Xây những mái ấm kiên cố cho đồng bào nghèo ở Hà Giang

Tháng 12, cái rét buốt của Hà Giang được xóa tan bởi sự ấm áp từ trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tại tỉnh khi quyết tâm “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” xây lên những mái ấm kiên cố, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe...

Huyện Quản Bạ là địa phương điển hình của tỉnh Hà Giang trong thực hiện phong trào xóa nhà tạm. Với tinh thần tương thân, tương ái của cộng đồng, xã hội; sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đến nay nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách trên địa bàn đã có ngôi nhà mới kiên cố, khang trang.

anh-1a-xay-len-nhung-mai-am-kien-co-cho-dong-bao-o-ha-giang.jpg
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà và chúc mừng tân gia nhà mới tại hộ anh Chu Thống Tài, thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ

Đến thăm hộ gia đình anh Chu Thống Tài, Tổ 4, thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ, niềm vui rạng ngời hiện rõ trên khuôn mặt của anh Tài. Bởi như một giấc mơ chỉ sau 16 ngày khởi công, xây dựng, anh Tài đã có một ngôi nhà kiên cố cấp 4, mái lợp tôn xanh, diện tích 72m2, bảo đảm 3 cứng (cứng móng, cứng tường, cứng mái). Hoàn cảnh anh Chu Thống Tài hết sức đặc biệt, thuộc diện hộ đơn thân. Bản thân anh Tài bị hạn chế về nhận thức, không được nhanh nhẹn, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Ngôi nhà anh Chu Thống Tài có kinh phí thực hiện là trên 100 triệu đồng. Trong đó, nhà nước hỗ trợ theo chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là 60 triệu đồng; xã hội hóa từ cán bộ, công chức, viên chức địa phương ủng hộ trên 10 triệu đồng; còn lại gia đình, người thân giúp đỡ đối ứng hơn 30 triệu đồng.

Anh Chu Thống Ngọc (anh trai anh Tài) xúc động chia sẻ: Gia đình rất vui mừng và gửi lời cảm ơn đến cấp ủy, chính quyền các cấp ở huyện; các lực lượng ở thị trấn cùng bà con lối trong Tổ đã hỗ trợ kinh phí, ngày công để xây dựng làm nhà ở cho em trai tôi. Thời gian 16 ngày khởi công, xây dựng và hoàn thành nhà ở, nhiều cảm xúc đọng lại đó là “tình nghĩa” không quản khó khăn, vất vả, rét buốt của mọi người hỗ trợ “cả ngày, lẫn đêm” để ngôi nhà được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.

Còn tại xã biên giới Nghĩa Thuận (Quản Bạ), xác định xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe là thể hiện trách nhiệm, tinh thần tương thân tương ái của cộng đồng, xã hội; tạo động lực cho các hộ an cư, lập nghiệp, sớm thoát nghèo. Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát địa phương đã huy động sự tham gia đóng góp ngày công của các lực lượng và Nhân dân trên địa bàn xã với tinh thần “ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”.

anh-2-xay-len-nhung-mai-am-kien-co-cho-dong-bao-o-ha-giang.jpg
Các lực lượng và Nhân dân tại tỉnh tham gia hỗ trợ ngày công trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bí thư Đảng ủy xã Nghĩa Thuận Vũ Thị Quyên cho hay: Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Thủ tướng Chính phủ phát động, trên địa bàn xã Nghĩa Thuận có 2 hộ gia đình thuộc diện hỗ trợ. Đây đều là các hộ neo người, khó khăn về nhân lực, vật lực trong triển khai thực hiện. Ban chỉ đạo xã đã phối hợp Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận, Bộ đội Biên phòng tỉnh huy động cán bộ, chiến sỹ của Đồn cùng công chức, việc chức, lực lượng và Nhân dân tại địa phương được gần 200 lượt người tham gia hỗ trợ các hộ tháo dỡ nhà cũ, vận chuyển vật liệu, làm móng nhà và quyên góp ủng hộ được 17 triệu 750 đồng kinh phí tiền mặt cho 2 hộ gia đình trên.

anh-3-xay-len-nhung-mai-am-kien-co-cho-dong-bao-o-ha-giang.jpg
Các lực lượng và Nhân dân tại tỉnh tham gia hỗ trợ ngày công trong xóa nhà tạm, nhà dột nát

Đến nay, toàn tỉnh Hà Giang đã khởi công xây dựng được 902 nhà/2.541 nhà trong danh sách rà soát (trong đó xây mới 874 nhà, sửa chữa 28 nhà). Hiện đã có 11 ngôi nhà hoàn thành. Quá trình triển khai thực hiện đã huy động được gần 9.000 ngày công. Trong đó, lực lượng vũ trang tham gia hỗ trợ được trên 5.300 ngày công, các lực lượng khác tham gia được trên 3.500 ngày công. Điều đó đã thể hiện sự quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Hà Giang và các huyện, thành phố trong tỉnh trong thực hiện chương trình.

Tuy vậy, việc triển khai chương trình còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thực tiễn như: các hộ gia đình nghèo cần xóa nhà tạm, nhà dột nát đều có kinh tế rất khó khăn; nhiều hộ không có khả năng đối ứng thêm kinh phí để xây dựng làm nhà; địa hình hiểm trở ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển vật liệu, giá thành vật liệu tăng cao với mặt bằng chung...

anh-4-xay-len-nhung-mai-am-kien-co-cho-dong-bao-o-ha-giang.jpg
Chung tay xây lên những mái ấm kiên cố cho đồng bào nghèo ở Hà Giang

Chia sẻ về công cuộc xây dựng xóa nhà tạm trên địa bàn, Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng cho biết: Thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là trách nhiệm của cán bộ làm cho dân, đây là nguồn lực, động lực giúp người dân có thêm điều kiện trong phát triển kinh tế, thoát nghèo và an cư về nhà ở. Vì vậy, tính quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tại huyện Quản Bạ được thực hiện ở mức cao nhất. Đến nay, 100% các ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát do Thủ tướng Chính phủ phát động tại huyện đã khởi công xây dựng.

Để thực hiện tốt chương trình này, Ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Quản Bạ xác định rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình; quán triệt đầy đủ văn bản liên quan của các cấp, tập trung rà soát đúng đối tượng khó khăn thực sự về nhà ở; đánh giá khả năng thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát của từng gia đình. “Chúng tôi huy động tối đa các lực lượng tham gia hỗ trợ ngày công trong xóa nhà tạm, nhà dột nát; tạo sự khăng khít trong phát huy tinh thần đoàn kết, đại đoàn kết của dân tộc. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam huyện tổ chức lễ phát động quyên góp góp ủng hộ kinh phí xóa nhà tạm, nhà dột nát tạo sức lan tỏa trong mỗi cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang tại huyện. Mục tiêu của huyện phấn đấu hoàn thành 50 ngôi nhà trước Tết Nguyên đán để Nhân dân có nhà mới vui Xuân, đón Tết" - Bí thư Huyện ủy Quản Bạ Phan Anh Hùng thông tin thêm.

anh-5-xay-len-nhung-mai-am-kien-co-cho-dong-bao-o-ha-giang.jpg
Đồn Biên phòng Nghĩa Thuận, Bộ đội Biên phòng tỉnh hỗ trợ Nhân dân xóa nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Quản Bạ

Vượt qua những khó khăn khắc nghiệt về thời tiết, địa hình là những trái tim giàu lòng nhân ái; cùng sự chia sẻ của các cấp, các ngành, lực lượng vũ trang và Nhân dân trong và ngoài tỉnh Hà Giang đã và đang chung tay “đặt từng viên gạch” để xây lên những mái ấm kiên cố, sạch đẹp đồng bào nghèo khó khăn về nhà ở nơi cực Bắc của Tổ quốc. Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 này, nhiều hộ gia đình nghèo ở Hà Giang sẽ có ngôi nhà mới để ở, đây sẽ là động lực để các hộ “an cư - lập nghiệp”, sớm thoát nghèo.

Địa phương

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.

Bình Thuận: Công an các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm
Địa phương

Bình Thuận: Công an các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an 10/10 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã đồng loạt ra quân cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Đợt cao điểm thể hiện quyết tâm cao nhất của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Nhiều sản phẩm OCOP từ các làng nghề ở Phú Xuyên ngày càng khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường
Trên đường phát triển

Phát huy thế mạnh làng nghề ở Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ các làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. Để chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ hơn nữa, huyện Phú Xuyên đang tập trung phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề, đẩy mạnh chuyển đổi số, mở rộng các kênh phân phối trực tuyến. Sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ đó chính là chìa khóa để các sản phẩm OCOP làng nghề của Phú Xuyên vươn ra thị trường rộng lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Cao Bằng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân
Hoạt động chính quyền

Cao Bằng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân

Sau 10 năm thực hiện Luật Tiếp công dân, đến nay công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) của Thường trực, đại biểu HĐND các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã có nhiều chuyển biến tích cực: Số vụ việc KNTC, kiến nghị tồn đọng, phức tạp, kéo dài từng bước được xem xét giải quyết, vụ việc KNTC mới phát sinh cơ bản được giải quyết ngay tại cơ sở.

Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên dự Hội nghị
Địa phương

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công trình giao thông

Tại Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) với đại diện MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện Nhân dân trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Việt Phương cho biết, thành phố sẽ chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục đang còn thi công dang dở, đặc biệt các vị trí hố móng, hố ga kỹ thuật, dọn dẹp vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân các dự án cải tạo, chỉnh trang trên địa bàn.

Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.
Địa phương

Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Để mở rộng kênh tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội không ngừng hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP tiếp tục khẳng định thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Thái Nguyên chốt phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
Hoạt động chính quyền

Thái Nguyên chốt phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tỉnh ủy Thái Nguyên vừa ban hành phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể, tỉnh Thái Nguyên sẽ giảm được một cơ quan khối Đảng cấp tỉnh, giảm 9 cơ quan khối Đảng của cấp huyện; giảm 6 cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; giảm 36 phòng chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, không để gián đoạn
Hoạt động chính quyền

Hà Tĩnh yêu cầu các cơ quan, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, không để gián đoạn

Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các cấp ủy tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực tiếp là người đứng đầu, tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến cơ sở sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc…