Kinh nghiệm thích ứng biến đổi khí hậu của người dân ven biển Sóc Trăng

Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng sông Cửu Long – Giai đoạn 1” được UBND tỉnh Sóc Trăng giao cho UBND thị xã Vĩnh Châu chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, thực hiện theo đề xuất của Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid-AFV) và Quỹ hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) đã đi được một chặng đường, đem lại những kết quả tích cực và bài học quý báu.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng, mục tiêu của Dự án là góp phần bảo vệ và tăng cường khả năng hấp thụ khí CO2 của rừng phòng hộ tại 3 xã trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu thông qua nỗ lực chung của cộng đồng và chính quyền địa phương; cải thiện sinh kế của cộng đồng sinh sống trong các vùng đệm thông qua khoán rừng cho người dân để nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và thân thiện với môi trường.

soc-trang.jpg
Các đại biểu tham gia tổng kết Dự án. Ảnh: TN&MT

Thực tế, Dự án phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, quy hoạch phát triển ngành, vùng và địa phương. Dự án phù hợp Quyết định số 1662/QĐ-TTg ngày 4.10.2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030”; Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26.7.2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050, Mục tiêu xác định nhiệm vụ quản lý các hệ sinh thái và đa dạng sinh học; tăng cường khả năng phục hồi của hệ sinh thái tự nhiên và bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học trước tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thiết lập và mở rộng hoạt động của các khu bảo tồn biển, các khu bảo tồn thiên nhiên; phát triển các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng. Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 1.4.2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyêt Đề án trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025; Quyết định số 995/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25.8.2023 về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050,…

Theo chia sẻ của Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng, sau 3 năm triển khai các hoạt động của dự án, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cụ thể, tỷ lệ hấp thụ các bon của rừng ngập mặn tăng 22,8%, vượt 12,8 % so với mục tiêu đề ra (10%); tỷ lệ sống của cây con tăng lên 95%, vượt 15% so với mục tiêu đề ra (80%); số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp giảm 85,7%, vượt 15,7% so với mục tiêu đề ra (70%). Thu nhập bình quân của các hộ tham gia mô hình sinh kế tăng 40%, vượt 20% so với mục tiêu đề ra (20%).

Kết quả trên của Dự án đã góp phần thực hiện các mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên lĩnh vực lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến 2050. Mục tiêu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nuôi trồng thủy sản vùng ven biển, hỗ trợ cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng giá trị sản xuất, cải thiện thu nhập dưới tán rừng cho người dân ven biển. Từ đó, góp phần thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu về tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển rừng và khôi phục và bảo vệ hệ sinh thái rừng ven biển; góp phần tăng độ che phủ rừng vào năm 2025 và 2030 đạt trên 3% .

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng khẳng định, để có được kết quả các chỉ số trên là nhờ sự chỉ đạo sâu sát của UBND thị xã Vĩnh Châu, sự tham tích cực của chính quyền và cộng đồng bà con 3 xã vùng dự án, sự phối hợp quản lý chặt chẽ của nhà tài trợ ActionAAV-AFV, Ban Quản lý dự án, Hạt Kiểm lâm thị xã Vĩnh Châu trong từng hoạt động của Dự án. Đây là kết quả bước đầu, là các mô hình mẫu để nhân rộng ra các xã khác trên địa bàn thị xã Vĩnh Châu, đồng thời cũng là điểm để các dự án khác tham quan, học tập chia sẽ kinh nghiệm trong việc phát triển các mô hình sinh kế gắn với bảo vệ và phát triển rừng nhằm làm tăng tỷ lệ che phủ rừng, tăng khả năng hấp thụ cacbon của rừng.

khen-thuong.jpg
Khen thưởng những tổ chức, cá nhân đóng góp tiêu biểu vào Dự án. Ảnh: TN&MT

Để bảo vệ và phát huy hiệu quả diện tích rừng hiện có, gắn bảo vệ rừng với phát triển bền vững và tối đa hóa tiềm năng lao động địa phương hơn nữa. Giai đoạn tới, kỳ vọng Ban quản lý dự án tiếp tục quan tâm đến tạo các mô hình sinh kế cho người dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Thời điểm cuối năm, bãi bồi bên trong các kè chắn sóng trên địa bàn đã ổn định để thích hợp để trồng rừng ngập mặn cho mục tiêu phát triển rừng.

khai thác

Xã hội

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn
Môi trường

Long An: Nâng cao chất lượng môi trường nông thôn

Hoạt động thu gom, xử lý rác thải tại nông thôn được các địa phương tập trung thực hiện, từng bước giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Người dân ý thức hơn trong bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan nông thôn xanh, sạch, đẹp.

Sinh viên Khóa 1 Tiếng Nhật do Công ty XKLĐ hợp tác với Trường Cao đẳng Yên Bái trong buổi khai giảng.
Đời sống

Nhiều gia đình khá giả nhờ xuất khẩu lao động

Nhờ quan tâm triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài nên giai đoạn 2019-2023, tỉnh Yên Bái đã có 2.212 lao động đi làm việc tại các thị trường chủ yếu như: Trung Đông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Nga...

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Bảo đảm cung ứng thuốc an toàn, chất lượng với giá hợp lý

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn phòng, chống đại dịch và các vấn đề cấp bách cần tháo gỡ, góp phần bảo đảm cung ứng đủ thuốc khám bệnh, chữa bệnh cho Nhân dân. Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ quy trình, thủ tục hành chính theo hướng cắt giảm tối đa thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn bảo đảm chất lượng thuốc.

Đối với các chủ rừng, thỏa thuận chi trả giảm phát thải tín chỉ carbon rừng không chỉ nâng cao năng lực quản lý rừng mà còn mở ra cơ hội tiếp cận các phương pháp và cách tiếp cận mới
Môi trường

Tiềm năng carbon rừng Việt Nam chưa được khai thác hết

Hiện nay, cả nước mới có 6 tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ thực hiện việc trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon rừng. Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, tiềm năng tín chỉ carbon rừng của Việt Nam còn rất lớn, cần có cơ chế phù hợp để khai thác triệt để.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển
Xã hội

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho khu dự trữ sinh quyển

Cục Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phối hợp với Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới tỉnh Kiên Giang mới đây đã tổ chức “Diễn đàn đối thoại tăng cường quản lý Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang” tại thành phố Rạch Giá. Sự kiện với mục tiêu trao đổi, thảo luận về chính sách và hành lang pháp lý, các giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý, phát triển Khu dự trữ sinh quyển thế giới Kiên Giang.