Cúm gia cầm đang trên bờ vực trở thành vấn đề nghiêm trọng năm 2025

Các chuyên gia nhận định, kể từ khi Covid-19 bùng phát và lây lan nhanh chóng, khiến hàng triệu người mắc bệnh đã khiến mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Mối nguy hiểm từ cúm gia cầm

Ba bệnh truyền nhiễm khác đã và đang khiến các quan chức y tế công cộng lo ngại nhất là sốt rét, HIV và bệnh lao. Mỗi năm có tổng cộng 2 triệu người trên toàn cầu tử vong vì 3 căn bệnh này. Cùng với đó là những tác nhân cần được theo dõi, đặc biệt là những tác nhân đã kháng các loại thuốc thường dùng để điều trị 3 bệnh này.

Ngoài ra, các nhà khoa học cũng liên tục nghiên cứu để tìm ra vấn đề tiềm ẩn tiếp theo. Được biết, hiện có một loại virus cúm đang gây ra mối lo ngại lớn và đang trên bờ vực trở thành vấn đề nghiêm trọng vào năm 2025 của toàn thế giới. Đó là chủng cúm A phân tuýp H5N1, được gọi là cúm gia cầm. Loại virus này lây lan rộng ở cả chim hoang dã và chim nuôi, chẳng hạn như gia cầm. Gần đây, cúm A H5N1 đã lây nhiễm cho bò sữa ở một số tiểu bang của Mỹ và được tìm thấy cả ở trên ngựa ở Mông Cổ.

img-2588.jpg
Ảnh: Getty Images

Khi số ca cúm bắt đầu tăng ở động vật như chim, làm dấy lên lo ngại rằng chủng cúm này có thể lây sang người. Và điều này đã trở thành sự thật khi cúm gia cầm lây nhiễm cho 61 người bệnh ở Mỹ trong năm 2024, chủ yếu là công nhân trang trại tiếp xúc với gia súc bị nhiễm bệnh và những người uống sữa thô.

So với chỉ hai trường hợp ghi nhận ở Châu Mỹ trong hai năm trước, đây là một sự gia tăng lớn. Kết hợp với tỷ lệ tử vong 30% do nhiễm trùng ở người, cúm gia cầm đang nhanh chóng nằm trong top các vấn đề cần được ưu tiên quan tâm của các quan chức y tế công cộng.

May mắn cúm gia cầm H5N1 dường như không lây truyền từ người sang người, điều này làm giảm đáng kể khả năng gây ra đại dịch ở người. Để lây nhiễm, virus cúm phải bám vào các cấu trúc phân tử được gọi là thụ thể sialic ở bên ngoài tế bào để xâm nhập vào bên trong và bắt đầu nhân lên.

Đối với virus cúm gia cầm, virus thích nghi cao với các thụ thể sialic ở chim, nhưng lại có một số liên kết không phù hợp khi bám dính với thụ thể của con người. Vì vậy, ở dạng hiện tại, H5N1 không thể dễ dàng lây lan ở người. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ cần một đột biến trong bộ gen cúm cũng có thể khiến H5N1 dễ lây lan từ người sang người, từ đó có thể gây ra một đại dịch.

Hành động cấp thiết

Các chuyên gia cảnh báo, nếu chủng cúm gia cầm này biến đổi và có thể bắt đầu lây truyền giữa người với người, do đó các chính phủ các nước cần phải hành động nhanh chóng để kiểm soát sự lây lan.

Hiện nhiều trung tâm kiểm soát dịch bệnh trên toàn thế giới đã lập kế hoạch chuẩn bị ứng phó với đại dịch cúm gia cầm và các bệnh khác đang có nguy cơ xảy ra. Chẳng hạn, Vương quốc Anh đã mua 5 triệu liều vaccine H5 có thể bảo vệ chống lại cúm gia cầm, để sẵn sàng chuẩn bị đối phó khi nguy cơ xuất hiện vào năm 2025.

Nhìn chung, ngay cả khi loại virus này không có khả năng lây lan từ người sang người, cúm gia cầm vẫn có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe động vật nhiều hơn vào năm 2025. Điều này không chỉ gây ra những tác động lớn đến động vật mà còn có khả năng làm gián đoạn nguồn cung cấp thực phẩm và gây ra những tác động kinh tế.
Các chuyên gia y tế cho rằng: "Bài học từ đại dịch Covid-19 khiến cho thế giới cần nâng cao cảnh giác; bằng cách hiểu biết và ngăn ngừa bệnh tật trong môi trường và động vật xung quanh, chúng ta có thể chuẩn bị và đối phó tốt hơn đối với những căn bệnh có thể lây nhiễm cho người, bảo vệ động vật và sức khỏe môi trường".

Ý kiến bạn đọc

Quốc tế

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

Sự phối hợp giữa hai cơ quan lập pháp góp phần hiện thực hóa Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai

Trong cuộc gặp với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn hôm 14.4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định sự phối hợp giữa cơ quan lập pháp hai nước sẽ giúp cụ thể hóa những nội dung mà hai bên đã nhất trí trong thúc đẩy Cộng đồng Trung Quốc – Việt Nam chia sẻ tương lai; cùng đưa hai nước tiến vào kỷ nguyên mới, hãng thông tấn Tân Hoa Xã đưa tin.

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc
Thế giới 24h

Báo Trung Quốc: Chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong năm 2025 cho thấy sự coi trọng đặc biệt của Trung Quốc

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), Chủ tịch nước Trung Quốc hôm 14.4 đã kêu gọi có những biện pháp để làm sâu sắc hơn quá trình xây dựng cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai. Ông Tập Cận Bình đưa ra phát biểu này tại cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) Tô Lâm trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Việt Nam. Hãng tin Tân Hoa Xã, tờ The Global và nhiều tờ báo chính thống của Trung Quốc đưa tin.

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu
Quốc tế

Trung Quốc trong hệ sinh thái số toàn cầu

Sáng kiến ​​Con đường tơ lụa kỹ thuật số nhằm mục đích phát triển một hệ sinh thái kỹ thuật số toàn cầu với Trung Quốc là trung tâm, tập trung vào thương mại điện tử, tài chính, số hóa công nghiệp, điện toán lượng tử và AI. Các mô hình nguồn mở giá rẻ như DeepSeek đang thúc đẩy nhận thức rằng công nghệ tiên tiến sẽ không chỉ dành riêng cho các nước phát triển. Sự chuyển dịch sang mạng lưới kỹ thuật số giá rẻ của Trung Quốc có thể định hình lại tương lai kỹ thuật số của các nền kinh tế đang phát triển và ảnh hưởng đến chính sách công nghệ trên toàn thế giới.

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam
Thế giới 24h

Truyền thống, trà đạo và tương lai: Những câu chuyện đặc sắc của Chủ tịch Tập Cận Bình với Việt Nam

Khi Tổng Bí thư Tô Lâm thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái, nơi ông đặt chân đến đầu tiên không phải Bắc Kinh mà là thành phố Quảng Châu phía nam - một sự sắp xếp đặc biệt mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau này ca ngợi là "lựa chọn đầy ý nghĩa", đó là mở đầu bài viết trên tờ Tân Hoa Xã về những câu chuyện và kỷ niệm đặc sắc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Việt Nam, được đăng tải trước thềm chuyến thăm chính thức Việt Nam lần thứ 4 của ông.

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai
Thế giới 24h

The Global Times: Chủ tịch Tập Cận Bình muốn thúc đẩy tầm nhìn mới cho Cộng đồng Trung Quốc - Việt Nam chia sẻ tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực trên mọi mặt trận để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - Việt Nam, đóng góp nhiều hơn cho hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng ở khu vực và thế giới nói chung, tờ The Global Times, tờ báo chính thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bài viết sáng 14.4 đưa tin.

X-Road hệ thống cơ sở hạ tầng lưu trữ dữ liệu phi tập trung được coi là vũ khí bí mật của hệ thống chính phủ điện tử
Nghị viện thế giới

Các trụ cột về hạ tầng của hệ thống Chính phủ điện tử

Nhìn lại quá trình phát triển Chính phủ điện tử tại Estonia có thể thấy, quốc gia này đã sớm tập trung phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, trong đó đặc biệt chú trọng vào hạ tầng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, đồng bộ. Các hệ thống này là xương sống cơ bản để phát triển các dịch vụ số hiệu quả.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

e-Estonia và hành trình dẫn đầu thế giới về quản trị kỹ thuật số

Trong một kỷ nguyên mà các Chính phủ trên toàn thế giới đang vật lộn với những bất cập trong thủ tục hành chính và sự chuyển đổi số chậm chạp, Estonia nổi lên như một biểu tượng của sự đổi mới. Quốc gia Baltic với 1,3 triệu dân này đạt được một cột mốc phi thường khi trở thành quốc gia số hóa 100% các dịch vụ của Chính phủ, định nghĩa lại việc cung cấp dịch vụ công thông qua hệ sinh thái chính phủ điện tử e-Estonia tiên phong của mình. Thành tựu này đưa Estonia trở thành quốc gia dẫn đầu toàn cầu về quản trị kỹ thuật số và đặt ra chuẩn mực cho các quốc gia trên toàn thế giới.

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ
Quốc tế

Giải pháp tăng cường an ninh nội bộ

Ủy ban châu Âu (EC) vừa công bố chiến lược ProtectEU, một Kế hoạch An ninh Nội bộ châu Âu toàn diện được thiết kế để hỗ trợ các quốc gia thành viên và tăng cường năng lực của Liên minh châu Âu (EU) trong việc bảo đảm an toàn cho công dân của mình. Chiến lược này phác thảo tầm nhìn và kế hoạch làm việc cho tương lai, bao gồm khuôn khổ pháp lý mạnh mẽ, chia sẻ thông tin nâng cao và hợp tác chặt chẽ hơn; đồng thời tăng cường khả năng phục hồi trước các mối đe dọa hỗn hợp bằng cách bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng, củng cố an ninh mạng và chống lại các mối đe dọa trực tuyến.

Nguồn: ITN
Quốc tế

Tái cấu trúc tài chính - chìa khóa sống còn cho các trường đại học châu Âu

Trước áp lực chi phí ngày càng leo thang, các trường đại học châu Âu buộc phải hành động để nâng cao năng lực tài chính, thông qua việc đa dạng hóa nguồn thu, khắc phục tình trạng vận hành kém hiệu quả và xây dựng chiến lược rõ ràng trong các hoạt động cốt lõi, theo một báo cáo mới công bố của Hiệp hội Các trường đại học châu Âu (EUA).

Diễn biến tiếp theo trên chính trường Hàn Quốc
Quốc tế

Diễn biến tiếp theo trên chính trường Hàn Quốc

Phán quyết của Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol vào hôm 4.4 đã khép lại nhiều tháng bất ổn và tranh cãi pháp lý, liên quan đến việc ông Yoon bị luận tội vì ban bố thiết quân luật tại nước này. Điều này khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi về diễn biến tiếp theo trên chính trường Hàn Quốc; việc tổ chức bầu cử sớm sẽ ra sao; ai sẽ lên nắm quyền và những khó khăn mà tân tổng thống sẽ phải đối mặt là gì?

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP
Việt Nam và các nước

Văn phòng Quốc hội Việt Nam tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của ASGP

Được tổ chức song song với Đại hội đồng lần thứ 150 Liên minh Nghị viện Thế giới tại Tashkent, Uzbekistan từ 6-9.4, Hội nghị các Tổng Thư ký nghị viện thế giới (ASGP) đã diễn ra thành công tốt đẹp với sự tham dự của đông đảo các Tổng Thư ký, Phó Tổng Thư ký nghị viện và đại diện các tổ chức quốc tế.

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo
Thế giới 24h

EU công bố Chương trình hành động AI: Tăng cường năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

Hôm 9.4, Ủy ban Châu Âu đã công bố Kế hoạch hành động của lục địa về trí tuệ nhân tạo để để chuyển đổi các ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của EU và nhóm nhân tài đặc biệt của châu Âu thành động lực mạnh mẽ cho sự đổi mới và tăng tốc phát triển AI, triển khai các giải pháp AI có lợi cho xã hội và nền kinh tế. Điều này nhằm định vị Liên minh châu Âu như lãnh đạo toàn cầu về lĩnh vực công nghệ này.