UN Women và Chính phủ Nhật bản hỗ trợ phụ nữ bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn tại Cà Mau và Ninh Thuận

Ngày 5.11 tại Cà Mau, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam và UN Women hợp tác hỗ trợ 7,200 người dân, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương tại 2 tỉnh Cà Mau và Ninh Thuận bị ảnh hưởng bởi hạn hán và xâm nhập mặn.

Dự án “Nước là sự sống” do Chính phủ Nhật Bản tài trợ, Cơ quan Liên Hợp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) triển khai thực hiện với sự phối hợp của Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau và tỉnh Ninh Thuận trong một năm 2024-2025 .

Thông qua việc trao tặng thiết bị trữ nước, lọc nước và tưới nước tiết kiệm và các chương trình truyền thông, Dự án nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cơ hội sinh kế, nước sạch bền vững, phòng ngừa và phòng ngừa bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ hưởng lợi tại hai tỉnh nói trên.

z8h-2828.jpg
Toàn cảnh lễ trao thiết bị

Phát biểu tại lễ trao thiết bị, Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam bà Caroline Nyamayemombe cho biết, phụ nữ đảm nhận trách nhiệm chính trong việc lấy nước và chăm sóc gia đình, khiến họ trở thành những người đầu tiên và chịu tác động nặng nề nhất bởi tình trạng thiếu nước.

Dự án “Nước là Sự Sống” không chỉ giúp giảm bớt gánh nặng này bằng cách bảo đảm nguồn nước thiết yếu mà còn tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước các tác động của biến đổi khí hậu.

z8h-3095.jpg
Trưởng Đại diện UN Women tại Việt Nam bà Caroline Nyamayemombe phát biểu tại lễ trao thiết bị

Dự án không chỉ giúp phụ nữ bảo vệ sinh kế, sức khỏe và nâng cao khả năng tiếp cận nước sạch mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng bền vững và có khả năng chống chịu, thích nghi tốt trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Ngoài các phụ nữ và các hộ gia đình, Dự án cũng trao tặng thiết bị lọc nước, bình chứa nước cho các trường học và trạm y tế nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh cho trẻ em và người dân tại cộng đồng.

Với sự ưu tiên hỗ trợ từ Chính phủ Nhật Bản, ước tính khoảng 7.200 người dân, đặc biệt phụ nữ dễ bị tổn thương sẽ được hưởng lợi từ Dự án.

"Chúng tôi hy vọng rằng dự án này sẽ cải thiện khả năng tiếp cận nước sạch cho phụ nữ và trẻ em, góp phần phục hồi ngành nông nghiệp và các ngành khác trong tỉnh, đồng thời đảm bảo sinh kế cho những phụ nữ dễ bị tổn thương," ông Ito Naoki Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam, nhấn mạnh.

a-209797-2.jpg
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam ông Ito Naoki chia sẻ tại lễ phát động

Ngày 5.11, hơn 420 phụ nữ tại tỉnh Cà Mau được trao tặng bồn chứa nước sinh hoạt, góp phần giúp họ giảm thời gian thu gom nước, giảm nhẹ gánh nặng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe gia đình. Bên cạnh đó, 200 phụ nữ có nhu cầu cải thiện hệ thống tưới tiêu nông nghiệp sẽ nhận hỗ trợ kinh phí để mua thiết bị tưới tiết kiệm nước.

Tỉnh Cà Mau và tỉnh Ninh Thuận hiện đối mặt với nguy cơ hạn hán cao, xâm nhập mặn nghiêm trọng. Những đợt hạn hán kéo dài gây tổn thất nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, những người chịu trách nhiệm chính trong việc tìm kiếm và quản lý nguồn nước cho gia đình.

Ngoài ra, khi nguồn nước bị nhiễm mặn, chất lượng nước suy giảm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, làm tăng nguy cơ các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tiêu chảy và bệnh ngoài da. Điều này đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ và trẻ em, nhất là các nhóm dân tộc thiểu số.

a-209673-2.jpg
Thiết bị được trao đến tận tay người dân

Tại Cà Mau, vào năm 2020, xâm nhập mặn đã gây hại cho hơn 29,644 ha đất trồng trọt, làm giảm đáng kể sản lượng lúa và rau màu, gây thiệt hại ước tính khoảng 107 tỷ đồng. Tình trạng thiếu nước sinh hoạt tại đây ngày càng trầm trọng, với hơn 20,000 hộ gia đình phải mua nước với giá cao, ảnh hưởng đến khả năng chi tiêu cho nhu yếu phẩm khác.

Ninh Thuận là tỉnh có lượng mưa ít nhất cả nước, tình trạng hạn hán nghiêm trọng cũng đã dẫn đến việc bỏ hoang hơn 7,873 ha đất nông nghiệp trong năm 2019-2020. Sự khan hiếm nước ngọt khiến 72,000 người đứng trước nguy cơ thiếu ăn, và hơn 12,000 hộ gia đình với gần 50.000 người không có nước sinh hoạt. Với tình trạng nước mặt và nước ngầm cạn kiệt, khoảng 110.000 gia súc đã bị suy dinh dưỡng hoặc chết vì thiếu nước và thức ăn.

Môi trường

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.