Kinh tế Đồng Nai năm 2024: Tăng trưởng mạnh mẽ, thu hút đầu tư

Trong năm 2024, GRDP của tỉnh Đồng Nai tăng 8,02% so với cùng kỳ, tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt gần 62.000 tỷ đồng, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,21% so với cùng kỳ.

hop-bao-2.jpg
Toàn cảnh buổi họp báo của UBND tỉnh Đồng Nai chiều 17.12.2024. Ảnh: Văn Dũng

Ngày 17.12, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng chủ trì hội nghị, cùng dự có Phó Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Phạm Tấn Linh, lãnh đạo các sở ngành, địa phương cùng các cơ quan báo chí.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai, năm 2024, về lĩnh vực kinh tế, tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP (theo giá so sánh 2010) đạt hơn 260.229 tỷ đồng, tăng 8,02% so với cùng kỳ; GRDP bình quân đầu người năm 2023 (theo giá hiện hành) dự ước đạt 148,94 triệu đồng (tương đương 6.114,5 USD).

Dự ước tổng thu ngân sách nhà nước là 61.723 tỷ đồng, đạt 110% so với dự toán và bằng 106% so với cùng kỳ; tổng chi cân đối ngân sách địa phương là 27.421,771 tỷ đồng, đạt 96% dự toán giao đầu năm và bằng 101% so với cùng kỳ. Tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã phục hồi và tăng trưởng, dự ước chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,21% so cùng kỳ.

hop-bao-3.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Sơn Hùng chủ trì họp báo. Ảnh: Văn Dũng

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 cơ bản thuận lợi; công tác quản lý, bảo vệ rừng được duy trì và tăng cường, công tác sử dụng và phát triển rừng; phòng chống cháy rừng được tập trung triển khai thực hiện... Dự ước giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2024 (theo giá so sánh 2010) 50.552 tỷ đồng, tăng 3,53% so cùng kỳ.

Hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển so với cùng kỳ, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13%; tổng lượt khách đến tham quan và lưu trú tăng 22%, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 41%. Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 23,4 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu đạt khoảng 16,7 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại toàn tỉnh, dự kiến xuất siêu khoảng 6,7 tỷ USD.

Trong 11 tháng đầu năm 2024, Đồng Nai thu hút 23 dự án mới đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 138.000 tỷ đồng, tăng 15% về số dự án tăng gấp hơn 21 lần vốn đăng ký cấp mới so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới 87 dự án với tổng vốn đăng ký 735,33 triệu USD (so với cùng kỳ năm 2023 tăng 33,8% về số dự án và tăng 31,3% về vốn đăng ký cấp mới). Có 4.321 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký hơpn 50.000 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2023 tăng 20,3% về số lượng doanh nghiệp thành lập mới và tăng gấp 1,9 lần về vốn thành lập mới.

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của Đồng Nai đạt 90%, trong đó vốn ngân sách Trung ương giải ngân đạt 90% kế hoạch; vốn ngân sách địa phương giải ngân đạt 91% kế hoạch (ngân sách tỉnh 90%; ngân sách huyện 95%).

dong-nai.jpg
Trong quy hoạch của Đồng Nai, công nghiệp hỗ trợ nói chung, cơ khí chế tạo nói riêng được xác định là chủ lực phát triển. Ảnh: ITN

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh năm 2024 khoảng hơn 126.000 tỷ đồng, vượt mục tiêu Nghị quyết, tăng 15,16% so cùng kỳ. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước đạt 15.788 tỷ đồng, tăng 15,24%; doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 54.782 tỷ đồng, tăng 14,35%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 56.030 tỷ đồng, tăng 15,96% so cùng kỳ.

Công tác lập quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị, quản lý đất đai, quy hoạch kiến trúc đạt được kết quả tích cực. Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh và Kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch, Đồng Nai đã tổ chức thành công Hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh vào ngày 24.9.2024.

Đối với quy hoạch chung đô thị, đến nay Đồng Nai có 4 quy hoạch chung đô thị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (Biên Hòa, Trảng Bom, Long Thành và Nhơn Trạch) các địa phương đang hoàn chỉnh hồ sơ đồ án quy hoạch chung đô thị để trình duyệt theo quy định.

hop-bao-4.jpg
Lãnh đạo các sở, ngành trả lời câu hỏi của các cơ quan báo chí tại buổi họp báo. Ảnh: Văn Dũng

Đối với công tác quản lý đất đai, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030 đến từng đơn vị hành chính cấp huyện; chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với một số dự án trọng điểm quốc gia (dự án sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, dự án Vành Đai 3) và dự án trọng điểm của tỉnh.

Về chương trình nhà ở xã hội, cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh: dự ước đến cuối năm 2025, hoàn thành và đưa vào sử dụng 715 căn nhà ở xã hội, tỷ lệ dân số đô thị sử dụng nước sạch theo chuẩn QC02 đạt 92%; tỷ lệ dân số ở nông thôn sử dụng nước sạch đạt chuẩn 84,5%.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tích cực, trong năm 2024 có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 7 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu và công nhận 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao (huyện Định Quán, Thống Nhất).

Lũy kế đến ngày 31.12.2024, toàn tỉnh có 108/116 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 33/116 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, huyện Xuân Lộc là một trong ba huyện đầu tiên của cả nước hoàn thành nông thôn mới nâng cao.

Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất
Địa phương

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất

UBND huyện Châu Phú vừa có công văn báo cáo UBND tỉnh An Giang về trường hợp của 2 hộ dân có đất được thu hồi thuộc dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre. Theo đó, nhiều nội dung được huyện Châu Phú báo cáo rõ, đồng thời kiến nghị tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.