Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

download.jpg
Nguồn: ITN

Thông tin sai lệch: Trong nguy cơ có cơ hội

Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xếp thông tin sai lệch và thông tin giả là yếu tố rủi ro ngắn hạn nghiêm trọng nhất mà thế giới phải đối mặt trong năm 2024. Sự gia tăng của các nền tảng xã hội, với khả năng lan truyền nhanh chóng những thông tin không chính xác, đặt ra những nguy cơ lớn đối với sự ổn định xã hội và an ninh thông tin. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra cơ hội cho các sáng kiến về kiểm soát nội dung và công nghệ phát hiện thông tin giả. Các hãng công nghệ lớn đã bắt đầu hợp tác với Chính phủ để xây dựng các cơ chế kiểm duyệt hiệu quả hơn, đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng.

Thêm vào đó, sự phát triển của các công nghệ blockchain và trí tuệ nhân tạo đã mở ra tiềm năng sử dụng để xác thực nguồn gốc thông tin. Nhiều quốc gia đang xem xét các chính sách nghiêm ngặt hơn để yêu cầu trách nhiệm từ các nền tảng công nghệ trong việc kiểm soát thông tin.

Sự lên ngôi của trí tuệ nhân tạo trong công việc và cuộc sống

Trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ thay đổi cách con người làm việc mà còn cải thiện chất lượng cuộc sống theo những cách không ngờ. Theo nghiên cứu của nhà nghiên cứu xã hội học và tương lai học nổi tiếng của Australia Mark McCrindle, cứ 5 người lao động ở độ tuổi 20 thì có 1 người sử dụng AI hàng ngày để hỗ trợ công việc, từ phân tích dữ liệu đến tự động hóa các nhiệm vụ lặp lại. Những ứng dụng AI trong đặt hàng trực tuyến, lập lịch qua ứng dụng hay tự động hóa các thiết bị gia đình đang giúp mọi người tiết kiệm thời gian, tăng hiệu suất làm việc và tìm kiếm cân bằng trong cuộc sống.

Ngoài ra, AI còn đang được ứng dụng rộng rãi trong y tế, từ chẩn đoán bệnh qua hình ảnh đến cá nhân hóa kế hoạch điều trị. Tại các quốc gia phát triển, việc sử dụng robot AI trong chăm sóc người già và trẻ em cũng đã đạt được những thành tựu ấn tượng, giúp cải thiện chất lượng sống của các nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Hành động vì khí hậu: sự đồng thuận toàn cầu

Một báo cáo của IPSOS vào tháng 9.2024 cho thấy, 80% người tham gia khảo sát trên toàn cầu đồng ý rằng, thế giới cần hành động khẩn cấp để ngăn chặn thảm họa môi trường. Điều này được phản ánh qua việc ngày càng nhiều quốc gia đưa ra các chính sách mạnh mẽ nhằm giảm lượng khí thải carbon và thúc đẩy năng lượng tái tạo. Một số nước đã đặt ra mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 ở nhiều thời điểm khác nhau trong tương lai, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp chuyển đổi sang các mô hình kinh tế tuần hoàn.

Báo cáo cũng phát hiện ra rằng, đầu tư trên toàn thế giới vào khả năng phục hồi và giảm thiểu biến đổi khí hậu đang tăng lên khi những tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ ràng hơn. IPSOS cho biết thái độ đối với khí hậu và môi trường là một trong những thay đổi mạnh mẽ nhất được ghi nhận trong báo cáo kéo dài một thập kỷ về xu hướng toàn cầu của họ.

Một điểm sáng khác là sự phổ biến của công nghệ lưu trữ năng lượng, như pin lithium-ion và hệ thống lưu trữ năng lượng quy mô lớn. Những đổi mới này không chỉ giảm áp lực lên lưới điện mà còn tăng tính bền vững cho các dự án năng lượng tái tạo. Brad Hyde, một giám đốc tại IPSOS, nhận định: "Câu hỏi lớn là chúng ta có thể thay đổi cuộc sống hàng ngày nhanh đến mức nào và kỳ vọng doanh nghiệp sẽ làm gì trong bối cảnh hiện tại".

Nhận thức mới về truyền thông xã hội

Một xu hướng đáng chú ý là sự gia tăng hoài nghi đối với truyền thông xã hội. Theo báo cáo xu hướng năm 2025 của McCrindle Research, 57% thế hệ gen Z mong muốn rằng mạng xã hội chưa từng tồn tại, và 86% đã cố gắng giảm thời gian sử dụng các phương tiện này. Chính phủ Australia năm 2024 cũng đã thông qua luật đầu tiên trên thế giới cấm trẻ em dưới 16 tuổi tham gia mạng xã hội, nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực từ đây .

Các nền tảng xã hội lớn như Facebook và Instagram đã phải đối mặt với áp lực tăng cường các biện pháp bảo vệ người dùng trẻ tuổi, bao gồm hạn chế nội dung độc hại và cải thiện chính sách quyền riêng tư. Ông McCrindle nhận định: "Giờ đây, chúng ta nói về các công ty công nghệ lớn giống như cách từng nói về ngành thuốc lá: gây hại, gây nghiện, và làm tổn thương xã hội. Nhưng có sự lạc quan rằng chúng ta đang lấy lại quyền kiểm soát".

Bên cạnh đó, nhận thức về sức khỏe tinh thần cũng đang đạt đến mức độ ngang bằng với sức khỏe thể chất. Hyde cho biết: "Lần đầu tiên, chúng ta thấy sức khỏe tinh thần được xem trọng tương đương với sức khỏe thể chất trên toàn cầu." Tại Úc, 69% người dân tin rằng sức khỏe tinh thần của họ sẽ cải thiện vào năm 2025. Các chương trình hỗ trợ sức khỏe tinh thần trong trường học và nơi làm việc đang trở thành chuẩn mực, với mục tiêu xây dựng một cộng đồng bền vững hơn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Tỷ lệ người theo học giáo dục đại học ngày càng gia tăng

Tỷ lệ tham gia giáo dục đại học đang có xu hướng tăng mạnh qua từng thế hệ. Học vấn chính quy và sau phổ thông ngày càng trở thành lựa chọn ưu tiên đối với những người trẻ sau khi rời trường.

Theo dữ liệu từ ABS năm 2021, tỷ lệ thế hệ Millennials (thế hệ thiên niên kỷ này được sinh ra vào khoảng từ năm 1981 đến 1996) đạt được bằng cấp sau đại học cao hơn đáng kể so với thế hệ X, là những người được sinh ra từ năm 1965-1980 (11% so với 8%), và số người Millennials sở hữu bằng cử nhân cao gấp đôi so với thế hệ baby boomers (27% so với 13%). Thế hệ baby boomers được định nghĩa là những cá nhân sinh từ năm 1946 đến 1964 trong thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh của thế giới sau Thế chiến II.

Theo ông McCrindle, xu hướng gia tăng này được dự báo sẽ tiếp tục ở thế hệ gen Z (những người sinh từ khoảng năm 1997 đến 2012, hoặc thời gian cụ thể khác nhau tùy theo nguồn tài liệu) và thế hệ Alpha (những người sinh từ năm 2010 trở đi)- thế hệ trẻ nhất hiện nay, được xem là thế hệ đầu tiên lớn lên hoàn toàn trong thời đại kỹ thuật số và công nghệ tiên tiến.

"Chúng ta hiểu rằng giáo dục không chỉ mang lại cơ hội việc làm mà còn cải thiện sức khỏe và sự tự chủ của mỗi cá nhân. Đây là các thế hệ được định hình bởi tri thức toàn cầu, kết nối công nghệ và tuổi thọ cao. Họ đang đứng trước cơ hội sử dụng những lợi thế này để tạo ra các giải pháp và thay đổi tích cực trên thế giới," ông nhận định.

Sự chuyển biến trong nhận thức về sức khỏe tinh thần

Cuộc thăm dò của IPSOS cho thấy, nhận thức về sức khỏe tinh thần đang trở thành mối quan tâm lớn của người dân, với ngày càng nhiều người mong muốn kiểm soát tốt hơn sức khỏe của mình.

Đặc biệt, nhóm tuổi từ 16 đến 44 thể hiện rõ mong muốn cải thiện sức khỏe tinh thần. Chẳng hạn, theo IPSOS, 75% người Australia cảm thấy cần phải nỗ lực nhiều hơn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm lý, với 72% nam giới và 77% phụ nữ đồng tình. Ngoài ra, 69% người dân xứ sở chuột túi tin rằng tình trạng sức khỏe tinh thần của họ sẽ cải thiện vào năm 2025 so với hiện tại.

"Lần đầu tiên trên quy mô toàn cầu, sức khỏe tinh thần đã được xem trọng ngang bằng với sức khỏe thể chất", ông Brad Hyde – giám đốc tại IPSOS chia sẻ. "Hầu hết chúng ta đều nhận thức rằng cần hành động nhiều hơn để chăm sóc sức khỏe tinh thần của chính mình".

Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ cho biết, nghi phạm tiến hành vụ tấn công vào ngày đầu năm mới ở khu phố Pháp, New Orleans khiến 15 người thiệt mạng được xác định là một cựu quân nhân nhưng có những biểu hiện cho thấy liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Vụ tấn công đã khiến bạn bè và gia đình Jabbar choáng váng và bối rối. Họ không thể tưởng tượng được, làm sao mà một người lính được coi là tốt bụng và khiêm tốn (như một số người đã bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn và bài đăng trên mạng xã hội), lại có thể thực hiện một hành động khủng bố tàn bạo như vậy?

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?
Quốc tế

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?

Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã công bố ấn phẩm mới nhất của hướng dẫn hai năm một lần về các chính sách mới của chính phủ, nêu chi tiết 313 thay đổi trên 39 cơ quan của chính phủ đang được ban hành trong năm mới. Những thay đổi bao gồm các chính sách giải quyết tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của đất nước, lần đầu tiên tăng mức lương tối thiểu theo giờ lên trên 10.000 won (6,80 đô la) và thiết lập các tính năng bắt buộc để bảo vệ trẻ em trên Instagram.

Kỳ vọng tạo bước đột phá
Quốc tế

Kỳ vọng tạo bước đột phá

Ba Lan chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.