Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).

3 nhóm nhiệm vụ giải pháp thực hiện Kế hoạch

Kế hoạch đặt mục tiêu cụ thể là nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững; nâng cao năng lực và nhận thức để sẵn sàng điều chỉnh trước những thay đổi của khí hậu.

Đồng thời giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu. Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực nhằm thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.

anh-trang-15-7a146a75.jpg
Mô hình sản xuất tôm - lúa thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Quyết định cũng nêu rõ 3 nhóm nhiệm vụ giải pháp thực hiện.

Một, nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, bảo đảm sinh kế bền vững thông qua đầu tư cho các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm sử dụng hiệu quả và ngăn chặn tình trạng suy giảm, suy thoái tài nguyên; phát triển nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ, phát triển rừng và các hệ sinh thái; phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng; tăng cường hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an sinh xã hội và bình đẳng giới.

Hai, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng, góp phần giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu. Triển khai các giải pháp tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo sớm thiên tai và các điều kiện khí hậu, thời tiết cực đoan; cải thiện đánh giá và quản lý rủi ro khí hậu; thực hiện các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do các tác động ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của biến đổi khí hậu, sẵn sàng ứng phó với thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng.

Ba, hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực để thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, hoàn thiện thể chế, chính sách và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch; thúc đẩy các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu đồng lợi ích, nâng cao nhận thức và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua truyền thông, đào tạo, tăng cường nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, huy động các nguồn tài chính, đầu tư và các hoạt động hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu.

2 giai đoạn thực hiện

Giai đoạn đến năm 2030: Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về thích ứng với biến đổi khí hậu; thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược và quy hoạch.

Triển khai, nhân rộng các mô hình canh tác nông nghiệp xen canh thích ứng với biến đổi khí hậu; bố trí cơ cấu mùa vụ, cây trồng phù hợp; phát triển và nhân rộng các giống cây trồng, vật nuôi, các mô hình trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn.

Tầm nhìn đến năm 2050: Giai đoạn sau năm 2030 cho đến năm 2050, tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống tự nhiên nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nước, bình đẳng giới, an sinh xã hội, sức khỏe cộng đồng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu và an toàn trước thiên tai.

Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch bao gồm từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp hiện hành thực hiện theo quy định của pháp luật về Ngân sách nhà nước, Đầu tư công và các quy định liên quan; các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Định kỳ 5 năm sơ kết đánh giá tình hình thực hiện

Về tổ chức thực hiện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ 5 năm sơ kết đánh giá tình hình thực hiện.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp các dự án đầu tư vào kế hoạch đầu tư công trung hạn theo các giai đoạn trên cơ sở danh mục dự án của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đề xuất để trình cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, cơ quan trung ương cân đối kinh phí thường xuyên hằng năm từ ngân sách trung ương để triển khai nhiệm vụ của Kế hoạch.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bố trí nguồn lực và chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra tại Kế hoạch, bảo đảm tiến độ và chất lượng.

Môi trường

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu
Môi trường

Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu

Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, Cà Mau chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng gây sụt lún đất, sạt lở bờ kênh... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng.

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

Là địa phương chịu nhiều thiệt hại dưới tác động của biến đổi khí hậu, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị đang trở thành một chỉ dấu kinh tế tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng nghĩa với những thách thức to lớn về môi trường, xã hội, văn hóa và sức khỏe con người. Trước thực tế đó, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, với ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh, năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn
Môi trường

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để phòng, chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu
Xã hội

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu

Nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 12.12, tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024”.

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân
Môi trường

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân

Ngày 12.12, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Dự án tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tổ chức tập huấn nâng cao về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho 50 cán bộ nòng cốt trong công tác tuyên truyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Viên An và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu
Môi trường

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 12.12, thông tin từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho biết cơ quan này và Liên minh châu Âu vừa phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị khởi động Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau."

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…