Luật Nhà ở (sửa đổi) có chất lượng tốt nhất trong 30 năm qua

Bài 2: Nguồn cung nhà ở sẽ sớm cải thiện

Với những quy định tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho cả nhà đầu tư lẫn người dân, nguồn cung nhà ở sẽ sớm cải thiện và tiến trình cải tạo chung cư cũ sẽ sôi động hơn sau khi Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Đây là cú hích để thị trường bất động sản phát triển bền vững và lành mạnh.

TS. Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia kinh tế: Luật đã giải quyết tới 98% khó khăn, vướng mắc

Những chính sách mới của Luật Nhà ở (sửa đổi) 2023 về nhà ở xã hội đã thể hiện sự quan tâm lớn của Quốc hội với đối tượng thu nhập thấp.

Chuyên gia Kinh tế TS. Lê Bá Chí Nhân
TS. Lê Bá Chí Nhân

Cụ thể, luật bỏ tiêu chí mua nhà ở xã hội phải có thường trú hoặc tạm trú trên một năm, như vậy người mua nhà có thể thở phào vì được tháo nút thắt cư trú. Hoặc, việc cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam làm chủ đầu tư nhà ở xã hội, nhà lưu trú cho công nhân là đúng và rất nhân văn, góp phần thúc đẩy an sinh xã hội, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động. Cũng vậy, việc chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại không phảidành 20% diện tích cho nhà ở xã hội sẽ bảo đảm khả năng tiếp cận cho người có thu nhập thấp và người lao động…

Có thể còn một vài điều cần xem xét thêm nhưng với xã hội và tình hình thị trường bất động sản hiện nay, Luật Nhà ở (sửa đổi) đã góp phần tháo gỡ đến 98% khó khăn. Đây là bước tiến để giúp người dân có nơi an sinh tốt. Tiếp theo, Chính phủ cần sớm ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành luật và các bộ, ngành liên quan ban hành các thông tư liên quan để các chính sách tích cực này nhanh chóng được thực thi, tránh độ trễ thời gian quá lớn.

PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế: Tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp và người dân

Luật Nhà ở (sửa đổi) rất tiến bộ, tạo thuận lợi cho cả doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân, hướng đến bảo đảm nơi ở, chỗ ở cho mỗi công dân như Hiến pháp đã quy định. Điều này cũng sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản.

Chuyên gia Kinh tế PGS.TS Đinh Trọng Thịnh
PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh

Ví dụ, Luật quy định các cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp khi cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Đặc biệt là doanh nghiệp được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong phạm vi dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, kể cả diện tích đất có tài sản công. Như vậy sẽ thu hút doanh nghiệp đầu tư các dự án cải tạo chung cư.

Với người dân, Luật không quy định “sở hữu nhà chung cư có thời hạn” mà chỉ quy định “thời hạn sử dụng nhà chung cư” là rất đúng với mong muốn của họ. Giải pháp quy gom để xây dựng lại một số nhà chung cư trên cùng địa bàn cấp xã, cấp huyện hoặc cấp huyện lân cận cũng đã được luật hóa - rất phù hợp với nguyện vọng của người dân muốn được tái định cư tại chỗ trên cùng địa bàn. Đồng thời, Luật mở rộng đối tượng được mua nhà ở xã hội là học sinh, sinh viên các trường đại học; học sinh trường dân tộc nội trú công lập… Bên cạnh đó, Luật quy định UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở cấp tỉnh đã được phê duyệt.

Với những quy định mới tích cực như vậy, sắp tới nguồn cung nhà ở sẽ sớm được cải thiện, hiện thực hóa mong muốn an cư của người dân. Bây giờ điều quan trọng nhất là Luật phải sớm đi vào cuộc sống. Hoạt động quản lý, giám sát của Nhà nước, của chính quyền địa phương và cơ quan chức năng cần được tăng cường để thị trường bất động sản nói chung, lĩnh vực nhà ở nói riêng phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Thường trực Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội: Động lực lớn cho cộng đồng doanh nghiệp

Theo đánh giá của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, Luật Nhà ở (sửa đổi) tạo ra một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất trong việc phát triển nhà ở, giải quyết được nhiều khúc mắc hiện nay trong xây dựng nhà ở xã hội, cải tạo và quản lý chung cư…

Nguyễn Thế Điệp
Ông Nguyễn Thế Điệp

Đơn cử, thời gian qua, việc tranh chấp quỹ bảo trì chung cư trên cả nước, đặc biệt là ở các thành phố đã diễn ra khá phức tạp. Luật Nhà ở (sửa đổi) đã có giải pháp cho vấn đề này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cư dân. Theo đó, Luật yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản “riêng” để quản lý kinh phí bảo trì và không được sử dụng kinh phí bảo trì vào bất kỳ mục đích nào khác. Trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì thì Ban quản trị nhà chung cư đề nghị UBND cấp huyện nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao. Trong thời hạn 10 ngày chủ đầu tư không bàn giao, UBND huyện phải tiến hành cưỡng chế và thu hồi kinh phí bảo trì để bàn giao cho Ban quản trị nhà chung cư.

Bên cạnh đó, Luật cũng tháo gỡ vướng mắc, bất cập về chung cư mini, nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân có thu nhập thấp. Theo đó, cá nhân muốn xây chung cư mini để bán, cho thuê phải đáp ứng điều kiện về an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, về hạ tầng kỹ thuật và bảo đảm theo thiết kế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đồng thời, người mua nhà tại chung cư mini được cấp giấy chứng nhận, việc quản lý vận hành phải thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư…

Có thể nói, các chính sách, quy định tiến bộ của Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ tạo động lực cho cộng đồng doanh nghiệp phát triển nhà ở, đáp ứng nhu cầu của người dân. Từ đó, hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và người nghèo.

Quốc hội và Cử tri

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.

Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Diễn đàn Quốc hội

Sẽ tạo bước đột phá trong phát triển hạ tầng giao thông

Thảo luận tại Hội trường về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các đại biểu Quốc hội nhất trí với sự cần thiết đầu tư dự án để thể chế hóa chủ trương của Đảng, tạo bước đột phá trong phát triển, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, tin tưởng, với sự huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, dự án sẽ sớm được hiện thực hoá thành công, phát huy hiệu quả, đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước cả trước mắt và tương lai lâu dài.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Quốc hội và Cử tri

Nhanh chóng giải quyết khó khăn về đời sống nhà giáo

Cho ý kiến về dự thảo Luật Nhà giáo, nhiều đại biểu cho rằng, việc quy định tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp sẽ giải quyết được những khó khăn về đời sống của nhà giáo. Đồng thời, khuyến khích thu hút nguồn nhân lực và những người giỏi tham gia vào ngành sư phạm nhiều hơn, giúp ngành giáo dục ngày càng bảo đảm về số lượng và tốt về chất lượng.

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền
Ý kiến đại biểu

Không được công khai thông tin về sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền

Góp ý vào Dự thảo Luật nhà giáo sáng 20.11, ĐBQH Nguyễn Thị Hà (Bắc Ninh) cho rằng Nhà giáo nếu có sai phạm thì đã có các chế tài xử lý theo quy định, nhưng đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo có tính chất đặc biệt, nhất là khi nhà giáo trực tiếp đứng lớp, trực tiếp có ảnh hưởng lớn đối với tâm lý của người học. Vì vậy, nếu không có phương án bảo vệ nhà giáo thì đối tượng chịu ảnh hưởng không chỉ là nhà giáo mà còn là hàng triệu tương lai của đất nước.

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.