Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên:

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Định Hóa là huyện miền núi khó khăn nhất của tỉnh Thái Nguyên, với tỷ lệ đồng bào người DTTS cao chiếm trên 70%. Thời gian qua, xác định đào tạo nghề cho lao động nông thôn dựa trên nhu cầu thực tế, gắn với công tác giảm nghèo bền vững là hướng đi trọng tâm được huyện Định Hóa đã và đang triển khai mạnh mẽ.

Việc đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, tạo việc làm, cơ hội lập nghiệp, giúp ổn định đời sống người dân được xem là giải pháp quan trọng góp phần giảm nghèo bền vững. Người dân đã ý thức được việc học nghề để tìm kiếm việc làm, cập nhật kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất. Các cơ sở dạy nghề cũng đã chuyển từ đào tạo theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp, địa phương.

Bên cạnh đó, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn cũng từng bước được đổi mới. Phương pháp, hình thức dạy nghề chuyển dịch theo hướng lấy người học là trung tâm; tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học.

4-923.jpg

Việc đánh giá kỹ năng nghề được chú trọng, đảm bảo học viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo có khả năng thực hành nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu của đơn vị tuyển dụng và thị trường lao động. Nhiều hình thức dạy nghề được áp dụng như dạy tập trung, dạy tại cơ sở sản xuất kinh doanh, liên kết giảng dạy... nhằm đáp ứng nhu cầu người học, đa dạng hóa ngành nghề đào tạo

Cùng đó là mục tiêu kết nối cung - cầu lao động, hỗ trợ học sinh, thanh niên, người lao động có nhu cầu việc làm được tiếp cận thông tin về lĩnh vực lao động, việc làm, xuất khẩu lao động, học nghề; tạo sự kết nối trong công tác đào tạo, hướng nghiệp cho các em học sinh khối THPT, đồng thời giúp các em có cơ hội tiếp cận với các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, huyện Định Hóa đã triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Tổ chức ngày hội việc làm, dành nguồn lực cho kết nối việc làm; công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được huyện triển khai, thực hiện có hiệu quả.

Ông Phạm Quang Sáng, Phó Chủ tịch UBND huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, cho biết, công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện được Huyện ủy - HĐND - UBND xác định là một nhiệm vụ quan trọng, là điều kiện quyết định tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nếu không giải quyết tốt việc làm cho lực lượng lao động sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, đó chính là nguyên nhân gây ra đói nghèo, làm cho kinh tế - xã hội chậm phát triển. Chính vì vậy, địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, nhằm đẩy mạnh và tăng cường việc kết nối cung cầu lao động, đặc biệt là đối với các lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.

8.jpg

Theo thống kê đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2024, UBND huyện đã tổ chức đào tạo được lớp nghề cho 144 lao động nông thôn (trong đó: 03 đối tượng thuộc hộ nghèo; 04 đối tượng là hộ cận nghèo; 131 đối tượng là người dân tộc thiểu số; 06 đối tượng là phụ nữ). Các ngành nghề đào tạo cơ bản như sử dụng thuốc Thú y trong chăn nuôi, quản lý dịch hại tổng hợp, may công nghiệp... Với tổng kinh phí đào tạo gần 500 triệu đồng để hỗ trợ chi phí đào tạo cho học viên, hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại…Quá trình dạy nghề chú trọng vào thực hành nghề, tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, để nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn.

Sau khi học nghề, tất cả học viên đều có việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình. Đặc biệt có nhiều lao động nữ, sau khi học xong các lớp đào tạo nghề đã có việc làm ổn định, vừa tạo thu nhập cho gia đình vừa tạo việc làm cho nhiều người cùng cảnh ngộ tại địa phương.

Chị Vương Thị Lê (xã Tân Thịnh, huyện Định Hóa) chia sẻ, Chị đã tham gia lớp đào tạo nghề may công nghiệp do Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Định Hóa đã tổ chức. Lớp học có 30 học viên là người DTTS, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo. Trong thời gian 3 tháng, học viên được học kiến thức về kỹ thuật may công nghiệp, vận hành thiết bị may, may các đường may cơ bản, may áo sơ mi, quần âu, nguyên lý vận hành đảm bảo an toàn, tính năng, tác dụng và bảo quản một số thiết bị trên dây chuyền may công nghiệp… Sau khi kết thúc khóa học, mỗi học viên sẽ trải qua phần thi tay nghề, nếu đủ điều kiện sẽ được Trung tâm cấp Chứng chỉ đào tạo nghề may công nghiệp và giới thiệu việc làm tại nhà máy may thuộc Cụm Công nghiệp Tân Dương.
Theo chị Lê, việc huyện tổ chức lớp đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ngay tại địa phương có ý nghĩa lớn, không chỉ giúp lao động có thêm kiến thức, kỹ năng mà còn giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ. Từ đó, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cũng như giúp bà con cải thiện đời sống…

7.jpg
Phương pháp đào tạo nghề được thay đổi linh hoạt, thực hành chuyên sâu giúp học viên sớm tìm được cơ hội việc làm hiệu quả sau đào tạo

Sau khi học nghề có nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất và ứng dụng những kiến thức, kỹ năng và những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, quy trình mới trong chăn nuôi, canh tác, sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động nông thôn sau khi học nghề đã tăng cao hơn trước.

Công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn cũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề ngày càng tăng, chất lượng, hiệu quả đào tạo bồi dưỡng nghề được nâng lên, đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành nghề tại địa phương.

Lãnh đạo UBND Huyện Định Hoá cho biết, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện xác định chủ động tăng cường các hoạt động truyền thông bằng nhiều hình thức và phương pháp thích hợp giúp người lao động nắm bắt được kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các ngành, nghề ưu tiên phát triển, khả năng tạo việc làm, thu nhập, chính sách hỗ trợ học nghề của Nhà nước, chính sách đào tạo nghề cho lao động nữ… Đồng thời, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu học nghề và việc làm của người dân. Tăng cường các hoạt động liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp để dạy nghề và giải quyết việc làm cho học viên sau đào tạo; thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn dựa trên nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, nhu cầu thực tế của người dân, gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động.

Trên đường phát triển

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà và chúc mừng tân gia nhà mới tại hộ anh Chu Thống Tài, thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ
Địa phương

Xây những mái ấm kiên cố cho đồng bào nghèo ở Hà Giang

Tháng 12, cái rét buốt của Hà Giang được xóa tan bởi sự ấm áp từ trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tại tỉnh khi quyết tâm “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” xây lên những mái ấm kiên cố, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe...

Nhiều sản phẩm OCOP từ các làng nghề ở Phú Xuyên ngày càng khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường
Trên đường phát triển

Phát huy thế mạnh làng nghề ở Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ các làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. Để chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ hơn nữa, huyện Phú Xuyên đang tập trung phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề, đẩy mạnh chuyển đổi số, mở rộng các kênh phân phối trực tuyến. Sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ đó chính là chìa khóa để các sản phẩm OCOP làng nghề của Phú Xuyên vươn ra thị trường rộng lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên dự Hội nghị
Địa phương

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công trình giao thông

Tại Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) với đại diện MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện Nhân dân trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Việt Phương cho biết, thành phố sẽ chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục đang còn thi công dang dở, đặc biệt các vị trí hố móng, hố ga kỹ thuật, dọn dẹp vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân các dự án cải tạo, chỉnh trang trên địa bàn.

Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.
Địa phương

Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Để mở rộng kênh tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội không ngừng hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP tiếp tục khẳng định thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dột nát
Địa phương

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dột nát

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Quyết định số 1404/QĐ - UBND ngày 24.10.2024 của UBND tỉnh, huyện Quang Bình (Hà Giang) đang tập trung huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên và sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đẩy nhanh tiến độ để có những ngôi nhà mới đón Tết Nguyên đán 2025.

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm

Cùng với phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, Thái Nguyên cũng là một trong những điểm sáng của cả nước trong việc chăm lo cho người nghèo. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ. Qua đó đã góp phần quan trọng giúp công tác giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền
Địa phương

Chủ động nguồn nhân lực vận hành Sân bay quốc tế Long Thành

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền, để kịp thời đáp ứng yêu cầu vận hành Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Và để cung ứng tốt hơn nữa yêu cầu nguồn nhân lực lao động có tay nghề, trình độ cho địa phương, cần các giải pháp đột phá, căn cơ, chiến lược.

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...