Gia Lai: Quản lý tài nguyên nước ứng phó biến đổi khí hậu

Để ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp và cuộc sống của người dân, tỉnh Gia Lai đã và đang triển khai nhiều giải pháp, trong đó có việc tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm gần đây, tỉnh Gia Lai đang phải đối mặt với tình trạng hạn hán khốc liệt vào mùa khô do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Tình trạng hạn hán đã gây thiệt hại nặng nề đối với sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Theo thông tin từ UBND tỉnh Gia Lai, trong 6 tháng đầu năm 2024, tình trạng hạn hán, thiếu nước đã gây thiệt hại đối với tỉnh Gia Lai gần 152 tỷ đồng, với hàng ngàn ha cây trồng bị ảnh hưởng, gồm 435,89ha lúa; 101ha cây hàng năm, rau màu; 2.506,49ha cây lâu năm; 182,627ha cây ăn quả; và 16,1ha cây lâm nghiệp.

Nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu, hạn hán và thiếu nước, tỉnh Gia Lai đã triển khai nhiều giải pháp. Trong Kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước giai đoạn 2023 -2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, UBND tỉnh Gia Lai xác định Nhà nước và nhân dân cùng tham gia ứng phó với hạn hán, thiếu nước, huy động tối đa các nguồn lực hiện có của địa phương, đơn vị để cùng phối hợp thực hiện.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, nguồn nước để kịp thời triển khai giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước phù hợp; sử dụng nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, trong đó ưu tiên nguồn nước hiện có cấp cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản và các ngành sản xuất trọng yếu khác; hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra; chủ động các biện pháp tiết kiệm nước, chống hạn ngay từ đầu mùa vụ.

Về việc đảm bảo nước sinh hoạt nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị đặc biệt quan tâm rà soát, thống kê các hộ dân ở phân tán thuộc các khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực chưa có công trình cấp nước, đầu tư hỗ trợ cấp nước nhỏ lẻ bằng bồn nhựa 3m3 - 5m3 chứa nước và hóa chất xử lý nước khẩn cấp (PAC) cho các hộ dân ở phân tán, những vùng khó khăn về nước sạch mà nguồn nước mặt có thể sử dụng được.

anh-2.jpg
Hồ chứa nước thủy lợi Ia Mơr (Gia Lai) có dung tích 180 triệu m3, cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho người dân địa phương.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai, trong tháng 11.2024, Sở đã tập trung triển khai Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Sở cũng đã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh; yêu cầu rà soát, đề xuất đưa vào sử dụng các giếng khoan thuộc dự án Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất; đề nghị UBND các huyện Krông Pa, Đak Pơ, Kông Chro, Ia Pa, thị xã An Khê xác định nhu cầu sử dụng nước cho mùa cạn năm 2024; tăng cường trong công tác vận hành của các hồ chứa thủy lợi, thủy điện trong mùa cạn năm 2024; triển khai các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất; yêu cầu các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện trên địa bàn tỉnh chấp hành các quy định về việc vận hành hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện trong mùa cạn năm 2024.

Đối với công tác thủy lợi, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu tăng cường kiểm tra để đảm bảo an toàn tuyệt đối các hồ chứa, sửa chữa các cửa cống, cửa tràn đảm bảo kín nước để tiết kiệm nước phục vụ sản xuất; nạo vét các hồ chứa nhằm tăng dung tích trữ của hồ chứa trong mùa mưa lũ. Song song với đó, tập trung nạo vét các trục tiêu, kênh dẫn vào trạm bơm, khơi thông các cửa lấy nước, kênh dẫn trạm bơm đảm bảo dẫn nước thông suốt; sửa chữa, nâng cấp các tuyến kênh bị hư hỏng, xuống cấp, gây lãng phí nước, để tiết kiệm nước tưới phục vụ chống hạn.

Để bảo vệ cây trồng trước tình trạng hạn hán, thiếu nước, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị đẩy mạnh ứng dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; tổ chức sản xuất theo hướng tập trung, cánh đồng lớn để gieo trồng vào cùng thời điểm, cùng một cánh đồng để tiết kiệm nước. Đồng thời, đẩy mạnh công tác chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhất là các giải pháp tiết kiệm nguồn nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; canh tác thông minh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao… cho nông dân biết và áp dụng nhằm giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước.

Môi trường

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu
Môi trường

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu

Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, Cà Mau chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng gây sụt lún đất, sạt lở bờ kênh... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng.

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

Là địa phương chịu nhiều thiệt hại dưới tác động của biến đổi khí hậu, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị đang trở thành một chỉ dấu kinh tế tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng nghĩa với những thách thức to lớn về môi trường, xã hội, văn hóa và sức khỏe con người. Trước thực tế đó, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, với ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh, năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn
Môi trường

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để phòng, chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu
Xã hội

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu

Nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 12.12, tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024”.

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân
Môi trường

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân

Ngày 12.12, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Dự án tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tổ chức tập huấn nâng cao về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho 50 cán bộ nòng cốt trong công tác tuyên truyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Viên An và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu
Môi trường

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 12.12, thông tin từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho biết cơ quan này và Liên minh châu Âu vừa phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị khởi động Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau."

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…