Định Hóa, Thái Nguyên: Nỗ lực thực hiện công tác xóa nhà dột nát

Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, cấp ủy, chính quyền huyện Định Hóa đã huy động các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo.

Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Đặc biệt, trong hai năm 2022-2023, huyện Định Hóa đã “tăng tốc” hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, huy động các nguồn lực hỗ trợ xây mới, sửa chữa trên 800 ngôi nhà dột nát.

Thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Định Hóa, hiện nay, các phòng chuyên môn đang hoàn thiện hồ sơ đối với các hộ được rà soát. Theo yêu cầu của tỉnh cũng như để thuận lợi cho việc theo dõi, quản lý, giám sát, huyện đã lập hồ sơ điện tử đối với tất cả các hộ nằm trong diện rà soát.

Mấy chục năm sống trong ngôi nhà vách đất chật hẹp, mái lợp tấm pro xi măng nên vào mùa hè rất nóng, mùa mưa bão thì sợ bị tốc mái, đổ tường, ông Lường Sỹ Khải (xóm Cốc Lùng, xã Bảo Cường) cho biết, ông luôn cảm thấy lo lắng, bất an mỗi khi trời mưa, gió. Gia đình ông Khải là hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập chính từ việc làm thuê. Do là đất bố mẹ cho, chưa làm thủ tục sang tên và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên những lần trước gia đình gia đình ông chưa được hỗ trợ để xây mới, sửa chữa nhà ở. Hiện nay, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên môn đang tích cực hướng dẫn, hỗ trợ gia đình ông hoàn thiện hồ sơ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình sẽ vay mượn thêm để xây nhà mới.

Bà Tôn Thị Hải, ở xóm Khuôn Tát, xã Phú Đình, cũng thuộc diện hộ nghèo. Bà Hải cho biết, để xây nhà mới kiên cố, khang trang thì không biết đến bao giờ mới thực hiện được. Sau khi được các cơ quan chức năng hướng dẫn làm thủ tục về đất, đến nay gia đình đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi được hỗ trợ tiền, gia đình sẽ cố gắng xây dựng, hoàn thiện ngôi nhà trước ngày 30.6.2025. Trong thời gian tới được sống trong ngôi nhà mới, mưa to, gió lớn cũng không còn phải lo lắng nữa. Có căn nhà vững chãi, mọi thành viên trong gia đình yên tâm làm ăn, phát triển kinh tế.

Theo số liệu huyện Định Hóa đã rà soát và thống kê còn 130 hộ dân đang sinh sống trong nhà tạm, dột nát. Trong đó có 31 hộ đủ điều kiện được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở và phấn đấu hoàn thành trước ngày 31.3.2025, 29 hộ đủ điều kiện được hỗ trợ và phấn đấu hoàn thành trước ngày 30.6.2025. Còn lại trên 70 hộ chưa đủ điều kiện được hỗ trợ do chưa có đất ở theo đúng quy định của pháp luật.

UBND huyện Định Hóa đã có buổi làm việc với các hộ dân chưa hoàn thiện về thủ tục đất đai để được hỗ trợ xóa nhà tạm, dột nát. Lãnh đạo UBND huyện Định Hóa yêu cầu cán bộ địa chính các xã báo cáo từng trường hợp cụ thể, tiến độ hỗ trợ hoàn thiện thủ tục. Đồng thời yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện đánh giá hồ sơ, thời gian để hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ. Tất cả các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chia tách thửa, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thực hiện theo đúng quy định.

1-2670.jpg
2-5349.jpg
Huyện Định Hoá đã rà soát và tìm biện pháp tháo gỡ để chương trình xoá nhà tạm, nhà dột nát đảm bảo kế hoạch

Bên cạnh đó, cùng với hỗ trợ làm nhà, huyện Định Hóa cũng triển khai nhiều chương trình về vốn vay ưu đãi, máy móc phục vụ sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật và tạo việc làm để người dân nâng cao thu nhập. Lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, chính sách khác và sự giúp đỡ của các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã để tạo thêm nguồn lực trợ giúp các thôn, xóm đặc biệt khó khăn cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu, ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho nhân.

Ông Nguyễn Minh Tú, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Định Hóa, cho biết, việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp các hộ dân ổn định đời sống, yên tâm phát triển kinh tế. Qua rà soát, các hộ đang phải sinh sống trong nhà tạm, nhà dột nát còn lại chủ yếu là hộ nghèo, cận nghèo, hoặc chưa có đất ở hợp pháp. Vì vậy, để việc hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát bảo đảm đúng quy định, UBND huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn và các xã tiến hành rà soát kỹ từng trường hợp cụ thể để có biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đối với các hộ đủ điều kiện, huyện sẽ triển khai hỗ trợ ngay để bảo đảm hoàn thành trước ngày 31.3.2025. Đối với các hộ chưa hoàn thiện thủ tục về đất ở, các cơ quan chức năng sẽ hướng dẫn người dân hoàn thiện thủ tục, sau đó làm đơn đề nghị được hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở. Bên cạnh sự nỗ lực của các cấp, ngành, để hoàn thành mục tiêu đã đề ra cần phải có sự đồng thuận trong các tầng lớp Nhân dân; sự chủ động, quyết tâm cố gắng của hộ nghèo, hộ khó khăn để mỗi căn nhà mang tên “Đại đoàn kết” không chỉ đơn thuần là chỗ ở, mà còn thể hiện sự sẻ chia, chung sức, đồng lòng của cộng đồng, trách nhiệm của xã hội, gửi gắm niềm tin, tạo động lực cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.

Trên đường phát triển

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà và chúc mừng tân gia nhà mới tại hộ anh Chu Thống Tài, thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ
Địa phương

Xây những mái ấm kiên cố cho đồng bào nghèo ở Hà Giang

Tháng 12, cái rét buốt của Hà Giang được xóa tan bởi sự ấm áp từ trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tại tỉnh khi quyết tâm “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” xây lên những mái ấm kiên cố, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng, người yếu thế về kinh tế, sức khỏe...

Nhiều sản phẩm OCOP từ các làng nghề ở Phú Xuyên ngày càng khẳng định được thương hiệu, chất lượng trên thị trường
Trên đường phát triển

Phát huy thế mạnh làng nghề ở Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên hiện có 231 sản phẩm OCOP, trong đó sản phẩm từ các làng nghề chiếm 70%. Phú Xuyên đang là một trong những huyện dẫn đầu thành phố trong thực hiện Chương trình OCOP. Để chương trình OCOP phát triển mạnh mẽ hơn nữa, huyện Phú Xuyên đang tập trung phát triển hạ tầng các cụm công nghiệp làng nghề, đẩy mạnh chuyển đổi số, mở rộng các kênh phân phối trực tuyến. Sự đầu tư, hỗ trợ mạnh mẽ đó chính là chìa khóa để các sản phẩm OCOP làng nghề của Phú Xuyên vươn ra thị trường rộng lớn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lãnh đạo thành phố Vĩnh Yên dự Hội nghị
Địa phương

Đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công trình giao thông

Tại Hội nghị đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) với đại diện MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và đại diện Nhân dân trên địa bàn, Chủ tịch UBND thành phố Vĩnh Yên Nguyễn Việt Phương cho biết, thành phố sẽ chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thiện các hạng mục đang còn thi công dang dở, đặc biệt các vị trí hố móng, hố ga kỹ thuật, dọn dẹp vỉa hè, lòng đường ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân các dự án cải tạo, chỉnh trang trên địa bàn.

Sở Công thương Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm và tôn vinh sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam.
Địa phương

Sở Công Thương Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, 29/30 quận, huyện, thị xã của TP. Hà Nội đã đánh giá, phân hạng được trên 2.769 sản phẩm OCOP. Để mở rộng kênh tiêu thụ, bảo đảm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, Sở Công Thương Hà Nội không ngừng hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại để các sản phẩm OCOP tiếp tục khẳng định thương hiệu, chất lượng trên thị trường trong và ngoài nước.

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức
Địa phương

Giữ gìn bản sắc nghề thêu truyền thống Mỹ Đức

Để góp phần giữ lửa cho nghề thêu tay truyền thống Mỹ Đức (Hà Nội) được tỏa sáng và phát triển, Nghệ nhân Nguyễn Thị Hằng - chủ cơ sở tranh thêu Hằng Khoa đã ghi lại những video thực hiện các bức tranh thêu, từ lúc đặt mũi kim đầu tiên cho đến khi tác phẩm hoàn thiện rồi up lên kênh Youtube; đồng thời truyền dạy nghề cho lớp trẻ, tham gia các lớp dạy miễn phí để lan toả tình yêu với nghề thêu truyền thống.

Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp cuối năm. Ảnh: ITN
Địa phương

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm dịp cuối năm

Vào những tháng cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, đây cũng là thời điểm hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc xuất xứ dễ trà trộn vào thị trường, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán 2025, Sở Công Thương Hà Nội sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, kiểm soát bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề
Trên đường phát triển

Mỹ Đức khơi dậy tiềm năng, lợi thế làng nghề

Nhờ tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố, nhiều làng nghề của thành phố Hà Nội đã biết khơi dậy, phát huy tiềm năng, lợi thế giá trị kinh tế làng nghề. Việc phân loại, xếp hạng sao cho sản phẩm OCOP đã góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm làng nghề, thậm chí nhiều sản phẩm được lựa chọn làm quà tặng cao cấp... Huyện Mỹ Đức là một ví dụ điển hình.

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm
Trên đường phát triển

Thái Nguyên quyết liệt xoá nhà tạm

Cùng với phát triển kinh tế xã hội, những năm gần đây, Thái Nguyên cũng là một trong những điểm sáng của cả nước trong việc chăm lo cho người nghèo. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát đang được các địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện rất quyết liệt, đồng bộ. Qua đó đã góp phần quan trọng giúp công tác giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho Nhân dân, để không ai bị bỏ lại phía sau.

Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền
Địa phương

Chủ động nguồn nhân lực vận hành Sân bay quốc tế Long Thành

Theo Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Hiền, để kịp thời đáp ứng yêu cầu vận hành Sân bay quốc tế Long Thành, tỉnh đã chủ động triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao. Và để cung ứng tốt hơn nữa yêu cầu nguồn nhân lực lao động có tay nghề, trình độ cho địa phương, cần các giải pháp đột phá, căn cơ, chiến lược.

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Ứng Hòa hướng đến nông thôn mới nâng cao

Xuất phát điểm thấp, gặp nhiều khó khăn khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), song với quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ứng Hòa, TP. Hà Nội đã có nhiều đổi mới trong cách triển khai thực hiện, nhờ đó đến nay diện mạo nông thôn các địa bàn có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện rõ rệt...

Trên con đường thoát nghèo của người dân Mộc Châu luôn có cán bộ NHCSXH đồng hành.
Trên đường phát triển

Mộc Châu sẽ là đô thị xanh hiện đại

Mộc Châu nay đã khác! Những ưu đãi của thiên nhiên ban tặng đang được đồng bào các dân tộc trên địa bàn nâng niu và chuyển hóa thành sức mạnh vật chất, góp phần xây dựng đời sống ngày một sung túc, đầm ấm hơn. Trên hành trình ấy, luôn có các chính sách tín dụng xã hội - như một chất "dẫn", một bệ đỡ vững chắc hỗ trợ cho bà con trên chặng đường trở thành đô thị xanh, hiện đại.

Bà con được hưởng lợi từ các công trình
Trên đường phát triển

Bà con được hưởng lợi từ các công trình

Thời gian qua, từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình 1719), tỉnh Nghệ An được hỗ trợ để xây dựng nhiều công trình nước sinh hoạt… Hiện, một số công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đem lại nhiều lợi ích, niềm vui lớn cho bà con Nhân dân vùng cao.