An Giang: Khai mạc phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2024

Sáng 18.12, phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2024 đã diễn ra tại Hội trường Đại học An Giang (TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) với sự tham gia của hơn 600 đại biểu là đại diện lãnh đạo Trung ương, ngoại giao, địa phương, nhà khoa học, chuyên gia và doanh nhân.

1.jpg
Sáng 18.12, Ban tổ chức khai mạc phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2024

Phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect có sự tham dự của nhiều lãnh đạo trung ương và địa phương: Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi; Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh An Giang Lê Hồng Quang… cùng lãnh đạo nhiều bộ ngành, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Diễn đàn Mekong Connect 2024 với chủ đề “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng đồng bằng sông Cửu Long - TP. Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới”. Diễn đàn năm nay do UBND tỉnh An Giang và TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì tổ chức, cùng với sự đồng hành của UBND các tỉnh, thành phố: Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Vĩnh Long.

Diễn đàn Mekong Connect là Diễn đàn kinh tế thường niên lớn nhất vùng ĐBSCL, mang ý nghĩa hết sức tích cực vừa là hoạt động thường niên dành cho doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia. Đồng thời, cũng là mục tiêu gắn kết, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh.

3.jpg
Các địa biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP

Bên cạnh đó, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt các cơ hội, thách thức khi tham gia thị trường quốc tế và tăng cường liên kết, hợp tác để nâng cao lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Các địa phương, doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ xây dựng các mối liên kết, thiết lập các mối liên hệ, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh, tiềm năng của mình.

Diễn đàn Mekong Connect là cơ hội tốt để tỉnh các tỉnh giới thiệu đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước về tiềm năng, lợi thế của các tỉnh về Nông nghiệp, du lịch và kinh tế biên mậuĐồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành liên kết chuỗi giá trị, nắm bắt xu hướng thị trường, định hướng cho nông sản, ứng dụng công nghệ để kết nối chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh thương mại hóa nông sản và tăng cường hội nhập thị trường.

5.jpg
Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng

Phát biểu tại lễ khai mạc, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Hồ Văn Mừng, chia sẻ: “Thông qua Diễn đàn lần này, tỉnh An Giang mong muốn chuyển thông điệp mạnh mẽ đến với Lãnh đạo các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh, các đối tác, các nhà đầu tư trong và ngoài nước là “An Giang sẳn sàng hợp tác và chia sẻ có trách nhiệm với tất cả các bên trong tất cả các lĩnh vực từ việc huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hợp tác phát triển công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh yếu tố liên kết vùng, phát triển các hạ tầng giao thông, thủy lợi, quản lý nguồn nước, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững”.

Bộ Khoa học & Công nghệ luôn quan tâm đến việc hoạch định chính sách và chiến lược phát triển của TP. Hồ Chí Minh và ĐBSCL nói chung và diễn đàn Mekong Connect nói riêng.

Theo Bộ Khoa học & Công nghệ, vùng ĐBSCL gồm 13 địa phương, trong đó có 6 địa phương thuộc nhóm 30 địa phương dẫn đầu cả nước về “Chỉ số Đổi mới sáng tạo địa phương (PII) do Bộ KH&CN công bố năm 2023”.

7.jpg
Bộ trưởng Bộ Khoa học &Công nghệ Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại phiên toàn thể Diễn đàn Mekong Connect 2024
6.jpg
Các đại biểu tham dự Diễn đàn Mekong Connect 2024

Bộ trưởng Bộ Khoa học &Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho rằng, ĐBSCL được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng với những cánh đồng lúa rộng lớn, hệ sinh thái thủy sản phong phú và nguồn lao động dồi dào, là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sụt lún đất và áp lực cạnh tranh toàn cầu.

Sau lễ khai mạc, các đại biểu tham dự các buổi tọa đàm quan trọng, như: “Nguồn vốn đầu tư cho liên kết bền vững”; “Nguồn nhân lực cho liên kết bền vững”… Ra mắt Ban chủ nhiệm CLB Doanh nông xanh ba miền.

Đặc biệt là nghi thức ký kết hợp tác giữa các địa phương xung quanh các lĩnh vực về: Phát triển Kinh tế biên mậu tỉnh An Giang và tỉnh Đồng Tháp; Ứng dụng kinh tế tuần hoàn, phát huy sáng tạo cho hoạt động phát triển chuỗi giá trị dừa tỉnh Bến Tre; Tư vấn, hướng dẫn nông dân trồng sầu riêng theo phương pháp nông nghiệp bền vững; Chuyển đổi xanh và Phát triển bền vững nhằm thực hiện cam kết Net Zero của chính phủ Việt Nam; Nâng cao kỹ năng xúc tiến thương mại trong bối cảnh thị trường mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp khởi nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Diễn đàn Mekong Connect năm 2024 diễn ra trong hai ngày 17 và 18.12.2024 tại Đại học An Giang, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang, với chủ đề: “Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và công nghệ vùng ĐBSCL – TP. Hồ Chí Minh và cả nước, hướng tới phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới”.

Mekong Connect 2024 với sự bảo trợ của Bộ NN&PTNT, Bộ KHCN, do UBND tỉnh An Giang và UBND TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức và chủ trì. Cùng với đó là sự đồng hành của các tỉnh thành: Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang và Vĩnh Long.

Sự kiện được phối hợp thực hiện bởi: Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Sở Công Thương An Giang, Sở Kế hoạch và Đầu tư An Giang, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, VCCI ĐBSCL và Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC). Mekong Connect 2024 được điều phối bởi: Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.

Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất
Địa phương

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất

UBND huyện Châu Phú vừa có công văn báo cáo UBND tỉnh An Giang về trường hợp của 2 hộ dân có đất được thu hồi thuộc dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre. Theo đó, nhiều nội dung được huyện Châu Phú báo cáo rõ, đồng thời kiến nghị tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.