Singapore chặn 10 trang web có nguy cơ gây ra mối đe dọa về thông tin

Chính phủ Singapore đã chặn 10 trang web do các tác nhân nước ngoài lập ra mà chính quyền cho rằng có thể được sử dụng để tiến hành các chiến dịch thông tin thù địch chống lại Singapore.

Mối nguy cơ về thông tin thù địch

Ngày 22.10, Bộ Nội vụ và Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm (IMDA) cho biết, họ phát hiện ra các trang web này đã được ngụy trang thành các trang web của Singapore bằng cách giả mạo hoặc sử dụng các thuật ngữ liên quan đến quốc gia này trong tên miền của họ, đồng thời kết hợp các tính năng và hình ảnh quen thuộc của địa phương.

z5956492670526-0ad80be7b6f9a353fa6150948d11c38a-1696-1553.jpg
Các trang web bị Chính phủ Singapore vô hiệu hóa. Ảnh: CNA

“Các trang web cũng truyền tải nội dung về Singapore, một số nội dung được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI)”, hai cơ quan của Singapore cho biết thêm trong một thông cáo báo chí chung.

“Đây là những chiến thuật phổ biến mà các tác nhân nước ngoài thù địch sử dụng: Xây dựng các trang web có thể thu hút người theo dõi tại địa phương, sau đó có thể được sử dụng làm nền tảng để gắn vào các nội dung thù địch”.

Thông cáo nêu rõ: Việc Chính phủ vô hiệu hóa quyền truy cập vào 10 trang web không xác thực đối với người dùng tại Singapore được tiến hành theo Đạo luật Phát thanh, truyền hình và nhằm “bảo vệ lợi ích công cộng".

Trả lời câu hỏi của giới truyền thông, Bộ Nội vụ cho biết các cuộc điều tra cho thấy không có người Singapore nào tham gia vận hành các trang web nói trên; đồng thời mức độ tiếp xúc của người dân Singapore với 10 trang web này hiện được đánh giá là thấp. Tuy nhiên, thường khi các trang web đã có lượng tương tác lớn với người dân địa phương, các trang web này khi đó có khả năng được sử dụng để gắn các nội dung chống phá nhằm vào Singapore trong tương lai".

Bộ Nội vụ và Cơ quan Phát triển Truyền thông Infocomm cho biết hầu hết các trang web đều liên quan đến các mạng lưới toàn cầu của các trang tin tức không được xác thực trước đây, vốn đã được các nhà nghiên cứu an ninh mạng của nước này xác định là đã thực hiện các chiến dịch thông tin thù địch và gây ảnh hưởng ở các quốc gia khác.

Thủ đoạn ngụy trang

Các trang web này thường được ngụy trang bằng tên miền gần giống với các trang chính thống ở Singapore. Chẳng hạn, hai trong số đó là www.zaobaodaily.com và www.singaporeinfomap.com – có tên miền gần giống hoặc tương tự với các trang web chính thống và hợp pháp của Singapore. Ví dụ, trang web chính thức của Lianhe Zaobao, tờ báo tiếng Trung lớn nhất Singapore, có tên miền là www.zaobao.com.sg.>

Hai cơ quan chính phủ cho biết nội dung trên các trang web này có thể khiến người xem hiểu lầm rằng chúng phản ánh quan điểm chính thức hoặc tình cảm của người dân địa phương tại Singapore.

Theo nghiên cứu của Công ty an ninh mạng Mandiant thuộc sở hữu của Google vào năm 2023, các trang web trong mạng lưới này "chủ yếu tự giới thiệu mình là các kênh tin tức độc lập từ nhiều khu vực khác nhau trên thế giới và xuất bản nội dung bằng 11 ngôn ngữ", với 72 trang web được sử dụng để nhắm mục tiêu đến đối tượng khán giả trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu, Trung Đông và châu Á.

Trong số các trang web bị chặn khác, 7 trang web có từ "Singapore" hoặc các thuật ngữ liên quan - bao gồm Singapura, Singdao và Lioncity - trong tên miền của họ và đăng tải nội dung liên quan đến quốc gia này.

Trang web cuối cùng, Alamak.io, ngụy trang thành một trang web của Singapore bằng cách sử dụng cách diễn đạt địa phương làm tên miền và đưa tin tức liên quan đến Singapore; đăng lại những bài viết từ các hãng tin và báo chí Singapore chẳng hạn như CAN và The Straits Times của Singapore.

Các cơ quan Singapore cho biết: "Các cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng phần lớn các bài viết được đăng trên trang web này có khả năng được viết bằng công cụ AI".

“Trang web này cũng đăng tải các bình luận về các vấn đề chính trị xã hội, bao gồm một bình luận cáo buộc sai sự thật rằng Singapore đã cho phép các quốc gia khác tiến hành các hoạt động nghiên cứu chiến tranh sinh học tại đây”.

Luật Chống can thiệp nước ngoài

Chính phủ Singapore đang xem xét Đạo luật đối phó với các biện pháp can thiệp của nước ngoài (FICA) để xem làm thế nào có thể sử dụng đạo luật này để phòng ngừa nguy cơ các trang web có tác nhân nước ngoài đưa nội dung thù địch nhằm vào Singapore.

Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cho biết, hiện tại không có điều khoản nào trong Đạo luật chống can thiệp của nước ngoài năm 2021 có thể giúp phòng ngừa hoặc hạn chế hoạt động của các trang web. “Ví dụ, Chỉ thị hạn chế tài khoản, là chỉ thị dự đoán, chỉ có thể được đưa ra cho nhà cung cấp dịch vụ truyền thông xã hội và/hoặc dịch vụ điện tử chứ không phải cho trang web”, họ cho biết. “Chính phủ có thể sẽ xem xét lại Đạo luật để xem cách giải quyết vấn đề này”.

Thay cạnh đó, Chính quyền kêu gọi người dân Singapore luôn cảnh giác khi sử dụng nội dung trực tuyến và cảnh giác với các trang web không xác thực cũng như mối đe dọa tiềm tàng mà chúng gây ra.

“Có nhiều vụ việc ở nước ngoài mà các tác nhân nước ngoài có ác ý đã tạo ra và sử dụng các trang web tin tức không xác thực để truyền bá những thông tin sai lệch nhằm tác động đến tình cảm của nhóm dân cư mục tiêu, nhằm thúc đẩy lợi ích của riêng họ”, họ cho biết.

“Họ làm như vậy bằng cách kích động căng thẳng xã hội, khai thác các ranh giới xã hội, thao túng các cuộc bầu cử hoặc làm suy yếu lòng tin vào các thể chế công”.

Quốc tế

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025
Quốc tế

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng, phải ứng phó với sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới. Những thách thức này khiến cho nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) vốn trong tình trạng khó khăn nay càng mờ mịt, đẩy khối này vào một tương lai đầy bất định.

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch
Quốc tế

Quốc hội Malaysia: Hệ sinh thái số mang lại hiệu quả và minh bạch

Trong những năm gần đây, Quốc hội Malaysia đã thực hiện hành trình đầy tham vọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số và đổi mới Quốc hội. Quá trình chuyển đổi này không đơn thuần là áp dụng các công nghệ mới mà còn đại diện cho một cuộc đại tu chiến lược nhằm hướng tới hiện đại hóa các quy trình lập pháp và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan lập pháp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một môi trường chính trị năng động và một xã hội ngày càng số hóa.