Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Chiều 27.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ chủ trì cuộc làm việc.

img-1839.jpg
Quang cảnh buổi làm việc

Báo cáo với Đoàn giám sát, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, TS. Lê Trường Sơn cho biết, nhà trường luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền văn bản pháp luật đến viên chức, người lao động và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan, nhà trường còn gặp một số khó khăn và vướng mắc về công tác tuyển sinh và việc mở ngành mới.

Hiện nay, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đào tạo đủ các chuyên ngành luật từ bậc đại học đến cao học và tiến sĩ. Trong giai đoạn từ năm 2021 – 2024, nhà trường đều tuyển đủ chỉ tiêu đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chất lượng đầu vào ngày càng nâng cao, điểm trúng tuyển vào trường luôn duy trì ở mức khá so với các trường đại học lớn trong toàn quốc. Trong 5 năm (2020 – 2024), nhà trường đã tuyển được 18.081 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.

img-1813.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ phát biểu

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh xác định công tác quản lý chất lượng là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển, nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ giáo dục. Nhà trường đã triển khai và áp dụng nhiều phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến, phù hợp với các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như tiêu chuẩn quốc tế.

TS. Lê Trường Sơn cũng cho biết, nhà trường đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện chính sách tạo nguồn và thu hút giảng viên trình độ cao. Trong năm 2024, trường đã tuyển dụng thành công 3 sinh viên xuất sắc, 22 tiến sĩ, 3 phó giáo sư và 2 giáo sư từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước. Đặc biệt, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã thu hút được nhiều giảng viên trẻ được đào tạo từ các đại học uy tín ở ngoài nước.

img-1846.jpg
Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, TS Lê Trường Sơn phát biểu

Bên cạnh đó, nhà trường chú trọng việc "tự tạo nguồn" thông qua đào tạo trình độ tiến sĩ cho các giảng viên ngay tại trường hoặc các cơ sở đào tạo khác trong và ngoài nước. Hiện đã có hàng chục giảng viên đang theo học các chương trình đào tạo tiến sĩ. Đây là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và kế thừa của đội ngũ giảng viên trình độ cao của nhà trường.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh kiến nghị nghiên cứu ban hành cơ chế tài chính đặc thù cho hai trường Luật trọng điểm (Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) để bảo đảm việc phát triển cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, có chính sách miễn hoặc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học tại các trường đại học công lập, đặc biệt là các trường tự chủ tài chính.

img-1856.jpg

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh cũng kiến nghị về sửa đổi Luật Luật sư theo hướng cho phép viên chức giảng dạy được hành nghề luật sư; nghiên cứu, sửa đổi Luật Giáo dục đại học theo hướng mở rộng tự chủ hơn về tài chính, tổ chức bộ máy và học thuật trong các cơ sở giáo dục đại học công lập; sớm xây dựng và ban hành Luật Nhà giáo để tạo khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ cho đội ngũ giảng viên, giáo viên ở tất cả các cấp học.

Đoàn giám sát đánh giá cao những kết quả mà Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đạt được, đặc biệt trong việc hội nhập quốc tế; mong muốn nhà trường tiếp tục phát huy thế mạnh, tập trung đầu tư cho các ngành đào tạo trọng điểm đáp ứng nhu cầu nhân lực trong tình hình mới.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ nhấn mạnh, mục tiêu của Đoàn giám sát là đánh giá toàn diện việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Các kiến nghị của nhà trường sẽ được Đoàn tổng hợp, nghiên cứu để hoàn thiện các khung pháp lý hiện nay, cũng như điều chỉnh, sửa đổi các quy định liên quan đến phát triển nguồn nhân lực.

Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Chiều 24.4, tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Vientiane, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì trọng thể lễ đón chính thức Chủ tịch nước Lương Cường theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Ngay sau lễ đón, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường tới Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào

15h ngày 24.4, chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Wattay, Thủ đô Vientiane, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm cấp Nhà nước đến Lào

Chiều 24.4, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Hà Nội đi thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong hai ngày 24 - 25.4 theo lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith.

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác

Lưu ý thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền tặng hoa chúc mừng Chi ủy Ban Công tác Hội đồng nhân dân và Phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027
Chính trị

Đại hội Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú nhiệm kỳ 2025 - 2027

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội, 35 Ngô Quyền, Hà Nội, Chi bộ Ban Công tác Hội đồng nhân dân và phóng viên thường trú đã tiến hành Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027. Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Đại biểu Nhân dân Phạm Thị Thanh Huyền dự và chỉ đạo Đại hội.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn giáo

Sáng 24.4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương (Hội đồng) tổ chức Lễ phát động phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng chủ trì buổi lễ và chính thức phát động phong trào.