Liên tiếp phát hiện, xử phạt các vi phạm trong khai thác khoáng sản ở Hà Tĩnh

Mặc dù giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ, Hợp tác xã khai thác đá Núi Hồng bị UBND tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định xử phạt 140 triệu đồng.

Ngày 10.12, thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, ông Trần Báu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh này vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hợp tác xã (HTX) khai thác đá Núi Hồng (địa chỉ ở xóm 4, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà). HTX khai thác đá Núi Hồng do ông Nguyễn Sơn Hải, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc là người đại diện pháp luật.

HTX này được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác khoáng sản số 1271/GP-UBND ngày 10.5.2013 để khai thác mỏ đá xây dựng núi Động Hàn với diện tích 2 ha, trữ lượng địa chất 397.900 m3, trữ lượng khai thác 300.617,53 m3, công suất khai thác 35.000 m3/năm với thời hạn khai thác 10 năm.

anh-3.jpg
Mặc dù giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhưng HTX khai thác đá Núi Hồng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ

Theo quyết định, HTX khai thác đá Núi Hồng thực hiện hành vi vi phạm hành chính quá từ 6 tháng trở lên kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh Hà Tĩnh hết hiệu lực, nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ đá xây dựng núi Động Hàn (xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Hành vi trên quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 49 Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24.3.2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (được sửa đổi tại Điểm a Khoản 24 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06.01.2022 của Chính phủ). Với hành vi nêu trên, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định xử phạt hành chính HTX khai thác đá Núi Hồng số tiền 140 triệu đồng.

Liên quan đến các hoạt động khai thác khoảng sản, thời gian qua các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh cũng đã liên tiếp phát hiện và tiến hành xử phạt đối với nhiều đơn vị, tổ chức.

Cụ thể, giữa tháng 11.2024, ông Trần Báu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã ký thay Chủ tịch quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Vật liệu xây dựng Hồng Hà (địa chỉ tại tổ dân phố Đông Trinh, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Người đại diện theo pháp luật là ông Bùi Đức Hiếu.

anh-6.jpg
Hiện trạng mỏ đất san lấp núi Động Ván (phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) của Công ty CP thương mại tổng hợp xây dựng Hòa Bình. Hiện UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có quyết định chuyển hồ sơ của Công ty này sang cơ quan Công an để điều tra

Theo quyết định xử phạt xác định, năm 2022, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Vật liệu xây dựng Hồng Hà đã khai thác khoáng sản đất san lấp tại mỏ đất Mũi Đòi, phường Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh vượt công suất 68,67% so với công suất được phép khai thác hàng năm, quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản số 729/GP-UBND ngày 6.4.2022 của UBND tỉnh Hà Tĩnh. Với hành vi này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định xử phạt Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Vật liệu xây dựng Hồng Hà số tiền 300 triệu đồng.

Trước đó một tháng, UBND tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có quyết định chuyển hồ sơ của Công ty CP thương mại tổng hợp xây dựng Hòa Bình (Công ty Hòa Bình) sang cơ quan Công an để điều tra, liên quan đến hành vi khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác. Công ty Hòa Bình có địa chỉ tại xóm 5, xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Người đại diện theo pháp luật là ông Võ Xuân Thoại.

Công ty này được UBND tỉnh Hà Tĩnh cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 4230/GP-UBND ngày 27.12.2019 để khai thác mỏ đất san lấp núi Động Ván (phường Hưng Trí, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) với diện tích 10ha, mức sâu khai thác thấp nhất +75m, trữ lượng khoáng sản đưa vào thiết kế khai thác 1.658.850m3, công suất khai thác 95.000m3 nguyên khai/năm, thời hạn 18 năm.

Qua kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng phát hiện, Công ty Hòa Bình đã thực hiện khai thác khoáng sản sai với giấy phép được cấp.

Cụ thể, Công ty Hòa Bình đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) với tổng diện tích khoảng 16.897m2, khối lượng đất đào ở khu vực ngoài ranh giới mỏ được cấp khoảng 142.558m3 ở thể tự nhiên.

Với khối lượng đất đào nguyên khai ngoài ranh giới mỏ, nhân với giá tính thuế tài nguyên đối với đất san lấp (quy định tại Quyết định số 26/2020/QĐ-UBND ngày 30.9.2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh là 38.000 đồng/m3) thì ước tính giá trị khoáng sản gần 6,3 tỷ đồng, có dấu hiệu vi phạm theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Hình sự.

Môi trường

 Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản
Môi trường

Nhiều kết quả từ phát triển rừng, chế biến, xuất khẩu lâm sản

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, ngay từ đầu năm 2024, Cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai quyết liệt, cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, Cục Lâm nghiệp đã chỉ đạo đôn đốc địa phương thực hiện và tổ chức triển khai đồng bộ các chương trình, đề án, kế hoạch ngành. Nhờ đó, năm 2024, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả từ phát triển rừng đến khai thác, chế biến, xuất khẩu lâm sản…

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?
Xã hội

Bà Rịa - Vũng Tàu: IDICO phản ứng gì khi đóng phạt 330 triệu đồng vì xả nước thải vượt quy chuẩn?

Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Dầu khí IDICO bị xử phạt hơn 330 triệu đồng vì lỗi xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường và đã chấp hành. Tuy nhiên, đơn vị này cho rằng việc xử phạt đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến công ty, chỉ nên nhắc nhở, rút kinh nghiệm.

Ảnh minh hoạ
Xã hội

Gần 5.000 nông dân, đại lý vật tư nông nghiệp Đồng Tháp được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bền vững, có trách nhiệm

Hơn 3.700 nông dân, gần 1.000 đại lý vật tư nông nghiệp và 100 cán bộ kỹ thuật đã được tập huấn nguyên tắc sử dụng và buôn bán thuốc bảo vệ thực vật an toàn, có trách nhiệm sau 3 năm triển khai chương trình hợp tác giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp.

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững
Môi trường

Hướng đi cho sản xuất lâm nghiệp bền vững

"Do có tính đặc thù cao, lâm nghiệp là một ngành kinh tế, kỹ thuật, sản xuất theo chuỗi, bao gồm từ khâu giống, trồng rừng, quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và xuất khẩu lâm sản. Theo đó, chỉ riêng trong khâu chế biến gỗ và lâm sản nếu ứng dụng công nghệ cao cũng đã tạo đà cho hướng đi sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững" - PGS. TS Lý Tuấn Trường, Viện Công nghiệp gỗ và Nội thất thuộc Trường Đại học Lâm nghiệp khẳng định.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.