Vụ tai nạn của Jeju Air: Tại sao máy bay đổi đường băng?

Chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ tiến hành điều tra chi tiết nguyên nhân vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Jeju Air số hiệu 7C2216b khiến 179/181 thiệt mạng sau khi có thông tin về việc máy bay gặp nạn đã đổi đường băng trước khi hạ cánh. 

Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố tiến hành phân tích nội dung giao tiếp giữa chiếc máy bay gặp nạn của Jeju Air và tháp điều khiển tại sân bay quốc tế Muan để làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

img-5688.jpg
Nguồn: Sbs News

Quyết định này được đưa ra sau khi có ghi nhận rằng chiếc máy bay đã thực hiện quy trình hạ cánh không bình thường, cụ thể là đổi hướng 180 độ và hạ cánh khẩn cấp ở đầu bên kia của đường băng.

Cụ thể, vào lúc 8 giờ 57 phút sáng ngày 29.12, tháp điều khiển sân bay Muan đã cảnh báo chiếc máy bay về nguy cơ "va chạm với chim trời". Hai phút sau, lúc 8 giờ 59 phút, phi công phát tín hiệu khẩn cấp “Mayday” và tiến hành tăng độ cao để thực hiện một vòng bay mới. Tuy nhiên, thay vì quay lại đường băng ban đầu (số 01), chiếc máy bay đã đổi hướng 180 độ và cố gắng hạ cánh xuống đường băng đối diện (số 19).

Trong quá trình này, chiếc máy bay không triển khai bộ phận hạ cánh (bánh đáp - landing gear) mà thực hiện hạ cánh bằng thân máy bay. Máy bay trượt dài trên đường băng và va vào thiết bị định hướng trước khi đâm vào tường bao sân bay, dẫn đến vụ nổ khiến máy bay vỡ thành hai phần.

Bộ Giao thông Hàn Quốc cho biết hiện tại chưa rõ liệu quyết định đổi hướng hạ cánh là do phi công tự đưa ra hay theo chỉ đạo từ tháp điều khiển. Tuy nhiên, trong các tình huống khẩn cấp, phần lớn các quyết định cuối cùng thường do phi công thực hiện. Điều kiện thời tiết tại thời điểm đó không có gì bất thường, với mức gió nhẹ (2 hải lý) từ góc 110 độ, cho phép sử dụng cả hai đầu của đường băng.

Các nhà chức trách đã thu thập hai hộp đen của máy bay, gồm thiết bị ghi dữ liệu chuyến bay (FDR) và thiết bị ghi âm buồng lái (CVR). Những dữ liệu này sẽ được phân tích để làm rõ nguyên nhân của sự cố. Ngoài ra, nội dung giao tiếp giữa phi công và tháp điều khiển cũng sẽ được xem xét kỹ lưỡng.

Vụ tai nạn khiến 179 người thiệt mạng, trong đó có 175 hành khách, 2 phi công và 2 tiếp viên. Hai tiếp viên may mắn sống sót do khi đó đang ở khu vực bếp ở phần đuôi máy bay, bị gãy rời khi máy bay đâm vào tường. Tính đến sáng ngày 30.12, danh tính của 142 nạn nhân đã được xác định.

Chiếc máy bay Jeju Air gặp nạn tại sân bay Muan vào ngày 29.12 là dòng Boeing 737-800 do hãng Boeing của Mỹ sản xuất. Đây là dòng máy bay phổ biến nhưng cũng không ít lần đối mặt với các vấn đề kỹ thuật nghiêm trọng. Chỉ trong vòng một ngày sau thảm kịch tại Muan, một sự cố tương tự với dòng máy bay này đã xảy ra tại Na Uy.

Dù Boeing 737-800 là dòng máy bay phổ biến và được sử dụng rộng rãi, những vấn đề liên quan đến hệ thống thủy lực, bánh đáp, và động cơ đã đặt ra câu hỏi lớn về độ tin cậy và an toàn của dòng máy bay này. Với sự cố tại Na Uy xảy ra ngay sau thảm kịch ở Muan, các chuyên gia và cơ quan quản lý hàng không đang đối mặt với áp lực lớn trong việc rà soát và đánh giá lại tiêu chuẩn an toàn của dòng máy bay này.

Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

Nguồn: Bộ Quốc phòng Nhật Bản
Quốc tế

Nhật Bản đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc phòng mục đích kép

Nhật Bản đang thực hiện bước đi đột phá trong chiến lược tích hợp công nghệ dân sự và quân sự thông qua sáng kiến xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp quốc phòng mục đích kép. Với sự bảo trợ từ Bộ Quốc phòng (MoD) và Bộ Kinh tế, thương mại và công nghiệp (METI), chiến lược này không chỉ nhằm tăng cường năng lực quốc phòng, mà còn hướng tới củng cố khả năng phục hồi kinh tế của xứ sở Phù tang trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ và bất ổn địa chính trị gia tăng.

Anh lập quỹ để phân phối lại thực phẩm dư thừa: Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn
Thế giới 24h

Anh lập quỹ để phân phối lại thực phẩm dư thừa: Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn

Các bộ trưởng thuộc Công đảng cầm quyền đã ủng hộ kế hoạch lập quỹ trị giá 15 triệu bảng Anh để phân phối lại thực phẩm từ các trang trại vốn bị lãng phí, đặc biệt là vào dịp Giáng sinh. Khoản tiền tài trợ sẽ được dùng để đóng gói lại thực phẩm bị lãng phí và chuyển đến các ngân hàng thực phẩm và tổ chức từ thiện.

Thêm biến động chính trị khi Quốc hội Hàn Quốc chuẩn bị luận tội quyền Tổng thống
Thế giới 24h

Thêm biến động chính trị khi Quốc hội Hàn Quốc chuẩn bị luận tội quyền Tổng thống

Trong ngày 27.12, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Thủ tướng Han Duck-soo, người đang giữ quyền Tổng thống thay cho Tổng thống vừa bị luận tội Yoon Suk Yeol sau khi phe đối lập Hàn Quốc trình kiến nghị ngày 26.12. Nếu được thông qua, đây sẽ là lần thứ hai Hàn Quốc luận tội nguyên thủ trong vòng vỏn vẹn hai tuần.

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến
Quốc tế

Italy tuyên chiến với nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến

Chính phủ Italy vừa soạn thảo một dự luật nhằm xử lý vấn nạn đánh giá giả mạo trên các nền tảng trực tuyến, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn. Đây được coi là bước tiến quan trọng nhằm tăng cường tính minh bạch và đáng tin cậy của các đánh giá trên mạng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và bảo đảm cạnh tranh công bằng trong ngành du lịch và dịch vụ.