Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”

Ngay trước khi Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đến thăm Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov đã có bài viết đăng trên tờ Độc lập của Nga, khẳng định Duma Quốc gia đặc biệt coi trọng chuyến thăm và vô cùng mong chờ Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu bài viết.

Các quyết định ở cấp lập pháp tạo cơ sở để hiện thực hóa thỏa thuận hợp tác

Trong các ngày 8 - 10.9, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn sẽ có chuyến thăm Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện giữa Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga và Quốc hội Việt Nam. Duma Quốc gia coi trọng chuyến thăm sắp tới của phái đoàn cấp cao Quốc hội Việt Nam. Chúng tôi luôn nhiệt liệt chào đón những người đồng nghiệp, bạn bè đến từ đất nước thân thiện này, nhưng chuyến thăm lần này của các bạn thực sự được chúng tôi chờ đợi từ lâu.

Screenshot 2024-09-10 212824.jpg
Bài báo của Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov trên tờ Độc lập ngày 8.9

Nếu vào tháng 10.2023, phái đoàn Duma Duma Quốc gia do Chủ tịch Vyacheslav Volodin dẫn đầu đã đến thăm Việt Nam vào thời điểm sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc, thì lần cuối cùng một Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đến Moscow đã là gần 5 năm trước - vào tháng 12.2019. Chuyến thăm lần này còn đặc biệt ở chỗ, đương kim Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn được bầu cách đây vài tháng, sẽ có chuyến thăm Nga lần đầu tiên trên cương vị mới. Đây sẽ là cơ hội để chúng ta, những người đồng nghiệp làm quen với nhau. Chúng tôi đánh giá cao việc Chủ tịch Quốc hội mới của Việt Nam tiến hành chuyến thăm nước ngoài đầu tiên tới Nga. Tôi tin tưởng Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin sẽ phát triển mối quan hệ nồng ấm, tin cậy với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn.

Một trong những điểm quan trọng tôi muốn lưu ý là mối quan hệ Nga - Việt hiện đang trên đà phát triển đặc biệt: Gần đây nhất, vào tháng 6.2024, mối quan hệ song phương đã được truyền động lực mới sau chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Việt Nam. Kết quả của các cuộc đàm phán là 15 văn kiện về hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã được ký kết, ở nhiều cấp độ. Điều này có thể cần đến sự hỗ trợ về mặt lập pháp để có thể được hiện thực hóa, và do đó cần có sự vào cuộc của các nghị sĩ hai nước để thực hiện các thỏa thuận và chủ trương mà lãnh đạo hai nước đã ký kết. Chúng tôi coi đây là nhiệm vụ của mình.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Trần Thanh Mẫn, tại đó Tổng thống Nga nhấn mạnh rằng: “Quá trình thông qua các quyết định phù hợp ở cấp lập pháp tạo ra cơ sở vững chắc, đáng tin cậy cho mối quan hệ hợp tác của chúng ta trong các lĩnh vực, từ an ninh, phát triển kinh tế và giao lưu nhân dân”.

Chương trình nghị sự toàn diện và kịp thời

Trong bối cảnh này, tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh đến thực tế là chúng tôi cùng với các đồng nghiệp Việt Nam đã làm việc rất nghiêm túc về chương trình nghị sự của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện lần thứ ba: hóa ra, chương trình nghị sự này không chỉ toàn diện mà còn đặc biệt phù hợp, giúp giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng để mở đường cho các thỏa thuận hợp tác được thực hiện suôn sẻ.

russia-3189-8455.jpg
Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga I.I. Melnikov nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sang thăm chính thức Liên bang Nga tại sân bay quốc tế Vnukovo ngày 8.9. Ảnh: Thống Nhất

Chúng tôi sẽ thảo luận về các cấp độ của hợp tác liên ngân hàng, các vấn đề duy trì động lực tích cực, bền vững của kim ngạch thương mại và đảm bảo hiệu quả cho các dự án chung trong lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng. Chương trình nghị sự của chúng tôi cũng bao gồm hợp tác trong các lĩnh vực xây dựng và chăm sóc sức khỏe, khoa học và giáo dục, trao đổi, giao lưu nhân dân và du lịch. Tôi muốn nhấn mạnh riêng rằng, để hoàn thiện bức tranh, chúng tôi cũng đã mời đại diện một số bộ liên quan của Nga đến phát biểu. Họ sẽ có điều kiện bổ sung các báo cáo mà các đại biểu sẽ trình bày. Vâng, và vào cuối Hội nghị lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện, một thông cáo chung sẽ được hai bên thống nhất và thông qua.

Mối quan hệ được phối hợp giữa các cơ quan

Điều đáng chú ý là chuyến thăm của Đoàn Đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam và Phiên họp lần thứ ba của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện diễn ra trước thềm kỳ họp lần thứ 25 Ủy ban liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Sự đồng bộ hóa công việc giữa các cơ quan như vậy là biểu tượng tốt đẹp cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta.

Tôi không khỏi thấy buồn khi quan hệ Nga - Việt gần đây đã bị tổn thất nặng nề: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, vị lãnh đạo lâu năm của Việt Nam, tên tuổi mãi mãi được ghi vào lịch sử hữu nghị giữa hai nước chúng ta, đã qua đời. Chính tại cuộc trong cuộc gặp ở Moscow với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng năm 2018, Chủ tịch Duma Quốc gia Vyacheslav Volodin đã chủ động tạo ra một cơ chế gọi là “Ủy ban Hợp tác liên nghị viện ở cấp cao”. Nhà lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Duma Quốc gia Nga đã nhất trí về sự cần thiết của cơ chế hợp tác mới giữa hai cơ quan lập pháp để thảo luận thực chất các vấn đề và đạt được các giải pháp cụ thể. Và để tưởng nhớ nhà lãnh đạo tuyệt vời như cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vì lợi ích của đất nước và nhân dân hai nước chúng ta, các nghị sĩ Nga và Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để tăng cường tình hữu nghị và đạt được những kết quả trong khuôn khổ công việc của Ủy ban Hợp tác liên nghị viện cũng như chuyến thăm lần này.

Quốc tế

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

Simon Dawson / No 10 Downing Street
Quốc tế

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Củng cố "mối quan hệ đặc biệt"

Thủ tướng Anh Keir Starmer có chuyến đi chớp nhoáng tới Washington D.C., Mỹ vào ngày 13.9 để gặp Tổng thống Joe Biden và thảo luận nhiều vấn đề. Trong đó các ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ xoay quanh sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine, nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, giảm căng thẳng ở Trung Đông, hay thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở…

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận: