Long An đột phá phát triển từ cảng biển, đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

Đóng góp to lớn kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, quốc gia

Với số lượng DN ngày càng lớn mạnh, những năm gần đây, Long An tự hào sở hữu những sản phẩm xuất khẩu chất lượng cao, đóng góp to lớn cho kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và quốc gia. Long An có nhiều sản phẩm kim ngạch xuất khẩu lớn như dệt may đạt kim ngạch 1,5 tỷ USD/năm; ngành giày dép đạt 1,3 tỷ USD/năm; nông sản (gạo, thanh long, chuối, bưởi, chanh không hạt, các sản phẩm nông sản khác) đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD/năm; ngành công nghiệp cơ khí - sắt thép và điện tử đạt kim ngạch 1 tỷ USD/năm... Các DN không ngừng đầu tư vào công nghệ, cải tiến quy trình sản xuất để đạt tiêu chuẩn quốc tế. Sản phẩm cơ khí, sắt thép và linh kiện điện tử của tỉnh đã khẳng định uy tín, chất lượng trên thị trường toàn cầu.

Đại biểu tham quan các gian hàng quảng bá sản phẩn tại Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024. Ảnh: H. Hạch
Đại biểu tham quan các gian hàng quảng bá sản phẩn tại Hội nghị kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu tỉnh Long An năm 2024. Ảnh: H. Hạch

Thông tin từ Sở Công Thương, công tác XTTM từng bước nhận được sự đánh giá tích cực của DN trên địa bàn về hiệu quả tham gia, nhất là sự phù hợp và hiệu quả rõ rệt của các hoạt động gần đây khi chuyển từ nhỏ, lẻ sang các hoạt động có quy mô lớn, có yếu tố quốc tế và được tổ chức bài bản, chuyên nghiệp. Các hoạt động phát triển ngoại thương giúp DN tiếp cận trực tiếp với các thị trường nước ngoài. Hiệu quả từ các chương trình hỗ trợ của tỉnh đã lan tỏa, nhiều DN, cơ sở sản xuất, HTX chủ động, tích cực tham gia các chương trình XTTM, tạo ra cơ hội giao thương, kết nối hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm.

Trong công tác XTTM, Sở Công Thương thường xuyên phối hợp các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại các nước, địa phương biên giới thông tin tình hình thị trường, chính sách, pháp luật của các nước đến DN; phối hợp DN, người Việt Nam tại thị trường nước ngoài (Canada, Mỹ, Trung Quốc, UAE, Malaysia...) để tìm hiểu thị trường; kết nối tìm nguồn hàng cung ứng. Đồng thời, Sở hỗ trợ DN, HTX gửi hàng tham gia quảng bá tại thị trường nước ngoài; tham gia hội chợ thương mại tại nước ngoài: Trung Quốc, Thái Lan... hỗ trợ DN Long An tham gia các chương trình XTTM của TP. Hồ Chí Minh. Tỉnh thường xuyên tổ chức các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hợp tác xã... giao thương, kết nối, tiêu thụ hàng hóa.

Sở Công Thương duy trì thường xuyên các hệ thống phân phối như Co.opmart, Go, San Hà, siêu thị Tứ Sơn, chợ đầu mối, các bếp ăn tập thể... để kết nối tiêu thụ, tăng lượng mua hàng hóa nông sản của tỉnh. Thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ DN tham gia các hoạt động XTTM, kết nối giao thương phát triển thị trường. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh hỗ trợ khoảng 650 lượt DN tham gia các sự kiện kết nối giao thương với các DN, tổ chức XTTM trong và ngoài nước dưới hình thức trực tiếp, trực tuyến; thường xuyên đăng tin nhu cầu mua, bán của các DN, các thị trường để DN kết nối tìm cơ hội giao thương.

Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Năm 2024, việc hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh thông qua thực hiện tốt các khuyến công, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử. Theo đó, hỗ trợ trên 650 lượt DN tham gia các chương trình XTTM trong và ngoài nước với tổng kinh phí hỗ trợ trên 2,4 tỷ đồng, nhiều DN thông tin kết quả tích cực tham gia các chương trình XTTM; tổ chức thành công Hội nghị Kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu năm 2024 được đánh giá cao (với sự tham gia trực tiếp của gần 100 đại biểu đến từ 10 quốc gia trên thế giới như: Ả Rập Xê Út; Singapore; Quảng Châu, Trung Quốc; Nhật Bản; Malaysia; Hong Kong; Hàn Quốc; Ấn Độ, Algeria, Senegal và Tunisia với 4 bản ghi nhớ được ký kết); triển khai kịp thời các quy định liên quan đến lĩnh vực ngành hỗ trợ phát triển thị trường trong nước; tăng cường quản lý trên lĩnh vực ngành: về CCN, về điện năng lượng mặt trời mái nhà có đấu nối vào lưới quốc gia, về quản lý chợ, về kinh doanh có điều kiện…

Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trên địa bàn: công nghiệp phục hồi khá; nhiều hoạt động phát triển thị trường trong nước gắn với thực hiện cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam được tập trung thực hiện; hoạt động XTTM phát huy hiệu quả tích cực... Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Long An năm 2024 đạt 8,3%, đứng thứ 3 vùng ĐBSCL.

Thời gian tới, Sở Công Thương tập trung làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, hỗ trợ DN trong quá trình hội nhập quốc tế, tận dụng tối đa các ưu đãi, lợi thế từ các FTA Việt Nam đã ký kết; phối hợp mời gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, phát triển hạ tầng thương mại, phát triển xuất khẩu, thúc đẩy tái cơ cấu ngành công thương. Đồng thời, Sở tiếp tục đổi mới hoạt động XTTM, kết nối cung - cầu hàng hóa, phát triển thị trường nước ngoài; tập trung vào các hoạt động triển lãm chuyên ngành có tính quốc tế và các hoạt động XTTM tại thị trường nước ngoài; tăng cường năng lực xuất khẩu các ngành hàng tiêu biểu, chủ lực của tỉnh; hỗ trợ kết nối giữa DN xuất khẩu với các tập đoàn phân phối quốc tế; phát triển giao dịch TMĐT trên các sàn TMĐT uy tín và các sàn TMĐT trên thế giới nhằm hỗ trợ thiết thực, hiệu quả giúp DN, HTX phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu…

Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà và chúc mừng tân gia nhà mới tại hộ anh Chu Thống Tài, thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ
Địa phương

Xây những mái ấm kiên cố cho đồng bào nghèo ở Hà Giang

Tháng 12, cái rét buốt của Hà Giang được xóa tan bởi sự ấm áp từ trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tại tỉnh khi quyết tâm “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” xây lên những mái ấm kiên cố, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe...

Nhiều sản phẩm OCOP từ các làng nghề ở Phú Xuyên ngày càng khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường
Trên đường phát triển

Phát huy thế mạnh làng nghề ở Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ các làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. Để chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ hơn nữa, huyện Phú Xuyên đang tập trung phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề, đẩy mạnh chuyển đổi số, mở rộng các kênh phân phối trực tuyến. Sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ đó chính là chìa khóa để các sản phẩm OCOP làng nghề của Phú Xuyên vươn ra thị trường rộng lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên dự Hội nghị
Địa phương

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công trình giao thông

Tại Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) với đại diện MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện Nhân dân trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Việt Phương cho biết, thành phố sẽ chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục đang còn thi công dang dở, đặc biệt các vị trí hố móng, hố ga kỹ thuật, dọn dẹp vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân các dự án cải tạo, chỉnh trang trên địa bàn.

Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.
Địa phương

Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Để mở rộng kênh tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội không ngừng hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP tiếp tục khẳng định thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Mặt trận Tổ quốc huyện Võ Nhai tích cực tham gia giảm nghèo bền vững

Bằng nhiều cách làm hay, thiết thực, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trên địa bàn huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) phát huy vai trò cầu nối, huy động sự tham gia của các tập thể, cá nhân, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, chăm lo đời sống cho Nhân dân, nhất là chăm lo cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dột nát
Địa phương

Huyện Quang Bình, Hà Giang: Khởi công xây dựng thay thế 135 ngôi nhà tạm, dột nát

Thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Quyết định số 1404/QĐ - UBND ngày 24.10.2024 của UBND tỉnh, huyện Quang Bình (Hà Giang) đang tập trung huy động các lực lượng đoàn viên, hội viên và sự chung tay của các nhà hảo tâm để xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đỡ các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở đẩy nhanh tiến độ để có những ngôi nhà mới đón Tết Nguyên đán 2025.