Hiện thực hóa chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt vì dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng chính quyền địa phương mạnh mẽ và sáng suốt, liêm chính, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu cầu đặt ra phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước ở chính quyền địa phương, nhất là công tác cán bộ. Sớm nghiên cứu thể chế chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn, nhằm tăng cường trách nhiệm cán bộ và giám sát trực tiếp của Nhân dân, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Khẳng định ngay trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp

Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi đã lật đổ và xóa bỏ hoàn toàn chế độ chính trị thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay Nhân dân, đưa dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước. Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới quyền độc lập của Việt Nam, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. (Ảnh: Tư liệu)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2.9.1945 Ảnh: Tư liệu

Tiếp thu tinh hoa cách thức tổ chức nhà nước của các quốc gia trên thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh với tầm tư duy chiến lược, nhìn xa trông rộng đã chuẩn bị từ rất sớm mô hình nhà nước dân chủ ở nước ta sau khi giành độc lập. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927) Người viết: “... làm sao cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều... thế dân chúng mới được hạnh phúc”.

Tư tưởng “dân chúng số nhiều” và hạnh phúc được Người áp dụng ngay sau khi lập nước bằng nỗ lực tổ chức xây dựng chính quyền địa phương công bộc của dân với các nhân tố cốt lõi của nền hành chính mới: Xác lập thể chế; giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ; phòng, chống tha hóa quyền lực.Người chủ trương “Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân” và khẳng định chủ trương này ngay trong Lời nói đầu của bản Hiến pháp năm 1946.

Bảo vệ chính quyền Nhân dân

Cùng với khẩn trương xây dựng dự thảo Hiến pháp dân chủ và Tổng tuyển cử, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định xác lập ngay thể chế tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Người ký ban hành nhiều sắc lệnh nhằm xây dựng một nhà nước theo tinh thần dân chủ, tiến bộ, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp. Trong đó, có Sắc lệnh 63-SL ngày 22.11.1945 và Sắc lệnh 77-SL ngày 21.12.1945 về tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính ở các xã, huyện, tỉnh và kỳ, thành phố, thị. Đây là hai văn bản pháp lý đầu tiên trong lịch sử lập pháp nước ta về chính quyền địa phương để hiện thực hóa các giá trị của nền dân chủ vào đời sống chính trị xã hội ở cơ sở. Hai Sắc lệnh này cùng tác phẩm “Cách tổ chức các Ủy ban nhân dân” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (11.9.1945) là nền tảng thể chế chính quyền địa phương và là nguồn pháp luật có giá trị đặc biệt của quốc gia.

Sau khi hình thành nền công vụ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là phải lựa chọn cán bộ, giáo dục đạo đức công vụ và huấn luyện cho đội ngũ cán bộ, Người chỉ rõ: “...không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”, “Các Ủy ban nhân dân làng, phủ là hình thức Chính phủ địa phương phải chọn trong những người có công tâm, trung thành, sốt sắng với quyền lợi dân chúng, có năng lực làm việc, được đông đảo dân làng tín nhiệm. Không thể nhờ tiền tài hay một thế lực gì khác mà chui vào lọt các Ủy ban đó”. Phải chọn những người có chí khí trong đấu tranh, liên lạc mật thiết với dân chúng, hiểu dân chúng, luôn chú ý đến lợi ích của dân chúng; những người quyết đoán, gan góc, không sợ khó khăn gian khổ khi phụ trách công việc và luôn giữ đúng kỷ luật... như thế mới được dân tin, dân yêu. Người căn dặn phải biết tùy tài mà dùng người, thường xuyên bồi dưỡng lý luậncho cán bộ, “chỉ thực hành mà không có lý luận cũng như có một mắt sáng, một mắt mù”.

Người cũng đã nhìn thấy những căn bệnh mãn tính của các Nhà nước khác và cảnh báo sớm “những cái xấu xa, thối nát”, vấn nạn chạy chức, chạy quyền, “vác mặt làm "quan cách mạng", cậy thế, tư túng, tham ô, hủ hóa, gây bè tìm cánh và cho rằng: "Phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì" để phòng, chống tha hóa quyền lực, bảo vệ chính quyền nhân dân.

Tăng cường trách nhiệm cán bộ, giám sát trực tiếp của Nhân dân

79 năm hành trình lịch sử dân tộc, Nhân dân rất phấn khởi, tin tưởng trước những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội; về cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của đất nước và những kết quả tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống “giặc nội xâm”. Năm 2023, quy mô GDP của Việt Nam đạt khoảng 433,3 tỷ USD, xếp thứ 5 khu vực và thứ 34 thế giới (theo Tổ chức CEBR). Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS 2023) ở mức 82,7%, đứng đầu là các tỉnh Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hải Dương. Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Việt Nam xếp hạng 83/180 nước (theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế - TI).

Bước vào giai đoạn cách mạng mới, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng chính quyền địa phương mạnh mẽ và sáng suốt, liêm chính, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu cầu đặt ra phải tăng cường hơn nữa công tác giám sát, kiểm soát quyền lực Nhà nước ở chính quyền địa phương, nhất là công tác cán bộ.

Để có cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế Nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền lực nhà nước theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022của Đảng; trước hết, cần sớm tổ chức tổng kết khoa học về công tác cán bộ của chính quyền địa phương, có sự tham gia phản biện xã hội của người dân. Từ đó, nghiên cứu, hoàn thiện thể chế Nhân dân tham gia quá trình lựa chọn, đề bạt và đánh giá cán bộ; đổi mới cơ chế bầu cử; nghiên cứu việc bỏ phiếu bầu cử của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài... Tổ chức thực hiện thí điểm ở từng cấp chính quyền địa phương.

Khi bàn về công tác cán bộ chuẩn bị Đại hội XIV của Đảng, Cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: Công tác nhân sự phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán, bảo đảm thật sự công tâm, thật sự trong sáng, khách quan, đặc biệt phải "có con mắt tinh đời". Muốn có được “con mắt tinh đời” đó, phải dựa vào Nhân dân vì “Nhân dân biết cả đấy!”. Và thời gian chính là sự kiểm chứng lòng dân.

Thứ nữa, phải thường xuyên kiểm tra, giáo dục đội ngũ cán bộ chính quyền địa phương tuân thủ cách làm việc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách, tập hợp trí tuệ của tập thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Thời gian qua, bài học đắt giá việc hàng loạt cán bộ chủ chốt, đứng đầu chính quyền một số địa phương bị kỷ luật, bị truy tố trước pháp luật đều có điểm chung rất nguy hiểm, đó là coi thường nguyên tắc tập trung dân chủ - nguyên tắc sống còn của tổ chức Đảng, Nhà nước ta. Có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do cán bộ tha hóa phẩm chất; do công tác giám sát, thanh, kiểm tra chưa hiệu quả; hoặc do những nhóm lợi ích đã vô hiệu hóa thanh tra, kiểm tra, thủ tiêu đấu tranh dưới vỏ bọc “tập thể hình thức”, nhằm hợp thức hóa sự độc đoán, lộng quyền, biến quyền lực được Nhân dân trao cho thành quyền lực cá nhân để trục lợi; và do chưa có cơ chế để người dân giám sát hiệu quả quyền lực mình đã trao. Một số ít người than “tiếc” vì “mất cán bộ”(!), còn đa phần người dân thì ngược lại, họ cho là được chứ không mất, vì càng loại bỏ những “quan cách mạng” và “giặc nội xâm” thì chính quyền càng mạnh hơn, đó là sự thải loại hợp quy luật, không việc gì phải “tiếc”.

Cuối cùng, sớm nghiên cứu thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng mô hình quản trị chính quyền địa phương phù hợp với từng địa bàn, nhằm tăng cường trách nhiệm cán bộ và sự giám sát trực tiếp của Nhân dân, phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Đây là cách tiếp cận mới chủ động và tích cực, đòi hỏi sự sáng tạo và linh hoạt trong tư duy cũng như quyết tâm chính trị đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ Nhân dân, chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại, hiệu lực, hiệu quảtheo tinh thần Nghị quyết TW6 (Khóa XIII) của Đảng.

Quốc hội và Cử tri

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Xem xét kỹ lưỡng phương pháp tính giá điện dựa trên thu nhập, mức sống của người dân

Chiều 16.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Công ty Điện lực Hà Tĩnh Phạm Công Thành đồng chủ trì hội nghị.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai
Quốc hội và Cử tri

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc thực hiện pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai

Ngày 16.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại TP. Uông Bí và kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão tại Khu liên hợp thể thao Quảng Ninh.

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động
Quốc hội và Cử tri

Văn hóa liêm chính dẫn lối cho mọi hành động

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo khoa học "55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các cơ quan trung ương" ngày 29.8, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, xây dựng Đảng về đạo đức gắn với xây dựng văn hóa liêm chính, coi văn hóa liêm chính là nền tảng xây dựng ý thức và đạo đức của cán bộ, đảng viên; đồng thời xây dựng văn hóa liêm chính để “không muốn” tham nhũng, tiêu cực. Theo PGS.TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, đây là thông điệp mạnh mẽ, rằng văn hóa liêm chính không chỉ là khẩu hiệu, mà phải dẫn lối cho mọi hành động và quyết định.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương dự Phiên họp thứ 2 Ban soạn thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát Quốc hội và HĐND
Quốc hội và Cử tri

Công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin

Năm 2010 đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, những phiên giải trình tại phiên họp của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được tổ chức thực hiện. Vào thời điểm đó, phiên giải trình của Hội đồng Dân tộc về chính sách hỗ trợ di dân, thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số và phiên giải trình của Ủy ban Về các vấn đề xã hội (nay là Ủy ban Xã hội) về chuẩn nghèo và tình hình thực hiện các chính sách về giảm nghèo được thí điểm tổ chức đã mở ra một phương thức mới trong việc thực hiện chức năng giám sát của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông
Quốc hội và Cử tri

Sớm khắc phục tình trạng mất cân đối phát triển giữa các loại hình giao thông

Tại cuộc làm việc giữa Đoàn giám sát “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông từ năm 2009 đến hết năm 2023” với Chính phủ, các thành viên Đoàn giám sát chỉ ra thực tế mất cân đối phát triển giữa 5 loại hình giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không và đường hàng hải.

Quang cảnh phiên tòa xét xử một vụ án hành chính. Nguồn: lsvn.vn
Chính sách và cuộc sống

Xử nghiêm người không thi hành án hành chính

Các chế tài xử lý hành chính thế nào khi người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp với các cơ quan tư pháp? Có chế tài đối với người đứng đầu các cơ quan hành chính không phối hợp, thậm chí không cung cấp thông tin và khi thi hành án là không tự giác thi hành án. Việc đấy phải có chế tài xử lý cho nghiêm.

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn
Chính sách và cuộc sống

Cẩn trọng, chuyên nghiệp hơn

Phát huy truyền thống tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, những ngày này, người dân cả nước đang một lòng hướng về các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại bởi bão số 3. Nhiều hoạt động quyên góp, ủng hộ đã được triển khai và đã đến được nơi cần đến, góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh
Quốc hội và Cử tri

Đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh

Cho ý kiến về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 37 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có ý kiến đề nghị, Chính phủ cần tiếp tục đánh giá đầy đủ các tác động của thủ tục hành chính được quy định trong dự thảo Luật liên quan đến việc lập xác nhận phiếu kiểm soát mua bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; vấn đề tái xuất, tiêu hủy hóa chất cấm đã sản xuất hoặc nhập khẩu mà không sử dụng hết… nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tránh gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Quyết định di tản của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ (thứ 2 từ trái qua) đã bảo vệ an toàn tính mạng cho 115 người dân thôn Kho Vàng.
Chính sách và cuộc sống

Nghĩ từ quyết định táo bạo của Trưởng thôn Vàng Seo Chứ

115 người dân thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, Lào Cai không mất tích, không bị lũ cuốn trôi, họ đã được tìm thấy và vẫn an toàn ở nơi trú ẩn trên núi là tin mừng lớn trong những ngày nhiều tin xấu vừa qua; có kinh nghiệm với đồi núi, đặc biệt là dám nghĩ, dám làm, Trưởng thôn Kho Vàng, anh Vàng Seo Chứ (33 tuổi), đã đưa ra một quyết định táo bạo, cứu cả thôn khỏi nguy cơ bị vùi lấp do sạt lở.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh khảo sát tại huyện Vân Đồn và Cô Tô

Ngày 13.9, Đoàn công tác của Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Xuân Phương làm Trưởng đoàn đã khảo sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ môi trường tại huyện Vân Đồn và Cô Tô.

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm phòng ngừa vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở

Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, một số Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận định, một trong những nguyên nhân giúp chỉ tiêu về phòng, chống tội phạm đạt tỷ lệ cao là nhờ chủ trương đưa công an chính quy về cấp xã. Khi lực lượng này về với xã thì rất gần dân và công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật có tác dụng rất rõ. Nhờ vậy, đã bảo đảm thực hiện phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật ngay tại địa bàn, cơ sở.

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga
Quốc hội và Cử tri

Góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga

Chuyến thăm đã thành công hết sức tốt đẹp và hơn mong đợi. Với những kết quả cụ thể và toàn diện đạt được, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội BÙI VĂN CƯỜNG khẳng định, chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam - Liên bang Nga; triển khai, cụ thể hóa nội dung Thỏa thuận cấp cao giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Putin vào tháng 6.2024.

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật
Quốc hội và Cử tri

Thoáng ở "tầng" luật, thông ở "tầng" dưới luật

Rà soát dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp sáng qua, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng, có thể bỏ được khoảng 1/3 số điều. Lý do có thể bỏ được nhiều như thế không hẳn là do cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật này chuẩn bị chưa kỹ.

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga
Diễn đàn Quốc hội

Mở ra cơ hội phát triển mới trong quan hệ hai nước, hai Quốc hội Việt Nam - Liên bang Nga

Trong 3 ngày diễn ra chuyến thăm, phía Nga đã dành cho Chủ tịch Quốc hội ta và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam những nghi lễ đón tiếp ở mức cao, chu đáo, trọng thị và thân tình, thể hiện sự coi trọng, đánh giá rất cao mối quan hệ với Việt Nam. Khẳng định kết quả này trong trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại VŨ HẢI HÀ cho biết, với nội dung trao đổi phong phú, thiết thực trên nhiều lĩnh vực, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội cho sự phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, hai Quốc hội trong thời gian tới.

Hà Tĩnh: Tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp công nghệ số
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Hà Tĩnh: Tạo môi trường thuận lợi nhất để nuôi dưỡng, phát triển doanh nghiệp công nghệ số

Chiều 12.9, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý xây dựng dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia và Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đậu Tùng Lâm chủ trì hội nghị.

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai
Quốc hội và Cử tri

Ứng dụng chuyển đổi số vào đào tạo các ngành phục vụ tương lai

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục việc làm, quản lý lao động và Bảo hiểm xã hội (BHXH) từ năm 2020 - 2023 tại một số đơn vị trên địa bàn, Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai nhấn mạnh công tác đào tạo nghề là nội dung quan trọng. Vì vậy, ngành lao động, thương binh và xã hội cần ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào công tác đào tạo các ngành để chuẩn bị nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế trong tương lai, nhất là khi Cảng hàng không quốc tế Long Thành, các dự án đường cao tốc hoàn thành.

Mô hình Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Quốc hội và Cử tri

Giải ngân đầu tư công và đường dây 500kV mạch 3

Tính đến cuối tháng 8.2024, ước tính có 274.501 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 40,49% kế hoạch Thủ tướng giao. Kết quả này thấp hơn mức 42,35% của cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là 31/44 bộ, cơ quan trung ương và 28/63 địa phương giải ngân có tỷ lệ thấp hơn bình quân chung của cả nước; đặc biệt, có nơi chưa tiêu được đồng nào.