Phát động phong trào thi đua Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp trên toàn Thành phố Hà Nội

Sáng 17.12, tại Quảng trường Cách mạng tháng Tám, phường Tràng Tiền, Ủy ban nhân dân Thành phố - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố phối hợp tổ chức Lễ phát động Phong trào thi đua Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp Thành phố Hà Nội.

Dự buổi Lễ phát động có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Lan Hương; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam; cùng đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố Hà Nội.

2b1a2010-17344019998221500532255-0-0-1250-2000-crop-17344020126681656150635.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Thành phố nhấn nút phát động Phong trào thi đua Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp. Ảnh: ITN

Cần sự chung tay của cả cộng đồng vì một Hà Nội "Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp"

Phát biểu tại Lễ phát động, Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết: Lễ phát động hướng tới mục tiêu làm cho môi trường sống của Thành phố trong lành hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần xây dựng Hà Nội trở thành một Thành phố đáng sống.

Cùng với quá trình đô thị hóa và biến đổi khí hậu, tình trạng ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, nguồn nước, rác thải sinh hoạt và sự suy giảm không gian xanh là những vấn đề thách thức tại các Thành phố lớn nói chung, từ đó, đòi hỏi chính quyền và mỗi người dân phải khẩn trương có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường.

Nhận thức rõ trách nhiệm đó, ngày 10.12.2024, UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp" trên địa bàn toàn Thành phố nhằm từng bước giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường, góp phần xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại.

2b1a2023-17344024708861953877227.jpg
Các đại biểu kí cam kết trong lễ phát động. Ảnh: ITN

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh kêu gọi nhân dân Thành phố tích cực hưởng ứng, đồng hành, hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn, mỗi gia đình, khu dân cư cần chủ động thu gom, phân loại và giảm thiểu rác thải sinh hoạt hàng ngày. Đây không chỉ là hành động vì môi trường mà còn là bài học có ý nghĩa về trách nhiệm cho chúng ta và cho thế hệ tương lai.

Để bảo vệ nguồn nước, không khí và môi trường sống, mỗi người dân hãy luôn ý thức trong sử dụng tiết kiệm nước, giảm phát thải khí độc hại và tích cực bảo vệ không gian xanh vì môi trường trong lành hôm nay. Cùng với đó, chăm sóc và phát triển không gian xanh, mỗi cây xanh được trồng, mỗi con đường sạch đẹp là một phần trong hành trình xây dựng Thủ đô ngày một đẹp hơn, xanh hơn, sạch hơn.

Đồng chí Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh sự chung tay của cả cộng đồng vì một Hà Nội Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp tiếp tục khẳng định truyền thống đoàn kết, anh hùng, lan tỏa nét văn hóa thanh lịch của người Tràng An. Mỗi hành động nhỏ như giữ gìn nơi sinh hoạt, vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ cây xanh, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa…đều mang lại tác động tích cực trong bảo vệ môi trường.

"Khi thói quen ấy trở thành lối sống, trở thành nét văn hóa của người dân Hà thành, chúng ta sẽ cùng nhau tạo nên một Hà Nội sạch hơn, văn minh hơn, thân thiện và phát triển bền vững hơn", Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết.

Đồng thời kêu gọi mỗi người dân, mỗi tổ chức, cộng đồng doanh nghiệp cùng chung sức, đồng lòng, cùng hành động để Hà Nội trở thành Thành phố đáng sống, phát triển bền vững, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Cam kết sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất

Phát biểu hưởng ứng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam khẳng định: Đây là một sáng kiến đầy ý nghĩa, khởi động một hành trình mới để Thủ đô Hà Nội trở thành biểu tượng của phát triển bền vững và hài hòa với thiên nhiên.

Theo đồng chí Lê Thanh Nam không thể phủ nhận môi trường sống của Thủ đô đang đối mặt với nhiều thách thức lớn: ô nhiễm không khí, suy giảm nguồn nước và sức ép từ rác thải đô thị. Những vấn đề này đòi hỏi chúng ta - những cán bộ của Thủ Đô, mọi công dân đang sống và làm việc tại Thủ đô - phải hành động quyết liệt và đồng bộ hơn bao giờ hết.

Với trách nhiệm của Sở trong việc thực hiện hiệu quả các mục tiêu của phong trào, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung vào 3 nội dung trọng tâm: Thứ nhất, hành động bằng chuyên môn và giải pháp khoa học, trong đó đẩy mạnh triển khai các dự án quản lý rác thải tại nguồn, phát triển hệ thống thu gom, phân loại và xử lý rác thải hiện đại, tiên tiến, tuần hoàn và bền vững. Tập trung đẩy mạnh vào các giải pháp cải thiện chất lượng không khí, nước và đất, đồng thời giám sát chặt chẽ các nguồn phát thải trên địa bàn thành phố với thông điệp rõ ràng: Không khí sạch, Thành phố xanh.

Đặc biệt, ưu tiên lớn đến Chiến dịch "Hồi sinh sông hồ Hà Nội" kết hợp làm sạch, cải tạo và xây dựng các không gian công cộng xanh ven sông, ven hồ, quyết tâm chung tay cùng Thành phố hồi sinh các sông nội đô và hồ Hà Nội.

Thứ hai, huy động cộng đồng cùng chung tay bảo vệ môi trường: Bên cạnh các chương trình như "Cuối tuần xanh" hay "Ngày làm sạch sông hồ", "Bảo vệ lá phổi Thành phố"…, ngành Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức các hoạt động sáng tạo, gắn kết cộng đồng như thi đua khu dân cư xanh - sạch - đẹp, phát động các chiến dịch rộng khắp, cảm hứng và hiệu quả.

Thứ ba, kiên quyết xử lý vi phạm và thúc đẩy cải tiến bền vững: Song song với các hoạt động vận động và hỗ trợ, sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về môi trường, đảm bảo kỷ cương được thực thi triệt để.

"Chúng tôi cam kết sẽ làm việc với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không ngừng cải thiện và đổi mới, để Hà Nội thực sự trở thành nơi đáng sống, là niềm tự hào của chúng ta và thế hệ tương lai", Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Lê Thanh Nam khẳng định.

z6137605886750227c2269a540e26bba215d84c0dbe55e-1734402759015190316740.jpg
Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: ITN

Hưởng ứng lời phát động của Chủ tịch Thành phố, thay mặt cán bộ và Nhân dân quận Hoàn Kiếm, Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cam kết sẽ chung tay cùng thực hiện phong trào thi đua "Sáng - xanh - sạch - đẹp" của Thành phố bằng những hoạt động cụ thể như: Nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ môi trường. Đồng thời, phấn đấu thực hiện mỗi cơ quan là một điểm "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp". Đảm bảo xây dựng đô thị xanh, văn minh, hiện đại. Cùng thực hiện những hành động thiết thực như: trồng thêm nhiều cây xanh, giảm thiểu rác thải, hạn chế sử dụng xe cá nhân, từng bước chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sạch và giao thông xanh…

Đồng chí tin tưởng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của các cấp chính quyền, sự thay đổi nhận thức của mỗi người dân, cộng đồng doanh nghiệp và hỗ trợ tích cực từ các tổ chức quốc tế, chúng ta sẽ thực hiện thành công, hiệu quả việc cải thiện chất lượng không khí, góp phần cho Hà Nội luôn sáng, xanh, sạch, đẹp và là điểm đến lý tưởng, đối với du khách trong nước và quốc tế.

Với quyết tâm mạnh mẽ, cam kết tạo ra bước đột phá trong công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm, thúc đẩy phong trào chung tay hành động để xây dựng Thủ đô Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp, phát triển bền vững. Ngày 10.12.2024, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ký ban hành Kế hoạch số 359/KH-UBND về việc thực hiện phong trào thi đua "Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp", kêu gọi toàn thể công dân, cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp tham gia tích cực nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường sống cho các thế hệ tương lai.

Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông
Xã hội

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông. Cuộc thi với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Gần 5.000 ngôi nhà an toàn chống chịu biến đổi khí hậu được xây dựng
Môi trường

Gần 5.000 ngôi nhà an toàn chống chịu biến đổi khí hậu được xây dựng

Ngày 17.12, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của Biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”.

Kinh nghiệm thích ứng biến đổi khí hậu của người dân ven biển Sóc Trăng
Xã hội

Kinh nghiệm thích ứng biến đổi khí hậu của người dân ven biển Sóc Trăng

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long – Giai đoạn 1” được UBND tỉnh Sóc Trăng giao cho UBND thị xã Vĩnh Châu chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, thực hiện theo đề xuất của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid-AFV) và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã đi được một chặng đường, đem lại những kết quả tích cực và bài học quý báu.

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu
Môi trường

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu

Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, Cà Mau chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng gây sụt lún đất, sạt lở bờ kênh... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng.