Hàn Quốc

Những hệ lụy sau lệnh thiết quân luật

Ngày 7.12 tới, Quốc hội Hàn Quốc sẽ bỏ phiếu về kiến nghị luận tội Tổng thống. Bất ổn chính trị là hệ lụy trước mắt mà quốc gia này phải đối mặt sau khi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật. Mặc dù lệnh chỉ kéo dài 6 giờ đồng hồ, nhưng động thái này cũng đủ để gây ra những tác động sâu sắc về chính trị, kinh tế cũng như uy tín quốc tế của Hàn Quốc.

Bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật

Người dân Hàn Quốc đã phải trải qua một đêm không ngủ và hoang mang khi Tổng thống Hàn quốc Yoon Suk Yeol bất ngờ ban bố lệnh thiết quân luật vào tối hôm 3.12, cáo buộc phe đối lập làm tê liệt hoạt động của chính phủ thông qua các nỗ lực luận tội và thao túng ngân sách. Nếu lần thiết quân luật gần nhất ở Hàn Quốc bắt đầu vào tháng 10.1979 và kéo dài đến năm 1980 mới được dỡ bỏ thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, thì lần ban bố này đã được rút lại chỉ vài giờ sau đó.

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang phải đối mặt với nguy cơ bị luận tội

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đang phải đối mặt với nguy cơ bị luận tội

Theo đó, vào nửa đêm ngày 4.12, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Woo Won Sik tuyên bố khai mạc phiên họp toàn thể bất thường và bỏ phiếu yêu cầu Tổng thống Yoon Suk Yeol ngay lập tức dỡ bỏ lệnh thiết quân luật khẩn cấp mà ông vừa ban hành. Ông Woo Won Sik nhấn mạnh: “Việc ban bố thiết quân luật là điều không ai mong muốn và Quốc hội cần có phản ứng nhanh để bảo vệ nền dân chủ”.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra với sự tham gia của 190 trong số 300 nghị sĩ, trong đó tất cả đều bỏ phiếu thuận để phản đối sắc lệnh của Tổng thống. Chủ tịch Quốc hội Woo Won-sik đã đệ trình một nghị quyết yêu cầu dỡ bỏ thiết quân luật vào khoảng 1 giờ sáng ngày 4.12 (theo giờ địa phương). Theo Hiến pháp Hàn Quốc, lệnh thiết quân luật phải bị dỡ bỏ nếu đa số đại biểu Quốc hội yêu cầu.

Và vào 4 giờ 30 sáng cùng ngày, Tổng thống Yoon Suk Yeol chính thức tuyên bố dỡ bỏ lệnh thiết quân luật, chỉ 6 giờ sau khi ban hành. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1980, Hàn Quốc áp dụng biện pháp này. Lệnh thiết quân luật nhanh chóng gây chấn động trong và ngoài nước, đánh dấu một trong những cuộc khủng hoảng chính trị lớn nhất trong lịch sử gần đây của Hàn Quốc.

Thiết quân luật là trạng thái thay thế chính quyền dân sự bằng chính quyền quân sự. Những quy trình pháp lý dân sự bị tạm ngừng để trao quyền lại cho quân đội, khi đó một số quyền tự do dân sự thông thường có thể bị tạm ngừng trong thời gian này. Với Hàn Quốc, Điều 77 Hiến pháp nước này quy định: “Khi cần thiết phải đối phó với yêu cầu quân sự hoặc duy trì an ninh và trật tự công cộng thông qua việc huy động lực lượng quân sự trong thời chiến, xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn cấp quốc gia tương tự, tổng thống có thể tuyên bố thiết quân luật theo quy định của pháp luật. Trong tình trạng thiết quân luật đặc biệt, các biện pháp đặc biệt có thể được thực hiện liên quan đến yêu cầu về lệnh bắt, quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và lập hội, hoặc các quyền hạn của hành pháp và tư pháp theo các điều kiện được quy định bởi pháp luật”.

Phản ứng trong và ngoài nước

Động thái của ông Yoon Suk Yeol đã vấp phải làn sóng chỉ trích từ giới nghị sĩ và biểu tình lan rộng. Theo đó, công chúng nhanh chóng phản ứng mạnh mẽ, hàng ngàn người đã tập trung bên ngoài Quốc hội, hô vang khẩu hiệu phản đối thiết quân luật, yêu cầu khôi phục dân chủ và đòi luận tội đương kim Tổng thống Hàn Quốc. Sự tức giận càng tăng cao khi các phương tiện truyền thông bị kiểm soát và quyền tự do ngôn luận bị hạn chế nghiêm ngặt theo quy định của lệnh thiết quân luật.

Lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập Park Chan Dae đã mạnh mẽ chỉ trích Tổng thống Yoon và kêu gọi ông từ chức. Theo Yonhap, đảng Dân chủ đối lập chính và năm đảng đối lập nhỏ khác đã đệ trình kiến nghị luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol lên văn phòng xử lý dự luật của Quốc hội Hàn Quốc vào chiều hôm 4.12. Kiến nghị luận tội đã có chữ ký của 190 nghị sĩ đối lập và một nghị sĩ độc lập, không có chữ ký của nghị sĩ nào thuộc đảng cầm quyền. Các đảng đối lập báo cáo kiến nghị này trong phiên họp toàn thể Quốc hội vào ngày 5.12 và đưa ra bỏ phiếu vào ngày 6 hoặc 7.12 tới. Để kiến nghị luận tội được thông qua, cần đạt được hai phần ba số phiếu tại Quốc hội. Trong tổng số 300 ghế của Quốc hội, phe đối lập sẽ cần thêm 8 phiếu từ đảng Quyền lực Nhân dân cầm quyền để thông qua kiến nghị này.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng chính trị cũng nhanh chóng thu hút sự chú ý toàn cầu, nhiều quốc gia đều bày tỏ quan ngại trước tình trạng này tại Hàn Quốc. Hôm 4.12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller, bày tỏ hoan nghênh quyết định hủy bỏ lệnh thiết quân luật của Tổng thống Hàn Quốc, đồng thời nêu rõ Washington tiếp tục hy vọng các bất đồng chính trị sẽ được giải quyết một cách hòa bình và theo đúng pháp luật. Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Seoul kêu gọi công dân Mỹ đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc tuân thủ các khuyến cáo an toàn, cũng như khẳng định Washington đang theo dõi sát sao diễn biến và duy trì liên lạc chặt chẽ với Chính phủ Hàn Quốc.

Cùng ngày, Liên Hợp Quốc cũng ra tuyên bố mô tả việc ra quyết định thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk Yeol là “điều đáng quan ngại”. Anh, Nga, Đức và các quốc gia láng giềng như Nhật Bản và Trung Quốc cho biết đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến và thực hiện mọi biện pháp có thể nhằm bảo đảm an toàn cho công dân tại Hàn Quốc.

Những tác động sâu rộng

Về kinh tế, ngay sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố, đồng won đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và tài sản trong nước của Hàn Quốc trên thị trường nước ngoài đã giảm đáng kể. Theo thông tin mới nhất, giá trị giao dịch đồng won trên thị trường đã giảm xuống mức 1.442won/1USD. Chỉ số chứng khoán chuẩn của quốc gia, KOSPI đóng cửa ở mức 2.464 điểm, giảm 1,44%, hay 36,1 điểm, so với mức đóng cửa của phiên trước.

Trước tình trạng này, Bộ Tài chính Hàn Quốc đã phải tổ chức cuộc họp khẩn cấp và ngay lập tức triển khai “thanh khoản không giới hạn” vào các thị trường tài chính nội địa nếu cần thiết, cho đến khi chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, tài trợ ngắn hạn và ngoại tệ ổn định hoàn toàn. Bộ này cũng thành lập một nhóm giám sát 24/24 giờ, sẵn sàng phản ứng để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế. Ngân hàng Hàn Quốc cũng sẵn sàng cung cấp bất kỳ khoản vay đặc biệt nào để bơm tiền vào thị trường nếu cần.

Về mặt quốc tế, khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc không chỉ ảnh hưởng ngắn hạn mà còn tiềm ẩn nguy cơ kéo dài, tác động tiêu cực đến vị thế kinh tế của quốc gia này trên trường quốc tế. Theo các chuyên gia, quyết định thiết quân luật của ông Yoon nhiều khả năng còn ảnh hưởng tới hình ảnh của Hàn Quốc trên trường quốc tế, bởi khi ông Yoon nhậm chức năm 2022, giới lãnh đạo phương Tây kỳ vọng ông có thể là đối tác đáng tin cậy trong thúc đẩy nền dân chủ. Do đó, quyết định vội vàng trên của ông Yoon đã làm tổn hại kỳ vọng này, gây hoài nghi về việc Hàn Quốc là một điểm đến ổn định cho các doanh nghiệp quốc tế. Điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Mỹ - Hàn khi ông Donald Trump nhậm chức.

Ông Trump vốn là người chú trọng đến khía cạnh kinh doanh và lợi ích tài chính trong quan hệ với Hàn Quốc, cho dù Seoul là đồng minh quan trọng hàng đầu của Washington. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, ông Trump từng có những bất đồng với cựu Tổng thống Moon Jae In về thương mại và chi phí quốc phòng. Giáo sư Đại học Ngoại ngữ Hankuk ở Seoul Mason Richey nhận định rằng: “Những gì diễn ra tại Hàn Quốc hiện nay sẽ tác động tiêu cực tới thị trường tài chính và tiền tệ, cũng như vị thế ngoại giao của quốc gia này trên thế giới. Lệnh thiết quân luật sẽ làm phức tạp các cuộc thảo luận về việc Hàn Quốc tham gia các nỗ lực ngoại giao đa phương”. Hơn nữa, tình hình bất ổn tại Hàn Quốc có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, đặc biệt là trong bối cảnh quan hệ với Triều Tiên luôn tiềm ẩn nguy cơ xung đột.

Dù lệnh thiết quân luật được nhanh chóng bãi bỏ, sự kiện này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tính bất ổn có thể xảy ra tại Hàn Quốc, mang tới những tác động tiêu cực lâu dài đến uy tín quốc gia, thị trường tài chính cũng như lòng tin của người dân đối với chính phủ. Thêm vào đó, các nhà phân tích cho rằng, sự kiện thiết quân luật không chỉ là một sự cố chính trị đơn thuần, mà còn là một dấu hiệu cho thấy những thách thức lớn đối với nền dân chủ Hàn Quốc, cũng như tương lai chính trị của Tổng thống Yoon Suk Yeol đang ở trong giai đoạn vô cùng khó khăn, với nguy cơ mất tín nhiệm và sự ủng hộ từ cả trong nước và quốc tế.

Quốc tế

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.

Khẳng định vị thế Uzbekistan
Nghị viện thế giới

Khẳng định vị thế Uzbekistan

Lần đầu tiên trong lịch sử Trung Á, Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150) sẽ diễn ra tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Việc Uzbekistan đăng cai hội nghị lớn nhất của cơ quan nghị viện thế giới là sự công nhận của cộng đồng quốc tế đối với hiệu quả của các cải cách đang được thúc đẩy ở Uzbekistan cũng như cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Uzbekistan trên trường quốc tế.

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện
Nghị viện thế giới

Từ Paris đến Tashkent: Hành trình bền bỉ vì chủ nghĩa nghị viện

Ngày 5.4 tới, Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) sẽ tổ chức lễ kỷ niệm Đại hội đồng lần thứ 150 (IPU-150) tại Thủ đô Tashkent của Uzbekistan. Đây là dịp để nhìn lại hành trình 136 năm qua của IPU, kể từ Đại hội đồng đầu tiên tại Paris năm 1889, nhìn lại những sự kiện tôn vinh tinh thần hợp tác bền bỉ giữa các nghị sĩ trên toàn thế giới cũng như một lần nữa khẳng định vai trò, vị trí và phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng trên toàn cầu của IPU.

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản
Thế giới 24h

Pháp: Cải cách luật thừa kế giúp giải phóng nhiều bất động sản

Một thay đổi lớn trong pháp luật thừa kế của Pháp sắp giúp đưa nhiều bất động sản bỏ trống và bị bỏ hoang trở lại thị trường, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Dự luật cải cách này vốn đã được các nghị sĩ Hạ viện thông qua vào ngày 6.3 và đang chờ được Thượng viện bỏ phiếu nhằm giải quyết các tranh chấp kéo dài giữa những người thừa kế, cũng như đơn giản hóa thủ tục thừa kế, vốn thường khiến bất động sản bị bỏ không trong nhiều thập kỷ.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Nỗ lực cải cách lĩnh vực tài chính

Chính phủ Anh đang đề xuất các cải cách quy định trong lĩnh vực dịch vụ tài chính như một phần trong chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trọng tâm chính là khuyến khích đầu tư trong nước từ các quỹ hưu trí và nới lỏng khả năng tiếp cận tín dụng của các hộ gia đình. Tuy nhiên, khả năng thành công của các biện pháp này vẫn còn chưa chắc chắn.

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng
Quốc tế

Pakistan và con đường vượt qua khủng hoảng

Năm 2024, Pakistan chứng kiến ​bất ổn kinh tế, chính trị, xã hội và sự trở lại của chủ nghĩa khủng bố, đẩy đất nước trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng. Để giải quyết những thách thức này, Pakistan cần chuyển đổi toàn diện với những ưu tiên: phục hồi kinh tế, hiện đại hóa kỹ thuật số, cải cách giáo dục, đơn giản hóa quy định, mở rộng cơ sở thuế, đổi mới công nghiệp và ổn định chính trị để bảo đảm tiến bộ bền vững.

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ
Thế giới 24h

Chính sách thuế quan "có đi có lại" của Mỹ

Ngày 2.4 tới, chính sách thuế quan “có đi có lại” của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, Mỹ sẽ áp đặt mức thuế bằng với các nước khác áp đặt đối với hàng hóa Mỹ, có tính đến từng mối quan hệ thương mại. Trong bối cảnh tác động của chính sách này chưa thể được đánh giá đầy đủ, các rào cản phi thuế quan sẽ làm phức tạp thêm bức tranh. Các quốc gia có thể giảm hàng rào bảo hộ của mình để tránh bị trả đũa hoặc có thể trả đũa mạnh hơn và biến cuộc chiến thuế quan thành chiến tranh thương mại toàn diện.

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu
Quốc tế

Ấn Độ củng cố vị thế trong cuộc đua AI toàn cầu

Thành công chỉ sau một đêm của công cụ DeepSeek của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể nhận thức của Ấn Độ về cuộc đua AI. Nhằm củng cố vị thế của mình trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, quốc gia này đã có những thay đổi đáng chú ý trong các chiến lược và sáng kiến, được thiết kế để thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới AI quốc gia, cho phép nước này cạnh tranh với Mỹ và Trung Quốc thông qua sự tham gia tích cực với các công ty khởi nghiệp và doanh nhân Ấn Độ.