Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách tổng thể, bước đầu khai thông bế tắc

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã công bố một thỏa thuận lưỡng đảng hôm 7.1 về tổng ngân sách cho năm tài khóa 2024, đánh dấu một bước quan trọng nhằm ngăn chặn nguy cơ chính phủ đóng cửa trong năm bầu cử tổng thống.

Quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận về ngân sách trị giá 1,6 nghìn tỷ USD -0
Các nhà lập pháp lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ tháng 10.2023. Ảnh: Reuters

Bước đi đầu tiên khai thông bế tắc

Thỏa thuận về tổng ngân sách với mức trần chi tiêu liên bang khoảng 1,6 nghìn tỷ USD đã được Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Cộng hòa Mike Johnson và các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ tại Quốc hội công bố sau nhiều tuần đàm phán.

Tổng thống Joe Biden đã nhanh chóng hoan nghênh thỏa thuận. Phát biểu trong một tuyên bố, ông khẳng định thỏa thuận này “sẽ đưa nước Mỹ tiến một bước gần hơn tới việc ngăn chặn việc chính phủ đóng cửa không cần thiết và bảo vệ các ưu tiên quốc gia quan trọng”.

Việc thông qua mức tổng chi tiêu ngân sách là bước đầu tiên của lưỡng viện Quốc hội Mỹ trong nỗ lực đạt một loạt thỏa thuận quan trọng nhằm ngăn nguy cơ chính phủ của Tổng thống Joe Biden phải đóng cửa trước hạn chót 19.1 tới.

Trong 10 ngày tới, các nghị sĩ sẽ phải thảo luận để đạt thỏa thuận về các hạng mục chi tiêu chi tiết hơn mà các cơ quan chính phủ được phép chi tiêu, từ Bộ Nông nghiệp và Giao thông vận tải đến An ninh Nội địa, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh. Trong khi đó, dự luật chi tiêu cụ thể của Lầu Năm Góc cần được thông qua trước ngày 2.2.

Ngân sách quốc phòng cao kỷ lục

Trong số 1,6 nghỉn tỷ USD cho năm tài khóa 2024, phần chi tiêu của Lầu Năm Góc là 886,3 tỷ USD và chi tiêu phi quân sự là 772,7 tỷ USD. Thỏa thuận này, được xây dựng dựa trên một thỏa thuận được đưa ra vào năm ngoái giữa cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và Nhà Trắng, trong đó bao gồm việc tăng chi tiêu của Lầu Năm Góc lên khoảng 886,3 tỷ USD, vượt xa 100 tỷ USD so với chi tiêu cho các hoạt động phi quân sự mà Đảng Dân chủ vạch ra.

Lãnh đạo phe Đa số tại Thượng viện Chuck Schumer và Đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu tại Hạ viện Hakeem Jeffries nói: “Bằng cách đảm bảo 772,7 tỷ USD cho nguồn tài trợ tùy ý phi quốc phòng, chúng tôi có thể bảo vệ các ưu tiên quan trọng trong nước như phúc lợi cho cựu chiến binh, chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ dinh dưỡng khỏi những cắt giảm”.

Hai quan chức này cho rằng, thỏa thuận vừa đạt được sẽ dọn đường cho Quốc hội hành động trong vài tuần tới nhằm duy trì các ưu tiên tài trợ quan trọng cho người dân Mỹ và tránh việc chính phủ đóng cửa.

Tổng thống Biden trong tuyên bố của mình cũng nhấn mạnh thỏa thuận “từ chối cắt giảm sâu đối với các chương trình mà các gia đình quân nhân tin tưởng; mở đường cho việc thông qua các dự luật tài trợ cả năm cho người dân Mỹ và không có bất kỳ chính sách cực đoan nào”.

Tuy nhiên, việc tăng chi phí phi quân sự lên mức cao như vậy có thể sẽ chọc giận phe cực hữu trong cuộc họp kín của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện bởi nhiều người trong số họ đã thúc ép thắt lưng buộc bụng tài chính.

Mức chi tiêu quân sự của Mỹ trong năm 2024 được đánh giá là cao hơn đáng kể các quốc gia khác. Tháng 11.2023, thông tấn Nga TASS trích luật ngân sách của Nga cho thấy Moscow dự kiến chi tiêu quốc phòng năm 2024 vào khoảng 10.400 tỷ ruble (tương đương 116 tỷ USD).

Tuy nhiên, theo New York Times, các nghị sĩ ở hai đảng Cộng hòa và Dân chủ vẫn chưa đạt được đồng thuận liên quan đến các nội dung cụ thể về đề xuất của Nhà Trắng về việc viện trợ Ukraine và Israel. Các thành viên đảng Cộng hòa khẳng định sẽ không xem xét đề xuất đó nếu Nhà Trắng không có chính sách cứng rắn hơn nhằm ngăn dòng người di cư trái phép vào Mỹ.

Quốc tế

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam
Việt Nam và các nước

Trang web Quốc hội Armenia đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Trang thông tin của Quốc hội Armenia - parliament.am đã đưa tin đậm nét về các hoạt động của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đang ở thăm Armenia, ngay từ khi đoàn đặt chân tới sân bay quốc tế Zvartnots, ở Thủ đô Yerevan của Armenia.

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng
Thế giới 24h

Singapore ban hành luật giám sát chặt chẽ doanh nghiệp vận tải quan trọng

Singapore đã thắt chặt giám sát theo quy định đối với lĩnh vực vận tải của mình bằng cách chỉ định 17 doanh nghiệp là các doanh nghiệp quan trọng phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn của Chính phủ. Luật Các doanh nghiệp vận tải quan trọng, có hiệu lực từ đầu tháng 4, nhằm mục đích bảo vệ các dịch vụ vận tải thiết yếu khỏi các mối đe dọa tiềm ẩn do "các tác nhân độc hại" gây ra.

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai
Thế giới 24h

Mỹ áp thuế đối ứng với tất cả các nước, mức thuế của Việt Nam cao thứ hai

Tổng thống Donald Trump hôm 2.4 tuyên bố áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó ông sẽ áp mức thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (mức thuế 49% đối với 97% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ).

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Những điều thắc mắc về thuế đối ứng của Mỹ

Sau nhiều tuần dự đoán, cuối cùng Tổng thống Donald Trump đã chính thức hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan đối ứng vào ngày 2.4 (giờ Mỹ) với mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia và mức thuế cao hơn đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ
Thế giới 24h

Phản ứng của các nước trước thông báo áp thuế đối ứng của Mỹ

Trong thông báo tại Vườn Hồng, Trump cho biết ông sẽ áp dụng mức thuế quan cao đối với hàng chục quốc gia có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ trong khi áp dụng mức thuế cơ bản 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia để ứng phó với tình trạng ông gọi là trường hợp khẩn cấp về kinh tế. Một số nước phản ứng gay gắt và đe dọa trả đũa trong khi phần lớn các nước phản ứng thận trọng trước tuyên bố này.

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”
Thế giới 24h

Trung Quốc - Ấn Độ nhảy “vũ điệu Rồng - Voi”

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường hợp tác, so sánh mối quan hệ của họ với "vũ điệu giữa Rồng và Voi”. Tuyên bố trên được đưa ra khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi điện mừng với người đồng cấp Ấn Độ, Tổng thống Drupadi Murmu, nhân dịp hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực
Thế giới 24h

Nhật Bản: Luật Khẩn cấp về cung cấp lương thực có hiệu lực

Luật Các biện pháp khẩn cấp về cung cấp lương thực của Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1.4 nhằm ổn định thị trường lương thực trong nước. Có hiệu lực từ ngày 1.4, Luật yêu cầu nông dân phải nộp kế hoạch chi tiết để tăng sản lượng các loại thực phẩm thiết yếu như gạo nếu nguồn cung trong nước giảm và giá cả tăng vọt. Phản ứng này được đưa ra vào thời điểm giá lương thực, thực phẩm trong nước tăng mạnh do nhiều yếu tố toàn cầu và môi trường.

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng
Thế giới 24h

Israel xóa bỏ mọi mức thuế đối với hàng Mỹ để tránh thuế đối ứng

Ngày 1.4, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đã ký một chỉ thị bãi bỏ toàn bộ thuế quan còn lại đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ có hiệu lực ngay lập tức. Biện pháp này được công bố một ngày khi chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế đối ứng đối với các đối tác thương mại trên thế giới.

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu
Thế giới 24h

Vụ sập tòa nhà ở Thái Lan: Sẽ điều tra nhà thầu Trung Quốc và công ty sản xuất vật liệu

Chính phủ Thái Lan đã ra lệnh điều tra mở rộng đối với nhà thầu xây dựng Trung Quốc chịu trách nhiệm xây dựng tòa nhà Văn phòng Kiểm toán Nhà nước (SAO), tòa nhà duy nhất bị sập ở Bangkok trong vụ động đất hôm 28.3 ảnh hưởng từ Myanmar cũng như nhà máy sản xuất vật liệu cho tòa nhà này sau khi phát hiện thép sử dụng trong xây dựng tòa nhà không đạt chất lượng.

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu
Quốc tế

Cơ hội bảo đảm tương lai tài chính của châu Âu

Ủy ban châu Âu (EC) công bố kế hoạch tham vọng mang tên Liên minh Tiết kiệm và Đầu tư (SIU) - một sáng kiến ​​quan trọng nhằm cải thiện cách hệ thống tài chính EU chuyển hướng tiết kiệm sang đầu tư hiệu quả. Thông qua kế hoạch này, EU kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng, khắc phục tình trạng trì trệ và giảm phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài.

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử
Thế giới 24h

Pháp: Lãnh đạo đảng cực hữu phản đối phán quyết cấm bà tranh cử

Chủ tịch Đảng Tập hợp dân tộc (RN) cực hữu Marine Le Pen cho rằng phán quyết của tòa cấm bà tranh cử là mang động cơ chính trị. Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một tòa án kết tội bà 4 năm tù treo vì tội biển thủ công quỹ và cấm bà tranh cử trong vòng 5 năm. Điều này đồng nghĩa với việc bà sẽ không thể tham gia tranh cử tổng thống vào năm 2027.

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?
Thế giới 24h

Ngân hàng châu Âu ứng phó thế nào trước kế hoạch thuế quan của Mỹ?

Thuế quan của Donald Trump có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng của EU và đẩy lạm phát lên cao, đặt ra tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Trong khi thương mại chậm lại và giá cả tăng, một số nhà kinh tế cho rằng việc cắt giảm lãi suất có thể là lựa chọn phù hợp, miễn là kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì.

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại
Nghị viện thế giới

Chế độ nghị viện Uzbekistan: Sự gặp gỡ của giá trị truyền thống và nền dân chủ hiện đại

Xây dựng nhà nước pháp quyền là một quá trình phức tạp. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ XXI, một chân lý đã được khẳng định: một quốc gia sẽ không thể có nền dân chủ hoàn chỉnh nếu không có một quốc hội được trao toàn quyền. Ngày nay, Uzbekistan đang thực hiện những cải cách nhất quán để phát triển các thể chế dân chủ trên cơ sở đẩy mạnh vai trò của Quốc hội. Sự phát triển của chế độ nghị viện ở Uzbekistan có những nét đặc thù, là sự gặp gỡ giữa bản sắc dân tộc và các nguyên tắc dân chủ phổ quát.

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội
Nghị viện thế giới

Hành động vì sự phát triển và công bằng xã hội

Với chủ đề bao trùm “Hành động của nghị viện vì sự phát triển và công bằng xã hội”, Đại hội đồng lần thứ 150 của IPU sẽ tập trung làm rõ những cam kết của nghị viện nhằm thúc đẩy các mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm việc làm, thúc đẩy hòa nhập xã hội và tăng cường sự tham gia của các nhóm thiểu số vào quá trình ra quyết định.