Cà Mau: Bài toán để thích nghi với biến đổi khí hậu

Là tỉnh có 3 mặt giáp biển, Cà Mau chịu tác động mạnh bởi biến đổi khí hậu như: hạn hán, xâm nhập mặn, triều cường, nước biển dâng gây sụt lún đất, sạt lở bờ kênh... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng.

Khoảng 91km chiều dài bờ biển tiếp tục bị sạt lở

Hơn 10 năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu làm nước biển dâng, cùng với tình trạng sụt lún đất, cộng với các hình thái thời tiết cực đoan khác đã làm cho bờ biển Cà Mau sạt lở ngày càng nghiêm trọng. Đến nay, tổng chiều dài các đoạn bờ biển Cà Mau bị sạt lở khoảng 187/254km. Theo thống kê của ngành lâm nghiệp, giai đoạn 2011 - 2021, sạt lở bờ biển làm mất đất và rừng phòng hộ với diện tích khoảng 5.250ha (tương đương diện tích bình quân 1 xã của tỉnh).

Trong bối cảnh nguồn lực của tỉnh Cà Mau còn khó khăn, nhưng với sự nỗ lực, cố gắng của các cấp ngành, người dân và cộng đồng doanh nghiệp, tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp kè như: Kè bằng vật liệu địa phương, kè bản nhựa, kè rọ đá, kè ngầm tạo bãi, kè đá đổ, kè áp bờ… Hiện, tỉnh đã đầu tư xây dựng hoàn thành gần 63km kè bảo vệ bờ biển với tổng kinh phí 2.018 tỷ đồng. Trong đó, bờ biển Tây 44km, kinh phí 1.103 tỷ đồng; bờ biển Đông 19km, kinh phí 915 tỷ đồng.

cb403bbc97e32abd73f2.jpg
Phấn đấu đến năm 2030 Cà Mau có trên 5.000 ha rừng đạt chứng chỉ bền vững. Ảnh: ITN

Những công trình này đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở; bước đầu gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000ha rừng phòng hộ. Trong 5 năm qua, đê biển Cà Mau nhiều lần bị sóng biển uy hiếp nhưng không đoạn nào bị phá vỡ, vừa bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân, vừa bảo vệ trên 10.000ha diện tích sản xuất ven biển.

Kết quả rà soát cho thấy hiện nay, tổng chiều dài bờ biển Cà Mau đang tiếp tục bị sạt lở khoảng 91km. Trong đó, bờ Biển Tây sạt lở nguy hiểm 22km, bờ Biển Đông sạt lở đặc biệt nguy hiểm 29,1km, sạt lở nguy hiểm 40,3km. Đối với bờ sông cần đầu tư hơn 47km kè. Trong đó, sạt lở đặc biệt nguy hiểm hơn 14,7km và sạt lở nguy hiểm hơn 32,4km.

Có thể thấy, với tốc độ sạt lở như hiện nay, nếu không có giải pháp bảo vệ ngay thì thời gian tới sạt lở tiếp tục làm mất thêm nhiều diện tích đất, rừng phòng hộ và có thể tiến sâu vào đất liền gây uy hiếp đến nhiều công trình hạ tầng làm ảnh hưởng đến đời sống người dân và hoạt động kinh tế, quân sự, quốc phòng.

Giữ ổn định 38 ngàn ha đất trồng lúa, trên 50% nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn

Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đã ban hành kế hoạch thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 4.6.2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch).

Kế hoạch đặt ra mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030: Phát triển công nghệ dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đủ năng lực cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội; giảm thiệt hại do thiên tai gây ra. Trong đó, tập trung bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người, tài sản do triều cường, ngập úng, sạt lở đất so với giai đoạn 2015 - 2025.

a618753aa6651b3b4274.jpg
Cùng chung tay trồng cây xanh tại xã Ðông Hưng, huyện Cái Nước. Ảnh: ITN

Bảo đảm 90% số hộ dân thuộc khu vực thường xuyên xảy ra thiên tai có nhà ở an toàn; ít nhất 80% các hộ dân sinh sống nơi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất được di dời đến nơi an toàn.

Cà Mau sẽ tiếp tục điều tra, đánh giá tiềm năng, giá trị của các nguồn tài nguyên quan trọng trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch, quản lý và khai thác bền vững, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn tài nguyên trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung kiểm soát cơ bản 90% các hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất; nâng cao hiệu quả sử dụng nước, giảm tỉ lệ thất thoát nước trong hoạt động cấp nước xuống 10%.

16ee16f9bfa602f85bb7.jpg
Cà Mau đặt mục tiêu đến năm 2030, giảm 25% cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường. Ảnh: ITN

Khắc phục hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vào mùa khô ở các lưu vực sông, các vùng khó tiếp cận nguồn nước ngọt, đặc biệt ở các khu vực ven biển, vùng ngọt hóa, vùng sâu, vùng xa và các đảo. Bảo đảm nhu cầu sử dụng đất để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định 38 ngàn ha đất trồng lúa; phấn đấu diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 5.000 ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỉ lệ các nguồn năng lượng tái tạo.

Về bảo vệ môi trường, Cà mau đặt mục tiêu 98% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý theo quy định; 90% chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom, xử lý; 100% chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, vận chuyển và xử lý.

Trên 50% nước thải đô thị được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đối với đô thị loại II và 30% đối với đô thị còn lại; 80% khu, cụm công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung vận hành đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Môi trường

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa
Xã hội

Hoàn thiện cơ chế, chính sách, biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa

Thị trường tín chỉ carbon ở Việt Nam được dự báo trong thời gian tới sẽ phát triển mạnh mẽ, bởi không chỉ dư địa lớn từ rừng mà còn ở các ngành năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời, các dự án chuyển đổi năng lượng, thu gom và tái chế rác, nông lâm nghiệp... Vì vậy để biến tiềm năng carbon rừng thành hàng hóa, mang lại nguồn thu thì phải nhanh chóng tạo ra sàn giao dịch carbon và kiểm soát được nó.

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững
Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi để hướng tới sự phát triển bền vững

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro tiềm ẩn như xâm nhập mặn, hạn hán, lũ lụt và suy giảm bùn cát cũng như xói lở bờ biển đe dọa đến an ninh lương thực, nguồn nước và sinh kế của hàng chục triệu dân. Việc áp dụng các mô hình sinh kế thuận thiện đang góp phần giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp
Môi trường

Chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp

Bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cấp chính quyền và Nhân dân để góp phần xây dựng nông thôn mới. Đây là hoạt động ý nghĩa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của bà con nhân dân huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong việc giữ gìn môi trường sống, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp.

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Nâng cao năng lực ứng phó biến đổi khí hậu

Là địa phương chịu nhiều thiệt hại dưới tác động của biến đổi khí hậu, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để nâng cao năng lực ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan, bảo vệ tài nguyên, môi trường, phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
Môi trường

Thúc đẩy phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và đô thị hóa nhanh chóng, việc phát triển đô thị để tạo động lực tăng trưởng kinh tế đô thị đang trở thành một chỉ dấu kinh tế tích cực không thể phủ nhận. Tuy nhiên, sự phát triển này cũng đồng nghĩa với những thách thức to lớn về môi trường, xã hội, văn hóa và sức khỏe con người. Trước thực tế đó, chiến lược phát triển đô thị xanh bền vững trở nên cần thiết hơn bao giờ hết, với ba trụ cột chính: phát triển không gian xanh, năng lượng tái tạo và giao thông bền vững.

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn
Môi trường

Giải pháp nào cho bài toán sụt lún, xâm nhập mặn

Hiện nay, tình trạng biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày càng nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi những giải pháp đồng bộ để phòng, chống tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, sụt lún đất, sạt lở bờ sông/bờ biển, ngập úng, hạn hán và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu
Xã hội

Bảo vệ môi trường là vấn đề cốt yếu

Nhằm tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn, người lao động trong hoạt động giám sát việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu, ngày 12.12, tại Cung Văn hoá Lao động hữu nghị Việt Xô, Báo Lao động tổ chức Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường 2024”.

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân
Môi trường

Tập huấn nâng cao nhận thức và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho người dân

Ngày 12.12, tại Ban quản lý rừng phòng hộ Đất Mũi, Dự án tăng cường khả năng chống chịu khí hậu và tạo thu nhập bền vững cho các cộng đồng dễ bị tổn thương sống phụ thuộc vào rừng ngập mặn tổ chức tập huấn nâng cao về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho 50 cán bộ nòng cốt trong công tác tuyên truyền tại địa phương và người dân tại 2 xã Viên An và Viên An Đông, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu
Môi trường

Pháp và Liên minh châu Âu hỗ trợ Việt Nam thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 12.12, thông tin từ Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) cho biết cơ quan này và Liên minh châu Âu vừa phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị khởi động Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển sông Ông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau."

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…