Nga chấm dứt cung cấp khí đốt giá rẻ cho EU: Tác động sẽ như thế nào?

Kỷ nguyên khí đốt giá rẻ của Nga cung cấp cho châu Âu thông qua đường ống của Ukraine đã chính thức khép lại sau khi thỏa thuận kéo dài 5 năm giữa Nga và Ukraine hết hạn, đánh dấu sự kết thúc của một thỏa thuận kéo dài hàng thập kỷ.

EU tìm cách đa dạng hóa nguồn cung

Công ty Gazprom của Nga xác nhận rằng hoạt động xuất khẩu khí đốt qua Ukraine sang châu Âu đã dừng lại bắt đầu từ 8 giờ địa phương (5 giờ GMT) ngày 1.1, đánh dấu sự kết thúc một thỏa thuận cung cấp khí đốt kéo dài hàng thập kỷ. Moscow đã vận chuyển khí đốt tới châu Âu thông qua Ukraine kể từ năm 1991.

c7f6f777-d1cf-40c3-9114-a0a642f1e8d0.jpg
Một đường ống khí đốt của Ukraine qua ngôi làng Sudzha của Nga. Ảnh: Reuters

Quyết định trên được đưa ra sau khi Ukraine quyết định không gia hạn thỏa thuận cung cấp khí đốt giữa Nga và EU thông qua Ukraine bắt đầu từ ngày 1.1. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine German Galushchenko gọi việc đất nước ông ngừng trung chuyển khí đốt Nga là "sự kiện lịch sử", và cho biết "Nga đang mất thị trường và sẽ phải chịu tổn thất về tài chính".

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước đã nói rằng việc Ukraine từ chối gia hạn thỏa thuận chỉ gây tổn hại cho châu Âu, trong khi Nga và gã khổng lồ năng lượng quốc doanh Gazprom của nước này vẫn sẽ ổn.

Ủy ban châu Âu cho biết, EU đã chuẩn bị cho sự thay đổi này và hầu hết các quốc gia có thể ứng phó. EU đã tìm thấy nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thay thế từ Qatar và Hoa Kỳ, cũng như khí đốt qua đường ống từ Na Uy. Vào tháng 12, Ủy ban châu Âu đã vạch ra kế hoạch thay thế hoàn toàn khí đốt vận chuyển qua Ukraine.

EU đã giảm đáng kể lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga kể từ khi nổ ra cuộc chiến Ukraine vào năm 2022, nhưng một số quốc gia thành viên phía đông vẫn phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung cấp này. Theo EU, khí đốt của Nga chiếm chưa đến 10% lượng khí đốt nhập khẩu của EU vào năm 2023. Con số đó là 40% vào năm 2021. Nhưng một số thành viên EU, bao gồm Slovakia và Áo, vẫn tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn khí đốt từ Nga.

Tác động tiềm tàng

Mặc dù tác động tức thời không đáng kể, nhưng tác động mang tính chiến lược và biểu tượng đối với toàn bộ châu Âu là rất lớn. Cơ quan quản lý năng lượng của Áo cho biết họ không dự báo bất kỳ sự gián đoạn nào vì họ đã đa dạng hóa các nguồn cung cấp và tích trữ dự trữ. Nhưng việc chấm dứt thỏa thuận trung chuyển đã gây ra căng thẳng nghiêm trọng với Slovakia, quốc gia hiện là điểm nhập khẩu khí đốt chính của Nga vào EU và được hưởng phí trung chuyển từ việc vận chuyển khí đốt đến Áo, Hungary và Italy.

Slovakia cho biết họ sẽ trả nhiều tiền hơn cho các tuyến đường thay thế. Cơ quan quản lý năng lượng của nước này đã công bố vào đầu tháng 12 rằng giá khí đốt cho người tiêu dùng sẽ tăng vào năm 2025.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết việc chấm dứt thỏa thuận sẽ gây ra hậu quả "nghiêm trọng" đối với các nước EU, chứ không phải đối với Nga, Reuters đưa tin.

Moldova, một quốc gia không thuộc EU, đang phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng khi thỏa thuận quá cảnh khí đốt kết thúc. Nước này sản xuất phần lớn điện năng tại một nhà máy điện sử dụng khí đốt của Nga. Đặc biệt trong ngày đầu năm mới, người dân ở Transnistria của Moldova, nơi cũng nhận khí đốt Nga qua hệ thống đường ống của Ukraine, đã ngay lập tức phải chật vật trong giá rét khi các dịch vụ sưởi ấm và cung cấp nước nóng bị đình chỉ.

Trước đó, Bộ trưởng Năng lượng Moldova, Constantin Borosan, cho biết chính phủ của ông đã thực hiện các bước để đảm bảo nguồn cung cấp điện ổn định, nhưng kêu gọi người dân tiết kiệm năng lượng. Moldova cũng ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng kéo dài 60 ngày đã được áp dụng từ giữa tháng 12.2024.

Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans: Điều gì khiến một người lính mẫu mực trở thành kẻ cực đoan?

Cơ quan điều tra liên bang Mỹ cho biết, nghi phạm tiến hành vụ tấn công vào ngày đầu năm mới ở khu phố Pháp, New Orleans khiến 15 người thiệt mạng được xác định là một cựu quân nhân nhưng có những biểu hiện cho thấy liên quan đến tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Vụ tấn công đã khiến bạn bè và gia đình Jabbar choáng váng và bối rối. Họ không thể tưởng tượng được, làm sao mà một người lính được coi là tốt bụng và khiêm tốn (như một số người đã bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn và bài đăng trên mạng xã hội), lại có thể thực hiện một hành động khủng bố tàn bạo như vậy?

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?
Quốc tế

Chính sách Hàn Quốc 2025 sẽ có những thay đổi gì?

Chính phủ Hàn Quốc gần đây đã công bố ấn phẩm mới nhất của hướng dẫn hai năm một lần về các chính sách mới của chính phủ, nêu chi tiết 313 thay đổi trên 39 cơ quan của chính phủ đang được ban hành trong năm mới. Những thay đổi bao gồm các chính sách giải quyết tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của đất nước, lần đầu tiên tăng mức lương tối thiểu theo giờ lên trên 10.000 won (6,80 đô la) và thiết lập các tính năng bắt buộc để bảo vệ trẻ em trên Instagram.

Kỳ vọng tạo bước đột phá
Quốc tế

Kỳ vọng tạo bước đột phá

Ba Lan chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.