ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai thảo luận tổ:

Rà soát, đánh giá kỹ một số nội dung, chính sách mới

Thảo luận tại tổ chiều nay 9.11 về dự án Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), ĐBQH tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai bày tỏ nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật này. Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ một số nội dung, chính sách mới được quy định tại dự thảo nhằm bảo đảm tính khả thi.

“Người dân có quyền biết cặn kẽ vì sao họ thua kiện”

Việc sửa đổi Luật Tổ chức Toà án nhân dân (TAND) liên quan đến nhiều quy định của các luật khác nhau. 

Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai thảo luận tổ -0
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang phát biểu. Ảnh: T. Tâm

Theo đó, mở đầu phiên thảo luận tổ, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình, ĐBQH tỉnh Bắc Giang đã làm rõ thêm về nhiệm vụ: “giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử”. Theo Chánh án, giải thích pháp luật và giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử là hai vấn đề khác nhau. Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử là việc chúng ta làm từ xưa tới giờ. Thậm chí điều tra viên, kiểm sát viên ý kiến khác nhau, tòa án tuyên bản án căn cứ vào điều luật nào, thì bản án phải giải thích vì sao áp dụng điều này mà không phải áp dụng điều kia. Người dân có quyền biết cặn kẽ vì sao họ thua, hoặc vì sao bị cáo phải đi tù 5 năm mà không phải 10 năm. Giải thích của tòa chỉ trong xét xử và phù hợp với tình huống pháp lý cụ thể của vụ án. Quy định rõ điều này không phải là tăng quyền mà là tăng trách nhiệm của thẩm phán. Nhiệm vụ này không thay thế được “giải thích pháp luật” của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cũng không thay thế được Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao. Nếu cắt đi mấy từ thì sẽ gây nhầm lẫn với trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chánh án nói. 

Liên quan đến vấn đề thu thập chứng cứ, đại biểu cho rằng: để bảo đảm công tâm, khách quan, không có nước nào trên thế giới giao cho tòa án thu thập chứng cứ. Do vậy, dự thảo Luật chỉ quy định với người yếu thế, tòa án hỗ trợ cho việc thu thập chứng cứ.

Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai thảo luận tổ -0
Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ chiều 9.11. Ảnh T. Tâm

Lý giải về việc bỏ quy định tòa án khởi tố tại tòa, Chánh án cho rằng: Chúng ta lựa chọn mô hình tố tụng suy đoán vô tội, nếu chứng cứ không đủ chứng minh thì tòa trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung 1 lần, sau đó nếu vẫn không chứng minh được thì tuyên vô tội.

Đối với những băn khoăn về quy định tổ chức toà án theo thẩm quyền xét xử, Chánh án khẳng định: “Tổ chức theo thẩm quyền xét xử phản ánh đúng bản chất tố tụng, phù hợp với thẩm quyền, bảo đảm tính độc lập và phù hợp với tổ chức tòa án quốc tế. Nguyên tắc tòa án là cơ quan xét xử của Nhà nước, thực hiện quyền tài phán quốc gia chứ không phải quyền tài phán của tỉnh, huyện”.

Khẳng định việc tổ chức lại hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử (thay vì theo cấp hành chính) không có gì ảnh hưởng; các đạo luật khác cũng không có gì phải sửa đổi, đại biểu Nguyễn Hòa Bình cho biết, trong điều khoản thi hành, dự thảo Luật đã quy định từ nay trở đi, tòa án huyện được hiểu là tòa án sơ thẩm, tòa án tỉnh được hiểu là tòa án phúc thẩm.

Trả lời câu hỏi vì sao tòa phúc thẩm cũng vẫn xử các vụ sơ thẩm, Chánh án cho rằng, với một số chủ thể đặc biệt như Tổng thống, Thủ tướng, nghị sĩ… nhiều nước giao cho tòa tối cao xử. Nói cách khác, khi luật giao thì tòa phúc thẩm vẫn có thể xử sơ thẩm. Trong tương lai, khi năng lực của tòa án sơ thẩm (cấp huyện) tốt lên thì có thể giao cho tòa này xử các vụ án có mức án cao trên 15 năm tù, chung thân, tử hình… Đó là đích hướng đến, chúng ta không hài lòng năng lực toà án cấp sơ thẩm chỉ xét xử vụ án có mức án dưới 15 năm như quy định hiện hành.

Theo đại biểu, dự thảo luật được xây dựng trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế rất nhiều, tổng kết thực tiễn, tháo gỡ các khó khăn trong thực tiễn. “Mong muốn của chúng tôi là nâng tầm nền tư pháp nước nhà ngang tầm với trình độ quốc tế. Không có thì chúng ta cứ "bó tay" nhau, trong ngành muốn đổi mới nhưng lại bị kiềm chế.

Xem xét việc quy định thu thập chứng cứ của Tòa án 

Để bảo đảm tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, các đại biểu đề nghị TAND tối cao tiếp tục rà soát các luật có liên quan, nhất là các luật trong lĩnh vực tư pháp, như: các luật tố tụng, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự,… và đề xuất sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai thảo luận tổ -0
ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh T. Tâm

Theo ĐBQH Trần Văn Tuấn (Bắc Giang), việc điều chỉnh quyền hạn và thu thập chứng cứ của tòa án là phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm tính khách quan trong công tác xét xử. Song, cần sửa đổi bổ sung các luật liên quan trong việc cung cấp tài liệu chứng cứ của các đương sự.

Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai thảo luận tổ -0
ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) phát biểu. Ảnh:  T. Tâm

Tuy nhiên, ở góc độ thực tiễn địa phương, ĐBQH Phan Huỳnh Sơn (An Giang) và ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) cho rằng: Hiện nay, trình độ dân trí, ý thức pháp luật của nhiều người dân chưa cao nên người dân không có đủ trình độ, năng lực thu thập chứng cứ cho tòa án. Nếu tòa án không tham gia thu thập chứng cứ sẽ không xác định được đúng người đúng tội nhất là liên quan đến các lĩnh vực dân sự, hành chính, lao động,… Đại biểu đề nghị, Ban soạn thảo cần nghiên cứu cân nhắc một số loại án cụ thể cần có sự can thiệp của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ mới bảo đảm công tâm, khách quan.

ĐBQH Lê Hoàng Anh (Gia Lai) cũng cho rằng, hiện nay chức danh chuyên môn cho thẩm phán đang có sự thiệt thòi, đề nghị cần căn cứ theo Nghị quyết số 27 về xây dựng thang bảng lương và vị trí việc làm, bảo đảm công tác bố trí cán bộ, luân chuyển cán bộ. Về “giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử”, cơ quan soạn thảo cần phải nghiên cứu thêm để phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, An Giang, Gia Lai thảo luận tổ -0
ĐBQH Đỗ Thị Việt Hà (Bắc Giang) phát biểu. Ảnh T. Tâm

Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ
Thời sự Quốc hội

Có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ

Tại cuộc làm việc với Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Sở Nội vụ Hải Phòng kiến nghị cần có cơ chế cung cấp cơ sở dữ liệu, giới thiệu sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ để thành phố triển khai thực hiện chính sách tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo
Thời sự Quốc hội

Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng đề nghị mở rộng đối tượng, danh mục ngành nghề hỗ trợ đào tạo

Sáng 11.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Trường Giang, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh
Thời sự Quốc hội

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh

Sáng 11.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Tây Ninh, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp; khảo sát tình hình phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự
Thời sự Quốc hội

Thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự

Sáng 11.4, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp họp thẩm tra sơ bộ dự thảo Nghị quyết thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương hoặc bảo vệ lợi ích công.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh
Chính trị

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, Tây Ninh

Chiều 10.4, tại Tây Ninh, Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại do Phó Chủ nhiệm Ủy ban, Trung tướng Nguyễn Hải Hưng làm Trưởng đoàn đã làm việc với làm việc với Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, phục vụ thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tình trạng khẩn cấp.

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường họp thẩm tra sơ bộ về tình hình thực hiện 3 dự án hồ chứa nước. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Đề xuất các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho ba dự án hồ chứa nước

Như Báo Đại biểu Nhân dân đã đưa tin, sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiến hành phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Tạ Đình Thi chủ trì phiên họp. Ảnh: Thanh Hải
Chính trị

Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thẩm tra sơ bộ tình hình thực hiện ba dự án hồ chứa nước

Sáng 10.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức phiên họp thẩm tra sơ bộ các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện Nghị quyết số 93/2019/QH14 của Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận và việc thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 của Quốc hội về điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết số 93/2019/QH14; việc thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về việc chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Hồ chứa nước sông Than, tỉnh Ninh Thuận và dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành 4 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm: Nghị quyết số 1579/NQ-UBTVQH15 phê chuẩn Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 1584/NQ-UBTVQH15 về việc thành lập Ban Soạn thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nội quy kỳ họp Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội; Nghị quyết số 73/2025/UBTVQH15 kết thúc hoạt động của Ban Thư ký, Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 75/2025/UBTVQH15 điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (Chương trình lập pháp) năm 2025.

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà phát biểu
Thời sự Quốc hội

Giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc

Chiều 9.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà và Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Quốc hội Đặng Xuân Phương đã chủ trì Hội nghị sinh hoạt chuyên đề tháng 4.2025 và họp giao ban giữa lãnh đạo Đảng ủy Quốc hội với các cơ quan tham mưu, giúp việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vàThủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tăng cường quan hệ nghị viện, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Tây Ban Nha trên các lĩnh vực

Bày tỏ hài lòng về mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Quốc hội Việt Nam và Nghị viện Tây Ban Nha, tại hội kiến với Thủ tướng Tây Ban Nha, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhất trí hai bên triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, tăng cường trao đổi đoàn các cấp, giữa các Ủy ban thuộc Quốc hội hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết, củng cố tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. 

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa phát biểu
Chính trị

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa

Chiều 9.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với UBND tỉnh Khánh Hòa về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.