Tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện tại Bình Phước

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Phước để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các công trình điện trên địa bàn tỉnh.

EVNSPC dành nguồn lực lớn đầu tư cấp điện cho tỉnh Bình Phước

anh-2-fileminimizer-2203.jpg
Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang EVNSPC kiến nghị tỉnh Bình Phước việc ký quy chế phối hợp để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các công trình điện trên địa bàn

Bình Phước là địa phương có tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm cao. Trong 11 tháng năm 2024, sản lượng điện tiêu thụ đạt 3,388 tỷ kWh, tăng 12,44% so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến cả năm 2024, sản lượng điện toàn tỉnh sẽ đạt 3,655 tỷ kWh, tăng 11,91% so với năm 2023.

Nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng trưởng nhanh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân, EVNSPC đã đầu tư lớn vào hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh. Giai đoạn 2021–2025, EVNSPC dành khoảng 3.170 tỷ đồng triển khai các công trình điện. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn, nhất là trong khâu quy hoạch, bố trí quỹ đất chưa đồng bộ và vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Thực trạng này khiến nhiều công trình chậm tiến độ kéo dài, dẫn đến một số trạm biến áp và đường dây 110kV luôn trong tình trạng quá tải, tiềm ẩn nguy cơ sự cố lớn, ảnh hưởng đến việc vận hành và cung cấp điện an toàn, ổn định.

Trước tình hình trên, từ tháng 7.2024, EVNSPC đã làm việc trực tiếp với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước. Nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự hỗ trợ từ các sở, ban, ngành và sự đồng thuận của người dân, EVNSPC đã hoàn thành và đưa vào vận hành 4 công trình lưới điện: TBA 110kV Bình Long, Đồng Phú, Chơn Thành và Lộc Ninh. Dự kiến, từ nay đến cuối năm sẽ đóng điện thêm 5 công trình lưới điện 110kV.

Hiện EVNSPC đang triển khai 12 công trình lưới điện 110kV, bao gồm: phân pha dây dẫn đường dây 110kV Bình Long 2 - Mỹ Phước, Lộ ra 110kV từ Trạm 220kV Chơn Thành (4 mạch), TBA 110kV Tân Hưng và đường dây đấu nối, Lộ ra 110kV từ trạm 220kV Phước Long (2 và 4 mạch), Đường dây 110kV Bến Cát - Chơn Thành, Trạm 110kV Phú Riềng và nhánh rẽ đấu nối. Tuy nhiên, nhiều dự án vẫn đang gặp vướng mắc, nếu không được tháo gỡ kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành và khả năng cung cấp điện trong năm 2025 và các năm tiếp theo.

anh-4.jpg
Công trình nâng công suất trạm biến áp 110kV Đồng Phú vừa đóng điện, đưa vận hành vào ngày 30.11.2024

Đặc biệt, thành phố Đồng Xoài hiện chỉ được cấp điện từ TBA 110kV Đồng Xoài. Nếu trạm này gặp sự cố, nguy cơ gián đoạn cấp điện diện rộng là rất cao. Do đó, việc sớm hoàn thành đấu nối với nguồn điện từ TBA 110kV Phú Riềng là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm cấp điện an toàn, liên tục và lâu dài cho thành phố.

Cam kết đồng hành để tháo gỡ các vướng mắc

anh-5.jpg
Theo dõi thông số vận hành tại trạm biến áp 110kV Lộc Ninh 2x63 MVA vừa đóng điện ngày 27.11.2024

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNSPC Lê Văn Trang cho biết, Bình Phước là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng điện cao trong thời gian qua, với mức tăng trưởng dự kiến năm 2024 đạt 11,91%. Trước tình hình đó, EVNSPC đã chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư các công trình điện trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án và công tác cung cấp điện.

Trong năm 2024, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và sự phối hợp của các sở, ban, ngành, EVNSPC đã và đang hoàn thành đóng điện 9 công trình lưới điện, qua đó tăng công suất lưới điện 110kV thêm khoảng 250MVA, cơ bản đáp ứng nhu cầu điện trong mùa khô năm 2025. Tuy nhiên, với 12 công trình đang triển khai, đặc biệt 8 công trình cần hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2025, nếu không sớm tháo gỡ các vướng mắc thì việc cung cấp điện vào cuối năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ gặp nhiều thách thức. Hiện nhiều trạm biến áp và đường dây 110kV tại Bình Phước đang vận hành trong tình trạng đầy tải và quá tải, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hệ thống điện.

Ông Lê Văn Trang cũng bày tỏ trăn trở khi Bình Phước sở hữu Trạm biến áp 500kV Chơn Thành – một lợi thế quan trọng để bảo đảm bảo cung cấp điện ổn định và lâu dài. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa khai thác được lợi thế này do các công trình kết nối đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc kéo dài, buộc phải tiếp nhận nguồn điện từ các tỉnh lân cận. Ông đề nghị tỉnh và các sở, ban, ngành tập trung tháo gỡ mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa các công trình kết nối vào vận hành để phát huy tối đa lợi ích từ trạm biến áp này.

Chủ tịch EVNSPC mong muốn Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Phước tiếp tục đồng hành cùng ngành Điện một cách quyết liệt hơn. Ông đề xuất triển khai quy chế phối hợp giữa EVNSPC và UBND tỉnh, lựa chọn một số công trình trọng điểm để ưu tiên tháo gỡ vướng mắc, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ, hướng tới chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2025-2030. Qua đó, ngành Điện có thể thực hiện hiệu quả nhiệm vụ “Điện đi trước một bước”, đáp ứng đủ điện cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới.

EVNSPC cũng kiến nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành phối hợp đưa các công trình điện vào danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2025–2030. Đồng thời, xem xét chấp thuận để EVNSPC tiếp tục đồng hành cùng tỉnh trong việc đầu tư hạ tầng lưới điện 110kV và trung, hạ thế, đáp ứng nhu cầu điện cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu kinh tế trên địa bàn Bình Phước.

anh-3-fileminimizer.jpg
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh cam kết đồng hành cùng ngành Điện quyết liệt tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các công trình điện

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Tôn Ngọc Hạnh ghi nhận sự nỗ lực và tích cực của EVNSPC và PC Bình Phước trong thời gian qua. Bà nhấn mạnh, trong nhiệm kỳ tới, nhu cầu sử dụng điện của tỉnh sẽ tăng cao do Bình Phước đang định hướng phát triển thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Điện là yếu tố then chốt để phát triển công nghiệp; nếu không bảo đảm nguồn điện ổn định, việc thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư lớn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, công tác quy hoạch và phát triển điện trên địa bàn cần được quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới.

Bí thư Tỉnh ủy đề nghị các sở, ban, ngành phối hợp chặt chẽ với ngành Điện, nghiên cứu và triển khai quy chế phối hợp, đưa vào danh mục các công trình trọng điểm hoàn thành để chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới. Đồng thời, cần quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh, thành phố khác để áp dụng phù hợp; phối hợp với ngành Điện rà soát từng công trình, dự án, đánh giá tồn tại và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm sớm đưa các công trình vào vận hành, tránh lãng phí và bảo đảm an ninh năng lượng.

“Tỉnh ủy Bình Phước cam kết sẽ chỉ đạo quyết liệt, đồng hành cùng ngành Điện để nâng cao hiệu quả công tác cung cấp điện trên địa bàn, phục vụ các công trình trọng yếu và đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh”, bà Tôn Ngọc Hạnh khẳng định.

Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP
Địa phương

An Giang tập trung phát triển và tiêu thụ sản phẩm OCOP

Tỉnh An Giang hiện có 169 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó, 2 sản phẩm 5 sao, 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm 4 sao và 150 sản phẩm 3 sao. Thời gian tới, An Giang sẽ tập trung phát triển sản phẩm OCOP, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản và sản phẩm OCOP.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào
Xã hội

Khơi dậy ý chí vươn lên của đồng bào

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi là quyết sách lớn, đúng đắn của Đảng, Nhà nước dành cho các tỉnh miền núi nói chung, tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Sau 3 năm nỗ lực triển khai các dự án thành phần đã giúp đời sống người dân ngày càng nâng lên, hạ tầng được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giao thương hàng hóa. Đây là đòn bẩy quan trọng khơi dậy ý chí tự lực, tự cường của đồng bào các DTTS khu vực vùng sâu, vùng xa.

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất
Địa phương

Huyện Châu Phú kiến nghị UBND tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc trong thu hồi đất

UBND huyện Châu Phú vừa có công văn báo cáo UBND tỉnh An Giang về trường hợp của 2 hộ dân có đất được thu hồi thuộc dự án Khu dân cư Trung tâm thương mại Vịnh Tre. Theo đó, nhiều nội dung được huyện Châu Phú báo cáo rõ, đồng thời kiến nghị tỉnh An Giang cho tiếp tục thực hiện cơ chế tháo gỡ vướng mắc.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.