử dụng công nghệ

Các hoạt động lừa đảo trực tuyến đang làm thay đổi hồ sơ của nạn buôn người. Bối cảnh ngày càng phát triển của tuyển dụng lao động kỹ thuật số và các hoạt động xuyên biên giới được hỗ trợ bởi internet đã khiến cuộc chiến chống buôn người trở nên phức tạp hơn rất nhiều.

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm
Quốc tế

Những điều chưa biết về bỏ phiếu bất tín nhiệm

Kể từ cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đầu tiên trên thế giới diễn ra cách đây gần 300 năm, đã có không biết bao nhiêu các động thái tương tự diễn ra ở khắp các nước trên thế giới, như một minh chứng cho quyền giám sát của cơ quan lập pháp. Có nhiều câu chuyện thú vị xung quanh thủ tục đặc biệt này.

Bế mạc Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Lào Khóa IX tháng 7.2024
Nghị viện thế giới

Nơi nhân dân các dân tộc Lào gửi gắm niềm tin

Với số lượng đại biểu Quốc hội và khối lượng văn bản luật tăng lên qua các khóa lập pháp, Quốc hội Lào ngày càng khẳng định vai trò là cơ quan đại biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân các dân tộc Lào; một cơ quan lập pháp không ngừng đổi mới, hoạt động ngày càng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Quốc hội Lào đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA-35 năm 2014. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Hành trình gần 30 năm với những đóng góp tích cực

Quốc hội Lào trở thành thành viên thứ 7 của Tổ chức Liên Nghị viện ASEAN (AIPO) vào năm 1997, sau 5 nước sáng lập gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan (năm 1977) và Việt Nam (1995). Trong suốt 27 năm gia nhập AIPO nay là AIPA, Quốc hội Lào luôn chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động trong các sáng kiến hợp tác liên nghị viện khu vực.

Chú thích: Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane nhận chiếc búa Chủ tịch AIPA từ Indonesia tại Lễ bế mạc Đại hội đồng AIPA-44 năm 2023. Nguồn: aipasecretariat.org
Nghị viện thế giới

Chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản - sẵn sàng cho Đại hội đồng AIPA - 45

Với vai trò Chủ tịch AIPA năm 2024, Quốc hội Lào sẽ đăng cai tổ chức Đại hội đồng AIPA lần thứ 45 từ ngày 17 - 23.10 với chủ đề “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy hội nhập và tăng trưởng toàn diện của ASEAN”. Với một chuỗi sự kiện quan trọng như: cuộc họp Ban Chấp hành AIPA-45, lễ khai mạc chính thức Đại hội đồng AIPA-45, các cuộc họp của các ủy ban... Đại hội đồng AIPA-45 là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Lào trong năm Chủ tịch ASEAN/AIPA; để chuẩn bị cho chuỗi sự kiện này, Lào đã có một quá trình chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng, bài bản.

Nguồn: ITN
Quốc tế

KOL phải trải nghiệm sản phẩm mình quảng cáo

Trung Quốc đã ban hành một loạt quy định cụ thể liên quan đến việc những người nổi tiếng hoặc người có ảnh hưởng (Key Opinion Leader - KOL) tham gia vào các hoạt động quảng cáo trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển nhanh chóng. Đặc biệt, quy định mới yêu cầu KOL phải thực sự trải nghiệm sản phẩm khi quảng cáo cho sản phẩm đó.

Trung Quốc quản lý chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo pop-up
Quốc tế

"Lập lại trật tự" thị trường quảng cáo trực tuyến

Tổng cục Quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc (SAMR) đã ban hành các Biện pháp mới về quản lý quảng cáo trên internet (sau đây gọi là Biện pháp mới), có hiệu lực từ ngày 1.5.2023, được kỳ vọng sẽ giúp “lập lại trật tự” các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội và quảng cáo trên internet, vốn đang trở nên khó kiểm soát trong thời kỳ bùng nổ thương mại điện tử.