Quảng Trị tăng cường biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Ngày 12.5, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp với các sở, ngành liên quan để đánh giá khắc phục khó khăn, vướng mắc trong công tác chống khai thác IUU của tỉnh và chuẩn bị nội dung làm việc với Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 4 sắp tới tại địa phương này.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị, đến ngày 9.5.2023, tổng số tàu cá trên toàn tỉnh là 2.286 chiếc, với tổng công suất 140.043,6 CV.  Trong đó, tàu cá dưới 6m: 1.840 chiếc; tàu cá trên 6m: 446 chiếc.

4 tháng đầu năm 2023, các ngành chức năng đã cấp 26 giấy chứng nhận đăng ký, trong đó: 1 tàu đăng ký cải hoán, 3 tàu đăng ký chuyển nhượng, 22 tàu đăng ký cấp đổi. 

Các cơ quan quản lý nhà nước đã kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá cho 87 tàu. Toàn tỉnh đã thực hiện đánh dấu tàu cá cho 442/446 tàu và cấp giấy phép khai thác thủy sản cho 436/446 tàu. Có 184/192 tàu cá đã lắp thiết bị giám sát hành trình. 100% tàu cá xuất, nhập lạch tại các đồn/trạm Biên phòng tuyến biển đã được kiểm tra, kiểm soát.

Quảng Trị tăng cường biện pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định -0
Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc

Thông qua hệ thống giám sát tàu cá, Chi cục Thủy sản tỉnh Quảng Trị phân công cán bộ trực giám sát, theo dõi chặt chẽ 100% tàu cá hoạt động trên biển nên trong thời gian qua không có tàu mất kết nối trên biển quá 10 ngày và không có tàu cá hoạt động vi phạm vùng biển nước ngoài.

Thu nộp, nhật ký khai thác thủy sản của các thuyền trưởng tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên tại cảng cá được thực hiện nghiêm túc, trong 4 tháng đầu năm đã thu được 741 cuốn nhật ký khai thác thủy sản/741 lượt tàu cập cảng. Tổ chức giám sát 100% sản lượng thủy sản khai thác bốc dỡ tại cảng cá chỉ định, trong quá trình giám sát đã kiểm tra, đối chiếu trên hệ thống VMS đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc đảm bảo độ tin cậy.

Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh đã tổ chức 13 chuyến tuần tra; tổng số phương tiện được kiểm tra trên 150 lượt, đã xử lý 25 trường hợp vi phạm, với số tiền phạt 79 triệu đồng.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tổ chức kiểm tra và xử phạt 4 trường hợp vi phạm, với số tiền phạt 11,6 triệu đồng.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Hà Sỹ Đồng đề nghị các ngành, địa phương chuẩn bị các nội dung, báo cáo tình hình triển khai thực hiện, tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả nỗ lực chống khai thác IUU và triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu trên địa bàn tỉnh khi Đoàn làm việc tại tỉnh.

Tỉnh cũng đã tổ chức ứng trực 24/7, vận hành hệ thống giám sát tàu cá để theo dõi, giám sát và ngăn chặn kịp thời tàu cá hoạt động vi phạm trên các vùng biển, nhất là vùng biển nước ngoài.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi khai thác IUU theo quy định tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Các địa phương ven biển tập trung nguồn lực khắc phục các tồn tại, hạn chế và triển khai có hiệu quả các giải pháp trong công tác chống khai thác IUU; quản lý chặt chẽ 318 tàu cá phát sinh do đóng mới, mua, bán không đúng quy định, không để phát sinh các tàu cá đóng mới, cải hoán và mua bán ở các tỉnh khác về khi chưa có văn bản hướng dẫn.

Trên đường phát triển

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.