KỲ HỌP THỨ 20, HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHÓA XVI

Hành động quyết liệt để cải thiện môi trường Thủ đô

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, trong năm 2025, thành phố quyết tâm cải thiện môi trường với nhiều hành động quyết liệt, cụ thể. Đặc biệt, sẽ có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ người dân đổi xe cơ giới chạy bằng xăng sang điện để bảo vệ môi trường.

Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các cầu vượt sông Hồng

Phát biểu làm rõ thêm một số nội dung thuộc công tác chỉ đạo, điều hành của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh trân trọng tiếp thu đầy đủ các ý kiến phát biểu chỉ đạo, định hướng quan trọng, toàn diện, sâu sát của đồng chí Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Bí thư Thành ủy đối với các nhóm vấn đề được gợi ý thảo luận tại kỳ họp. Đồng thời, UBND thành phố sẽ nghiêm túc lắng nghe, tiếp thu ý kiến của các Ban, Tổ đại biểu, các vị đại biểu HĐND thành phố; nhất là đối với 42 lượt đại biểu phát biểu ý kiến tại 5 Tổ thảo luận...

"Đặc biệt, nội dung chất vấn tại kỳ họp "đúng và trúng" những vấn đề cử tri, nhân dân quan tâm. Qua đó, giúp UBND thành phố, các sở, ban, ngành, địa phương nhận diện rõ hơn những hạn chế, bất cập, yếu kém; đồng thời, là cơ sở để phân tích, đánh giá nguyên nhân và đề ra giải pháp tích cực, phù hợp, thích ứng trong tình hình mới", Chủ tịch UBND thành phố nêu rõ.

v3.jpg
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm. Ảnh: P. Long

Chủ tịch UBND thành phố khẳng định, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, sự giám sát của HĐND thành phố, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố và cả hệ thống chính trị, Hà Nội đã hoàn thành 23/24 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Thu ngân sách nhà nước lần đầu tiên vượt 500.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với 2023, chiếm khoảng 28% tổng thu ngân sách cả nước; GRDP bình quân đầu người ước đạt 163,5 triệu đồng; quy mô GRDP khoảng 58,6 tỷ USD... Đây là kết quả hết sức quan trọng và toàn diện, trong bối cảnh cả nước gặp nhiều khó khăn, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Bên cạnh đó, công tác quản lý, chỉnh trang và phát triển đô thị chuyển biến tích cực. Các công trình lớn được hoàn thành, trong đó điển hình là vận hành dự án đường sắt đô thị trên cao trong năm 2024. Đặc biệt, Hà Nội tập trung nguồn lực để thực hiện đầu tư xây dựng đủ 18 cầu vượt sông Hồng. Trong đó, đã đầu tư xây dựng 8 cầu và cải tạo cầu Long Biên; sẽ tiếp tục xây dựng mới 9 cầu. Hiện nay, đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm 3 cầu (Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc); đồng thời, thành phố đang tập trung chỉ đạo để sớm quyết định chủ trương đầu tư 3 cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi.

Với quyết tâm cải thiện môi trường, nhất là về vấn đề nước sạch, Chủ tịch UBND thành phố khẳng định: đến năm 2025, Hà Nội sẽ có 100% mạng lưới nước sạch đến tất cả xã, phường, thị trấn; phấn đấu trước ngày 2.9.2025 sẽ bổ cập nước cho hồ Tây, trên cơ sở đó tạo đà làm “sống lại” các dòng sông nội đô. "Đặc biệt, Hà Nội sẽ phát động phong trào “sạch” của thành phố để xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại, đặc biệt là trong các quận nội đô lịch sử, làm sao để sạch từ ý thức đến hành động của từng người dân. Ngoài ra, sau khi có Luật Thủ đô, thành phố sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp để làm sạch môi trường. Trong đó, Hà Nội sẽ có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp sản xuất xe để hỗ trợ người dân đổi xe cơ giới chạy bằng xăng sang điện...", Chủ tịch UBND thành phố khẳng định.

Các quận, huyện phải hoàn thành phê duyệt quy hoạch cải tạo chung cư cũ

Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cũng thẳng thắn nhìn nhận một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo kế hoạch 5 năm sẽ khó thực hiện. Trong đó, trong đó, chỉ tiêu khó thực hiện nhất là chỉ tiêu tăng trường kinh tế không đạt như mong muốn. "Đây cũng là bối cảnh chung của cả nước, trong tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, một loạt các biến động khác làm ảnh hưởng đến sức lao động, hiệu quả công việc. Những điều này ảnh hưởng đến các chỉ tiêu còn lại như năng suất lao động, thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên, thành phố dứt khoát không điều chỉnh mà sẽ quyết tâm, phấn đấu cao nhất trong năm 2025 để cả nhiệm kỳ có thể tạo nền tảng tốt cho nhiệm kỳ sau”, Chủ tịch UBND thành phố cam kết.

Về cải tạo chung cư cũ, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đánh giá, đây là vấn đề nhức nhối nhất của Hà Nội trong năm 2024. Đến nay chưa có quận, huyện nào hoàn thành công tác quy hoạch chi tiết các khu cải tạo chung cư cũ. Thậm chí, ở một số quận như Ba Đình, Đống Đa đã vận động được người dân di dời ra khỏi khu chung cư cũ nhưng vẫn chưa xây được. Do đó, thành phố cố gắng trong quý I.2025, tất cả các quận, huyện có chung cư cũ phải phê duyệt xong quy hoạch. Mặt khác, phải kiểm định hết chung cư cũ trên địa bàn để tập trung tuyên truyền người dân di dời để tiến hành cải tạo (kết quả kiểm định hiện mới đạt 50%).

Về công tác phòng cháy chữa cháy, Chủ tịch UBND thành phố nhận định, đang được triển khai rất quyết liệt. Trong năm 2024, lực lượng chức năng đã rà soát thống kê các nhà trọ không bảo đảm điều kiện phòng cháy chữa cháy; cán bộ phải rà soát từng hộ kinh doanh để giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ gây ra. Công tác phòng chống tiêu cực, lãng phí tiếp tục được tập trung thực hiện; thành phố đã quyết định thành lập “Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí”; đồng thời, vấn đề quản lý tài sản công đã có sự chuyển biến tích cực với sự giám sát chặt chẽ của HĐND thành phố…

“Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, cả hệ thống chính trị của thành phố sẽ quyết tâm phấn đấu với tinh thần hoàn thành cao nhất các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII, chuẩn bị điều kiện để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh.

Chuyển động

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế
Hội đồng nhân dân

Hướng tới nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế

Dự án Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh thành phố Đà Nẵng là công trình trọng điểm, vốn đầu tư lớn, cần hướng đến nhiều mục tiêu sử dụng, không chỉ các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể thao quần chúng để Nhân dân hưởng thụ, mà cần hướng tới là nơi tổ chức các sự kiện mang tầm quốc tế.

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An
Hội đồng nhân dân

Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thăm, chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025), sáng nay, 26.3, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Long An Đặng Thanh Bình thừa ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh đã đến thăm, tặng hoa chúc mừng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Long An.

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách
Chuyển động

Lào Cai: Tổ chức Kỳ họp HĐND tỉnh để giải quyết công việc cấp bách

Chiều 25.3, HĐND tỉnh Lào Cai Khóa XVI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 27 để giải quyết một số công việc cấp bách, quan trọng trên địa bàn tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Vũ Xuân Cường; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Vũ Văn Cài; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lý Bình Minh đồng chủ trì kỳ họp.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 32, HĐND tỉnh Quảng Ngãi Khóa XIII
Chuyển động

Hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án xây dựng nhà ở xã hội

Tại Kỳ họp thứ 32 tổ chức ngày 19.3, HĐND tỉnh Quảng Ngãi đã thông qua Nghị quyết Quy định cơ chế hỗ trợ thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh. Theo đó, hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ 70% kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy hoạch chi tiết được cấp có thẩm quyền phê duyệt...