Quảng Ngãi: Tháo gỡ khó khăn, đồng hành với doanh nghiệp

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.

anhgiang-02.jpg
Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đồng hành, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Ảnh: TT

Cùng với việc ban hành các chính sách hỗ trợ, kích thích việc phát triển sản xuất, kinh doanh, Quảng Ngãi cũng tiến hành khảo sát, đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các vướng mắc cho doanh nghiệp. Trong đó, ngày 14.10.2024, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập tổ công tác “đặc biệt” nhằm hỗ trợ, giải quyết các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy tiến độ triển khai thực hiện các dự án đầu tư ngoài ngân sách có quy mô, tính lan tỏa lớn trên địa bàn tỉnh.

Gỡ vướng cho doanh nghiệp

Khu Kinh tế Dung Quất (huyện Bình Sơn) là nơi tập trung nhiều dự án lớn của tỉnh Quảng Ngãi. Bên cạnh một số dự án đã đi vào hoạt động ổn định thì nhiều dự án lớn khác cũng đang gặp vướng, không thể triển khai hoặc mở rộng quy mô. Cụ thể như: Dự án Trung tâm Khí điện miền Trung do Tập đoàn Điện lực (EVN) làm chủ đầu tư có tổng vốn đầu tư khoảng 36.200 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Phát Đạt - Dung Quất 2 (tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng) do Công ty cổ phần phát triển bất động sản Phát Đạt thực hiện; dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 của Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất… Các dự án này đều đang gặp phải các vướng mắc về giải phóng mặt bằng, mức giá bồi thường hỗ trợ tái định cư, thủ tục pháp lý…

Trong đó, Công ty cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất kiến nghị tỉnh giải quyết các vấn đề đối với dự án trạm biến áp 220kV và đường dây 220kV Dung Quất - Dung Quất 2. Dự án được triển khai nhằm cung cấp điện cho phụ tải của khu liên hợp sản xuất thép 2; giảm tải cho các máy biến áp 220/110kV tại trạm biến áp 220kV Dung Quất; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các khu vực lân cận. Tuy nhiên, dự án đang chững lại do vướng các quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng đất… Đại diện lãnh đạo công ty cũng kiến nghị việc bổ sung nguồn nước từ kênh chính Bắc Thạch Nham và kênh B7 cho khu liên hợp 2 theo chủ trương đầu tư được cấp. Tuy nhiên, thực tế dự án cải tạo, nâng cấp hai kênh này đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện. Nếu khu liên hợp sản xuất thép 2 vận hành thử nghiệm sẽ thiếu nguồn nước.

Đối với những kiến nghị trên, tổ công tác “đặc biệt” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Phước Hiền chủ trì đã cùng lãnh đạo các sở, ngành, địa phương làm việc trực tiếp với doanh nghiệp. Qua đó, xác định những vướng mắc và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị liên quan rà soát, khẩn trương đưa ra hướng tháo gỡ. Mục tiêu là tháo gỡ những “nút thắt” để đưa dự án vào vận hành.

Sự cam kết, đồng hành mạnh mẽ từ chính quyền

Tại buổi đối thoại với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn vừa được tổ chức mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang đã yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương giải quyết kiến nghị cho doanh nghiệp trong thời gian sớm nhất. Trong đó, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phải đổi mới tư duy, cách làm và hành động quyết liệt để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong chỉ đạo điều hành phục vụ doanh nghiệp, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp phát triển.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi cũng cam kết sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đã đạt được, nỗ lực hết mình để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại địa phương. Trong đó, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng hạ tầng, tạo ra môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và ổn định, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp phát triển, mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư.

“Lãnh đạo tỉnh và chính quyền các cấp luôn đồng hành, lắng nghe và ưu tiên tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. Đồng thời tiếp tục xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách, giải pháp khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; quyết tâm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, tạo sức bật mới cho doanh nghiệp”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Hoàng Giang nhấn mạnh.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ngãi, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 6.000 doanh nghiệp, trong đó phần lớn là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Từ đầu năm đến nay, Sở đã tiếp nhận và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương tổng hợp 61 nội dung kiến nghị, vướng mắc của 25 doanh nghiệp, nhà đầu tư phản ánh những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Phần lớn các kiến nghị, đề xuất được các sở, ngành, địa phương giải quyết đúng quy định của pháp luật và có văn bản hướng dẫn, trả lời cụ thể cho từng doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà và chúc mừng tân gia nhà mới tại hộ anh Chu Thống Tài, thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ
Địa phương

Xây những mái ấm kiên cố cho đồng bào nghèo ở Hà Giang

Tháng 12, cái rét buốt của Hà Giang được xóa tan bởi sự ấm áp từ trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tại tỉnh khi quyết tâm “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” xây lên những mái ấm kiên cố, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe...

Nhiều sản phẩm OCOP từ các làng nghề ở Phú Xuyên ngày càng khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường
Trên đường phát triển

Phát huy thế mạnh làng nghề ở Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ các làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. Để chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ hơn nữa, huyện Phú Xuyên đang tập trung phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề, đẩy mạnh chuyển đổi số, mở rộng các kênh phân phối trực tuyến. Sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ đó chính là chìa khóa để các sản phẩm OCOP làng nghề của Phú Xuyên vươn ra thị trường rộng lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên dự Hội nghị
Địa phương

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công trình giao thông

Tại Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) với đại diện MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện Nhân dân trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Việt Phương cho biết, thành phố sẽ chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục đang còn thi công dang dở, đặc biệt các vị trí hố móng, hố ga kỹ thuật, dọn dẹp vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân các dự án cải tạo, chỉnh trang trên địa bàn.

Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.
Địa phương

Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Để mở rộng kênh tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội không ngừng hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP tiếp tục khẳng định thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.