Quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề phải an toàn

GS.TS-NGND Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam

Quy hoạch làng nghề có hai dạng là quy hoạch tập trung và quy hoạch phân tán. Quy hoạch phân tán, nghĩa là trong ngay trong làng thì các công nghệ hay công đoạn nào đó hay bộ phận nào trong làng cùng sản xuất cùng loại để có thể tập trung lại và họ có thể có chung một hệ thống xử lý nước thải, chung một hệ thống thu gom nước thải hay là có nhiều hệ thống xử lý.

Quy hoạch phân tán, tức là trong làng nghề nhưng chỗ nào gây ô nhiễm và được kiểm soát một cách chặt chẽ. Còn những bộ phận vẫn có thể tận dụng lao động lúc nông nhàn, người già hoặc là trẻ em thì lại vẫn có thể được sản xuất cùng trong khu vực gia đình.

Cách làm này đã được áp dụng ở một vài làng nghề cho thấy hiệu quả. Nhưng được thực hiện đối với những loại hình làm sản xuất có thể phân chia được, có thể kiểm soát theo đặc thù riêng của từng đoạn về mức độ ô nhiễm.

Trong khi đó, đối với quy hoạch tập trung, chúng ta sẽ bố trí đưa các cơ sở sản xuất trong làng ra một khu vực ở bên ngoài, nhưng khu vực này phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu về hạ tầng kỹ thuật, phải có hệ thống thu gom nước thải, phải có hệ thống thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải có phải có điều kiện tạo ra sự phối hợp trong vấn đề xử lý khí thải...

Để xử lý vấn đề này cũng gặp khó khăn, bởi có những loại hình, có những công đoạn sản xuất tận dụng lao động nông nhàn thì để người ta để trong nhà, trong làng. Chỉ có những công đoạn nào có tiềm năng gây ô nhiễm, ví dụ quá trình sấy, quá trình nung, quá trình ép quá trình nấu chảy mà gây ô nhiễm về mới đưa ra ngoài.

Yêu cầu về cụm công nghiệp, hiện nay chúng ta cũng đang gặp khó khăn. Thứ nhất, nhiều địa phương không có đất, có nhiều địa phương thì không có điều kiện kinh tế. Ví dụ ai sẽ chịu trách nhiệm xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng cơ sở của các công trình xử lý để cho các hộ dân đưa các bộ phận ô nhiễm của mình ra ngoài, và ai sẽ là người quản lý cụm công nghiệp này trên cơ sở có khả năng đầu tư các công trình xử lý chung cho cả các hộ.

Thực tế cho thấy, có những địa phương đã thành lập cụm công nghiệp, làng nghề nhưng bỗng dưng trở thành cụm giãn dân hoặc là đã thành lập cụm công nghiệp làng nghề nhưng người dân không ra. Bởi vì ra khu vực đó cũng không có hệ thống xử lý nào hỗ trợ mà người dân phải tự xây dựng thì tốn kém kinh phí.

Tôi cho rằng, biện pháp mà quản lý về mặt quy hoạch thì phải tùy theo từng đặc điểm, địa phương, đặc thù của loại hình sản xuất, của công nghệ mà chúng ta quy hoạch tập trung hay quy hoạch phân tán. Quy hoạch tập trung này phải được sự ủng hộ của chính quyền địa phương, phải có điều kiện về kinh tế, phải có điều kiện về công nghệ để đảm bảo cụm công nghiệp làng nghề thực sự là một cụm công nghiệp an toàn chứ không phải là chuyển thành vùng ô nhiễm mới.

Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải
Môi trường

Kinh nghiệm công nghệ cho Việt Nam trong xử lý rác thải

Tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường" do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức vào sáng 18.9, Viện trưởng Viện Công nghệ VinIT GS.TSKH Nguyễn Quốc Sỹ đã chỉ ra 5 nhóm công nghệ chủ chốt thế giới đang dùng để xử lý chất thải rắn, cùng các bài học kinh nghiệm về vấn đề xử lý rác trên thế giới. 

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Biến rác thải thành nguồn lực thúc đẩy kinh tế tuần hoàn

Luật Bảo vệ môi trường đổi mới phương thức quản lý chất thải rắn, coi chất thải là tài nguyên sau khi được phân loại để góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Vì vậy, việc đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ khu vực tư nhân, nước ngoài vào hoạt động thu gom, phân loại chất thải, tái chế, tái sử dụng chất thải, xử lý chất thải là cần thiết, biến rác thải thành nguồn lực cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội.

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải
Môi trường

Khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải

Trong bối cảnh phát triển kinh tế tuần hoàn nhằm góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 và mục tiêu phát thải ròng bằng “0” cho đến năm 2050, Nhà nước cần có cơ chế ưu đãi, khuyến khích, tạo động lực cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải.

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác
Xã hội

Xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác

Nhà nước không thể bao cấp hết trong khi ngân sách nhà nước có hạn, nền kinh tế chưa cho phép, do đó phải xã hội hóa ngành công nghiệp xử lý và tái chế rác. Ngoài ra, phải cân nhắc, lựa chọn công nghệ phù hợp với loại rác cần xử lý và công nghệ đó cần được cải tiến, phù hợp điều kiện của Việt Nam.

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%
Môi trường

Phát sinh khoảng 60.000 tấn rác thải nhưng chỉ tái chế được 15%

Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống Nguyễn Văn Toàn nhận định, hiện tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp tái chế là rất lớn. Tuy nhiên, trong khoảng 60.000 tấn rác thải phát sinh thì chúng ta chỉ có 15% được thu gom thái chế, sử dụng.

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp
Xã hội

Hiệu quả xử lý rác đang rất thấp

Tại tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9, ông Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom Việt Nam nhấn mạnh hiệu quả xử lý rác trên thực tế hiện đang rất thấp.

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường
Xã hội

Tăng cường quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường

Đây là nhấn mạnh của ông Nguyễn Hữu Tiến, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội Urenco tại Tọa đàm “Tăng cường kiểm soát nguồn thải, quản lý chất thải rắn để cải thiện môi trường”, do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 18.9.