Pháp: Chinh phục lại lục địa đen

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày tới 4 nước Trung Phi trong nỗ lực ngoại giao nhằm thử nghiệm mối quan hệ mới với lục địa đen. Động thái này được thực hiện trong bối cảnh các cuộc biểu tình chống Pháp nổ ra ở một số quốc gia vốn từng là thuộc địa cũ.

Xây dựng mối quan hệ có trách nhiệm

Theo AFP, Tổng thống Pháp Macron đã hạ cánh tại Thủ đô Libreville của Gabon vào thứ Tư (1.3), rồi sau đó tiếp tục tới Angola, Cộng hòa Congo (Congo-Brazzaville) và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khởi đầu chuyến thăm châu Phi tại Gabon, gặp gỡ Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba tại Libreville để thảo luận về mối quan hệ song phương - AFP
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khởi đầu chuyến thăm châu Phi tại Gabon, gặp gỡ Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba tại Libreville để thảo luận về mối quan hệ song phương. Nguồn: AFP

Chuyến đi của ông chủ Điện Elysée diễn ra trong bối cảnh Pháp lo ngại về ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Nga tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp cùng với Trung Quốc, vốn hiện diện trong khu vực nhiều năm qua. Chuyến công du được thực hiện chỉ 1 tuần sau khi Burkina Faso chấm dứt hiệp định quân sự năm 1961, vốn cung cấp cơ sở pháp lý cho viện trợ quân sự của Pháp, cho phép đất nước chú gà trống Gaulois đưa quân đến dẹp lực lượng nổi dậy ở quốc gia Tây Phi này. Burkina Faso trở thành quốc gia châu Phi mới nhất từ chối sự giúp đỡ của Pháp.

Trong bài diễn văn về chính sách của Pháp ở châu Phi hôm đầu tuần (27.2), Tổng thống Macron kêu gọi xây dựng “mối quan hệ tương trợ lẫn nhau và có trách nhiệm” với lục địa đen của hơn 50 quốc gia, bao gồm cả vấn đề về khí hậu. Ông nhắc lại cam kết phá vỡ các chính sách hậu thuộc địa trước đây. Nhà lãnh đạo Pháp nhấn mạnh: “Lợi ích của chúng ta là nền dân chủ đầu tiên và quan trọng nhất, cũng như quan hệ đối tác kinh tế”. 

Tổng thống Macron khẳng định, quân đội Pháp sẽ giảm dấu chân của mình trên lục địa đen trong những tháng tới. Theo các số liệu chính thức, hiện có hơn 3.000 binh sĩ Pháp được triển khai tại Sénégal, Bờ Biển Ngà, Gabon và Djibouti. Ngoài ra, 3.000 binh sĩ khác đang hiện diện ở khu vực Sahel, bao gồm cả Nigeria và Chad.

Tại Gabon, Tổng thống Macron đã gặp gỡ Tổng thống Ali Bongo Ondimba, đồng thời trao tặng nhà lãnh đạo châu Phi  900 bản ghi âm các bài hát, câu chuyện và tác phẩm văn hóa dân gian truyền miệng khác được thực hiện tại nước này từ năm 1954 đến 1970.

Vào ngày 2.3, ông tham dự Hội nghị Thượng đỉnh One Forest về bảo tồn các khu rừng trên toàn thế giới, bao gồm những nơi dọc theo lưu vực sông Congo rộng lớn. Trên thực tế, bao phủ trên diện tích khoảng 1,62 triệu km2, các khu rừng ở miền Trung châu Phi đại diện cho “bể chứa carbon” lớn thứ hai của Trái đất, sau Amazon. Đây cũng là nơi có đa dạng sinh học lớn, bao gồm voi rừng và khỉ đột, cũng như có dấu vết định cư của nhân loại từ rất sớm. Tuy nhiên, nhiều quốc gia Trung Phi phải đối mặt với các mối đe dọa như săn trộm, nạn phá rừng để phục phục ngành công nghiệp dầu cọ và cao su, khai thác gỗ và khoáng sản bất hợp pháp.

Luôn đặt châu Phi vào vị trí ưu tiên

Tổng thống Pháp Macron từng khẳng định châu Phi là ưu tiên hàng đầu của nhiệm kỳ 2 của mình. Trong mùa Hè năm ngoái, ông thực hiện hai chuyến thăm liên tiếp đến 7 quốc gia châu Phi bao gồm Guinée-Bissau, Cameroon, Bénin, Gabon, Angola, Congo và Cộng hoà Dân chủ Congo. 

Trong chuyến công du châu Phi lần thứ 18 mới nhất kể từ khi trở thành Tổng thống Pháp, sau Gabon, ông đến thuộc địa cũ Angola vào thứ Sáu (3.3). Tại đây, ông sẽ ký thỏa thuận phát triển ngành nông nghiệp như một phần nỗ lực tăng cường quan hệ của Pháp với các vùng nói tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha ở châu Phi. Sau đó, người đứng đầu Điện Elysée sẽ dừng lại ở Cộng hòa Congo, thuộc địa cũ khác của Pháp, và cuối cùng sẽ kết thúc chuyến đi vào thứ Bảy (4.3) tại Cộng hòa Dân chủ Congo, vốn nằm dưới sự cai trị của Bỉ trong thời kỳ thuộc địa.

Tổng thống Felix Tshisekedi nắm quyền tại Cộng hòa Dân chủ Congo kể từ tháng 1.2019, và sẽ tái tranh cử vào cuối năm nay. Ở nước này, nhiều người đã lên tiếng về sự dè dặt liên quan đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp. Thực tế, trong những tháng gần đây, các cuộc biểu tình phản đối Pháp đã nổ ra ở các thuộc địa cũ là Mali và Burkina Faso ở khu vực Sahel. Theo AFP, Pháp phải rút quân đội của mình khỏi hai quốc gia trên sau nhiều năm giúp chiến đấu với các chiến binh thánh chiến Hồi giáo, do những bất đồng không thể hóa giải với chính quyền quân sự tại đây.

Tờ Le Figaro đánh giá, hình ảnh và ảnh hưởng của Pháp tại châu Phi không ngừng suy yếu. Vị thế truyền thống của Pháp bị đẩy lùi do sức mạnh gia tăng của Trung Quốc và Nga, cũng như cạnh tranh của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ. Tờ báo cho rằng, chuyến đi của tổng thống Pháp có mục tiêu ‘‘xác định lại khuôn khổ cho quan hệ’’ giữa hai bên, để nước Pháp tiếp tục là ‘‘đối tác hàng đầu’’ của châu Phi. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa mục tiêu này không hề đơn giản. 

Quốc tế

Kỳ vọng tạo bước đột phá
Quốc tế

Kỳ vọng tạo bước đột phá

Ba Lan chính thức đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) trong bối cảnh khu vực này đối mặt nhiều thách thức với hàng loạt vấn đề cần giải quyết nhằm bảo đảm an ninh năng lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh, phục hồi kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong khối.

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố
Thế giới 24h

Vụ tấn công ở New Orleans khiến 15 người thiệt mạng: Có yếu tố khủng bố

Các nhà chức trách Mỹ cho biết tài xế xe bán tải đã lao vào đám đông người đi bộ tụ tập tại khu phố Pháp (Bourbon) đông đúc ở New Orleans vào đầu ngày đầu năm mới, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng và khoảng 30 người khác. FBI đang điều tra vụ tấn công này như một hành động khủng bố và tin rằng nghi phạm không hành động đơn độc.

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025
Thế giới 24h

Các xu hướng lạc quan đáng chờ đợi trong năm 2025

Năm 2024 đã chứng kiến nhiều thách thức toàn cầu như xung đột địa chính trị, bất ổn kinh tế, biến đổi khí hậu, bất bình đẳng gia tăng và sự lan tràn thông tin sai lệch. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng vẫn có nhiều lý do để hy vọng vào tương lai tốt đẹp hơn trong năm 2025.

Thế giới 2024: một năm đầy biến động
Thế giới 24h

Thế giới 2024: một năm đầy biến động

Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Từ các cuộc bầu cử, bất ổn chính trị, các xung đột chính trị kéo dài cho đến những vấn đề kinh tế và môi trường nghiêm trọng. Những sự kiện xảy ra trong năm qua đã tạo nên một bức tranh thế giới đầy thách thức, gây tác động sâu sắc tới sự phát triển của thế giới trong tương lai.

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025
Nghị viện thế giới

5 trở ngại đe dọa tăng trưởng toàn cầu năm 2025

Trong năm 2025 và có thể là nhiều năm tiếp theo, kinh tế tăng trưởng chậm lại sẽ vẫn là thách thức dai dẳng nhất của thế giới, ảnh hưởng tới cả các nước phát triển và đang phát triển. Nền kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản đều được dự báo sẽ tăng trưởng dưới 3%/năm - ngưỡng cần thiết tối thiểu để tăng gấp đôi thu nhập bình quân đầu người trong vòng một thế hệ (25 năm). Các nền kinh tế mới nổi tiêu biểu như Brazil, Argentina và Nam Phi cũng được dự báo sẽ tăng trưởng chậm chạp trong thập kỷ tới.

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế
Việt Nam và các nước

Phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế

Chiều 30.12, Học viện An ninh nhân dân (ANND) đã tổ chức Hội thảo khoa học “An ninh Quốc tế và vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế”. Hội thảo được tổ chức nhằm cung cấp luận cứ khoa học và đề xuất các kiến nghị, đưa ra phương hướng hoàn thiện lý luận về an ninh quốc tế, bảo đảm an ninh quốc tế cũng như các giải pháp phát huy vai trò của Việt Nam trong bảo đảm an ninh quốc tế trong thời gian tới.

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025
Quốc tế

“Mây đen” che phủ nền kinh tế EU năm 2025

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng, phải ứng phó với sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới. Những thách thức này khiến cho nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU) vốn trong tình trạng khó khăn nay càng mờ mịt, đẩy khối này vào một tương lai đầy bất định.