Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nên các chương trình, chính sách dân tộc, trong đó có chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình 1719) là nguồn lực chính để Bắc Kạn tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội; giải quyết các vấn đề cấp bách ở vùng DTTS, nâng cao đời sống nhân dân. Năm 2024, tổng kinh phí thực hiện chương trình (bao gồm vốn năm 2022, 2023 chuyển sang) là 1.033.976,17 triệu đồng. Trong đó: vốn đầu tư 491.631,41 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 542.344,76 triệu đồng. Đến ngày 30.11, tỉnh đã giải ngân được 424.044,63 triệu đồng, đạt 41,01%.

Triển khai Dự án 8 về thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các tổ chức, đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân, thay đổi hành vi bình đẳng giới trong đồng bào DTTS. Cùng với đó, cấp hội các cấp đã thành lập và duy trì 381/381 tổ truyền thông cộng đồng đạt 100%; duy trì và thành lập 40/40 địa chỉ tin cậy đạt 100%; thành lập 74/74 Câu lạc bộ “Thủ lĩnh của sự thay đổi”... Nhờ đó, đã giúp người dân thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại. Đồng thời, giúp cán bộ các cấp được tập huấn nâng cao kiến thức, cách thức vận dụng lồng ghép giới trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

a1.jpg
Những năm qua, người có uy tín trong vùng DTTS thường xuyên trao đổi, động viên người dân địa phương phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Ảnh: Mạnh Cường

Cùng với đó, thực hiện Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 9 về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS, toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì 14 mô hình điểm tại 14 xã có tỷ lệ tảo hôn cao thuộc 6 huyện. Tổ chức các hoạt động tư vấn, lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình tại các xã khó khăn; hội nghị tập huấn, tuyên truyền và tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng hình thức “Rung chuông vàng” tại các trường học... Bước đầu đã tạo chuyển biến trong nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng, người dân trong thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng chống tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Mặc dù số vụ tảo hôn giảm so với năm 2023, song theo đánh giá, một số chính quyền địa phương còn lúng túng trong việc triển khai thực hiện các biện pháp xử lý, vận động, thuyết phục các cặp tảo hôn chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật. Điều này khiến tình trạng tảo hôn vẫn xảy ra và có nguy cơ tăng trở lại, tập trung nhiều tại các thôn vùng cao, vùng đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn.

Phát huy vai trò của người có uy tín

Để tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, triển khai các nội dung chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2030, UBND tỉnh Bắc Kạn đã triển khai thực hiện tốt các chế độ, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho người có uy tín trong vùng DTTS và nội dung 1, Tiểu dự án 1 thuộc Dự án 10 “biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín; phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý và tuyên truyền, vận động đồng bào; truyền thông phục vụ tổ chức triển khai thực hiện Đề án tổng thể và chương trình mục tiêu quốc gia”.

Trong đó, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về công tác vận động quần chúng; cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các chính sách dành cho người có uy tín. Cùng với đó, tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS; tăng cường, nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng hoạt động trợ giúp pháp lý chất lượng cho vùng đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức khác nhau... Qua đó, kịp thời cung cấp kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức xã, thôn, các hòa giải viên, người có uy tín, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cho đội ngũ cán bộ và đồng bào DTTS, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Triệu Thị Thu Phương, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục phát huy tốt vai trò đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS tham gia phát triển kinh tế, văn hóa xã hội; bảo vệ, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh. Đặc biệt, Ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị biểu dương người có uy tín, trưởng thôn và điển hình tiên tiến, tiêu biểu vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Kạn lần thứ XIII năm 2025. Từ đó, tiếp tục khích lệ tinh thần cống hiến của người có uy tín trên địa bàn.

Cũng theo bà Phương, hiện nay, quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, chương trình 1719 đã phát sinh nhiều bất cập, hệ thống văn bản hướng dẫn nhiều nhưng chưa đầy đủ, chưa thống nhất và kịp thời; một số kiến nghị, phản ánh khó khăn, vướng mắc, bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách chưa được các bộ, ngành tháo gỡ kịp thời nên địa phương chưa đủ cơ sở thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Do đó, Ban Dân tộc đề nghị, các bộ, ngành Trung ương sớm giải quyết dứt điểm những kiến nghị của địa phương và ban hành văn bản hướng dẫn đối với chương trình 1719 (đối với tiểu dự án đến nay chưa có hướng dẫn) để địa phương có căn cứ triển khai thực hiện bảo đảm kịp thời, đúng quy định.

Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Địa phương

Long trọng kỷ niệm 50 năm Giải phóng huyện Tánh Linh và 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Sáng 21.12.2024, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Tánh Linh (25.12.1974-25.12.2024) và chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22.12.1944-22.12.2024), một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc son lịch sử trong công cuộc giải phóng quê hương.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”
Địa phương

Kiên Giang: Người dân mong mỏi được gỡ vướng để đóng góp tâm huyết vào phát triển “đảo ngọc”

Một khu vườn sinh vật cảnh theo mô hình sử dụng đất kết hợp đa mục đích rộng khoảng 3ha tại phường Dương Đông, TP. Phú Quốc vừa bị yêu cầu xử lý vì vướng nhiều vi phạm. Trong khi chủ khu vườn đã đầu tư hàng chục tỷ đồng với mong muốn phát triển kinh tế du lịch, tạo điểm nhấn cho “đảo ngọc”.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Châu Ngọc Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đ.T
Địa phương

Quyết tâm, quyết liệt trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Tại Hội nghị Tổng kết công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 vừa diễn ra, nhấn mạnh công tác xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ “then chốt của then chốt”, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Châu Ngọc Tuấn đề nghị toàn ngành Tổ chức xây dựng Đảng tiếp tục phát huy truyền thống, hoàn thành xuất sắc 2 nhiệm vụ hết sức quan trọng trong năm 2025 là thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và tham mưu tổ chức đại hội Đảng các cấp.

Công ty TNHH Đông Dương liên tiếp trúng thầu sát giá tại tỉnh Cao Bằng: Gói thầu hơn 140 tỷ tiết kiệm cho ngân sách hơn 120 triệu đồng
Địa phương

Công ty TNHH Đông Dương liên tiếp trúng thầu sát giá tại tỉnh Cao Bằng: Gói thầu hơn 140 tỷ tiết kiệm cho ngân sách hơn 120 triệu đồng

Công ty TNHH Đông Dương là doanh nghiệp "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu sát giá trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Theo thống kê trong những năm qua, Công ty TNHH Đông Dương trúng khoảng hơn 50 gói thầu, tổng giá trị lên tới hơn 1.900 tỷ đồng, bao gồm cả vai trò liên danh và độc lập. 

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng
Giao thông

Nghệ An: Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 hơn 1.300 tỷ đồng dở dang do "vướng" giải phóng mặt bằng

Dự án nâng cấp Quốc lộ 7 (Nghệ An) dự kiến đến tháng 11.2024 sẽ hoàn thành, nhưng hiện công trường vẫn dở dang, nhiều đoạn chưa được bàn giao mặt bằng. Ban QLDA 4 đang trình Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) điều chỉnh thời gian thực hiện dự án hoàn thành năm 2024 sang hoàn thành năm 2025.