Quảng Nam định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy: Giảm 6 sở, ngành

Tổng số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh sau sắp xếp, còn lại là 13 cơ quan chuyên môn, 1 tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh (giảm 6 sở, ngành).

Ngày 20.12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã ký ban hành Kế hoạch số 9919/KH-UBND định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh Quảng Nam.

Theo đó, đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh: Tiếp tục duy trì 4 sở, ngành (nhưng có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong) cụ thể: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thanh tra tỉnh; Sở Tư pháp; Ban Quản lý các Khu kinh tế và Khu công nghiệp tỉnh.

Hợp nhất các sở

Thực hiện sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các Sở bao gồm: Hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính. Tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Kinh tế - Tài chính (tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 2 sở trước khi hợp nhất).

tt-01.png
Quảng Nam định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị khối chính quyền tỉnh

Hợp nhất Sở Giao thông Vận tải với Sở Xây dựng. Tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Xây dựng và Giao thông (tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 2 sở trước khi hợp nhất).

Hợp nhất Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Nông nghiệp và Môi trường (tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 2 sở trước khi hợp nhất).

Hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông với Sở Khoa học và Công nghệ. Tên sở sau sắp xếp dự kiến là Sở Khoa học, Công nghệ và Truyền thông (tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ của 2 sở trước khi hợp nhất).

Hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ thành Sở Nội vụ và Lao động; chuyển chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Sở Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý Nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Sở Y tế, chuyển chức năng, nhiệm vụ về giảm nghèo về Ban Dân tộc tỉnh.

Sáp nhập Sở Ngoại vụ vào Văn phòng UBND tỉnh; đồng thời, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan đến công tác vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài, công tác quản lý hoạt động của các tổ chức Phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam về Sở Kinh tế - Tài chính (sau khi hợp nhất).

Văn phòng UBND tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng UBND tỉnh hiện nay và chức năng nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ chuyển sang.

Tổ chức lại các sở, ngành

Tổ chức lại Sở Y tế trên cơ sở kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức, đồng thời: Tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chuyển sang. Tiếp nhận các chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy liên quan đến quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm từ các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Công Thương chuyển sang.

Tổ chức lại Sở Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức (tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội).

Tổ chức lại Ban Dân tộc thành Ban Dân tộc - Tôn giáo trên cơ sở kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức (tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy tham mưu quản lý nhà nước về công tác tôn giáo từ Sở Nội vụ, nhiệm vụ giảm nghèo từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội).

Tổ chức lại Sở Công Thương: do tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường địa phương từ Bộ Công Thương và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Tổng số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh sau sắp xếp, còn lại là 13 cơ quan chuyên môn, 1 tổ chức hành chính thuộc UBND tỉnh (giảm 6 sở ngành).

Giảm 1 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh

Hợp nhất Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh. Tên gọi dự kiến: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh. Chức năng nhiệm vụ: thực hiện các chức năng nhiệm vụ của 2 Ban quản lý dự án hiện nay.

Tạm thời giữ ổn định (nhưng có sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong) và nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp trong thời gian đến: Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam; Trường Cao đẳng Quảng Nam; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh; Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam; Ban Quản lý vườn Quốc gia Sông Thanh; Trường Đại học Quảng Nam.

Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh sau sắp xếp, còn lại là 7 đơn vị (giảm 1 đơn vị).

Để tiếp tục tinh gọn bộ máy, giảm cấp trung gian, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành nghiên cứu phương án: cơ bản kết thúc mô hình Chi cục thuộc Sở (trừ một số trường hợp thật cần thiết được cấp thẩm quyền xem xét, thống nhất). Đối với các Chi cục được tiếp tục duy trì thì sắp xếp tinh gọn tối đa bộ máy bên trong để thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Đề nghị rà soát, sắp xếp, kiện toàn các tổ chức bên trong các Sở, ngành theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đảm bảo tiêu chí, điều kiện theo quy định.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở ngành: Thực hiện sáp nhập, hợp nhất, tổ chức lại hoặc giải thể đối với các đơn vị sự nghiệp đã có chủ trương của UBND tỉnh, thu gọn đầu mối vì có chức năng nhiệm vụ tương đồng và đơn vị không đáp ứng tiêu chí theo quy định.

Đối với các bộ phận (dưới tên gọi Văn phòng, Ban) tham mưu, giúp việc cho các Tổ chức phối hợp liên ngành; các tổ chức phối hợp liên ngành được giao biên chế công chức, viên chức

Qua rà soát, các tổ chức được giao biên chế công chức, viên chức trong thời gian qua, gồm: Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Văn phòng Ban An toàn giao thông, Bộ phận giúp việc Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Phương án đề xuất: không bố trí biên chế riêng mà thực hiện chế độ làm việc kiêm nhiệm hoặc biệt phái; đối với biên chế đã bố trí trước đây, trước mắt chuyển về các Sở là cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành (Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới về Sở Nông nghiệp và Môi trường; Bộ phận giúp việc Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ về Sở Nội vụ và Lao động; Văn phòng Ban An toàn giao thông về Sở Xây dựng và Giao thông). Các Sở tiếp nhận, thực hiện sắp xếp theo quy định.

Sắp xếp, tinh gọn bộ máy cấp huyện

Hợp nhất Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ. Tên gọi dự kiến: Phòng Nội vụ và Lao động Chức năng nhiệm vụ: tiếp nhận chức năng nhiệm vụ của Phòng Nội vụ và chức năng, nhiệm vụ về lao động, tiền lương, việc làm, người có công, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay.

Thành lập Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị trên cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ tham mưu quản lý Nhà nước về xây dựng, giao thông, công thương trên địa bàn cấp huyện từ Phòng Kinh tế và Phòng Quản lý đô thị (tại thị xã, thành phố), Phòng Kinh tế và Hạ tầng (tại huyện) hiện nay.

Thành lập Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin trên cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Phòng Văn hóa - Thông tin và chức năng, nhiệm vụ về khoa học và công nghệ từ Phòng Kinh tế (tại thị xã, thành phố), Phòng Kinh tế và Hạ tầng (tại huyện) hiện nay trên địa bàn cấp huyện.

Thành lập Phòng Nông nghiệp và Môi trường trên cơ sở tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tài nguyên và Môi trường và chức năng, nhiệm vụ của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại huyện) và chức năng, nhiệm vụ về nông nghiệp và phát triển nông thôn từ Phòng Kinh tế (tại thị xã, thành phố) hiện nay trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện tiếp nhận chức năng tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo trợ xã hội, trẻ em và phòng, chống tệ nạn xã hội từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay.

Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ về giáo dục nghề nghiệp từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay.

Phòng Dân tộc: Thực hiện tương tự như đối với cấp tỉnh (tiếp nhận chức năng nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về tôn giáo từ Phòng Nội vụ và giảm nghèo từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển sang) và đổi tên thành Phòng Dân tộc - Tôn giáo.

Phòng Nông nghiệp và Môi trường tiếp nhận nhiệm vụ giảm nghèo từ Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Nghiên cứu kết thúc hoạt động đối với 5 Đội quy tắc đô thị (Đội Quản lý trật tự xây dựng) là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các huyện, thị xã, thành phố: Tam Kỳ, Hội An, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn và chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan, đơn vị phù hợp.

Trước mắt, giữ ổn định các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo; đồng thời, từng bước nghiên cứu, cơ cấu lại mạng lưới trường lớp theo quy định. Các đơn vị sự nghiệp công lập còn lại: nghiên cứu sắp xếp kiện toàn đảm bảo tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Trước mắt, giữ nguyên 16 Hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp tỉnh hiện nay; đối với các hội quần chúng khác và hội quần chúng cấp huyện, cấp xã: các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp nghiên cứu, rà soát để sắp xếp trong thời gian đến cho phù hợp.

Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 21.12.2024, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Tánh Linh (25.12.1974-25.12.2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.2024), một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử trong công cuộc giải phóng quê hương.

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”
Địa phương

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”

Một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích rộng khoảng 3ha tại phường Dương Đông, TP. Phú Quốc vừa bị yêu cầu xử lý vì vướng nhiều vi phạm. Trong khi chủ khu vườn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng với mong muốn phát triển kinh tế du lịch, tạo điểm nhấn cho “đảo ngọc”.

Công ty TNHH Đông Dương liên tiếp trúng thầu sát giá tại tỉnh Cao Bằng: Gói thầu hơn 140 tỷ tiết kiệm cho ngân sách hơn 120 triệu đồng
Địa phương

Công ty TNHH Đông Dương liên tiếp trúng thầu sát giá tại tỉnh Cao Bằng: Gói thầu hơn 140 tỷ tiết kiệm cho ngân sách hơn 120 triệu đồng

Công ty TNHH Đông Dương là doanh nghiệp "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu sát giá trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo thống kê trong những năm qua, Công ty TNHH Đông Dương trúng khoảng hơn 50 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.900 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. 

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.