Giảm phát thải Carbon cho vùng nguyên liệu mía Lam Sơn bằng công nghệ phân tích vệ tinh

Ngày 19.12, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) phối hợp với hai đối tác lớn của Nhật Bản là Công ty Idemitsu Kosan và Công ty Sagri tổ chức lễ ký kết hợp đồng triển khai dự án Giảm phát thải Carbon vùng nguyên liệu mía Lam Sơn.

Dự án giảm phát thải carbon tại Lam Sơn tập trung vào việc áp dụng mô hình nông nghiệp tái tạo môi trường, với sự hỗ trợ từ công nghệ phân tích vệ tinh tiên tiến của Sagri.

205d4145052t55872l0.jpg
Đại diện các bên ký kết hợp đồng triển khai dự án Giảm phát thải Carbon vùng nguyên liệu mía Lam Sơn. Ảnh: ITN

Theo kế hoạch, giai đoạn thử nghiệm dự án bắt đầu vào năm 2025 trên diện tích 500 hecta. Công nghệ phân tích vệ tinh sẽ giám sát tình trạng đất và sự phát triển của cây mía do Lasuco và các hộ nông dân hợp tác canh tác, từ đó tối ưu hóa loại, lượng và thời điểm bón phân. Điều này không chỉ giảm lượng khí nitơ oxit phát thải từ phân bón mà còn tăng cường khả năng lưu trữ carbon trong đất, góp phần đáng kể vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính.

205d4145031t77343l0.jpg
Đại diện Công ty Sagri giới thiệu tổng quan về dự án. Ảnh: ITN

Sau giai đoạn thử nghiệm, dự án dự kiến sẽ chính thức hoạt động thương mại từ năm 2026 và mở rộng quy mô lên 8.000 hecta. Đồng thời, các tín chỉ carbon được tạo ra sẽ được đăng ký theo phương pháp “Cải thiện quản lý đất nông nghiệp” của Tổ chức Verra - Cơ quan chứng nhận tín chỉ carbon tự nguyện lớn nhất thế giới.

c.jpg
Theo kế hoạch, giai đoạn thử nghiệm dự án bắt đầu vào năm 2025 trên diện tích 500 hecta. Ảnh: ITN

Thông qua dự án này, Idemitsu Kosan, Lasuco và Sagri mong muốn góp phần vào quá trình giảm phát thải carbon trong nông nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, các bên sẽ tiếp tục thử nghiệm để mở rộng mô hình này sang các khu vực khác, các loại cây trồng khác tại Việt Nam và cả các quốc gia lân cận, hướng tới mục tiêu phát triển các dự án tín chỉ carbon bền vững.

Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông
Xã hội

Phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông

Sáng 19.12, tại Hà Nội, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức phát động cuộc thi ảnh tuyên truyền về bảo vệ môi trường lưu vực sông. Cuộc thi với mục đích tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường lưu vực sông ở Việt Nam.

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Gần 5.000 ngôi nhà an toàn chống chịu biến đổi khí hậu được xây dựng
Môi trường

Gần 5.000 ngôi nhà an toàn chống chịu biến đổi khí hậu được xây dựng

Ngày 17.12, Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống Thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của Biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam”.

Kinh nghiệm thích ứng biến đổi khí hậu của người dân ven biển Sóc Trăng
Xã hội

Kinh nghiệm thích ứng biến đổi khí hậu của người dân ven biển Sóc Trăng

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long – Giai đoạn 1” được UBND tỉnh Sóc Trăng giao cho UBND thị xã Vĩnh Châu chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, thực hiện theo đề xuất của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid-AFV) và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã đi được một chặng đường, đem lại những kết quả tích cực và bài học quý báu.