Ban bố tình trạng kinh tế khẩn cấp

Nước cờ cao tay của Caracas

Chính phủ Venezuela đã ban bố tình trạng kinh tế khẩn cấp trong 60 ngày nhằm bảo vệ những quyền xã hội cơ bản của công dân như giáo dục, sức khỏe, nhà ở và thể thao trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tổng thống Nicolas Maduro đã có nước cờ hay khi buộc phe đối lập đang kiểm soát Quốc hội phải chia lửa với Chính phủ.

Quyết định cần thiết

Sắc lệnh về tình trạng kinh tế khẩn cấp cho phép chính quyền thực thi quyền tối thượng đối với nguồn lực của các công ty tư nhân, áp đặt kiểm soát tiền tệ đi kèm với các biện pháp kinh tế, chính trị, xã hội khác để cải thiện tình hình. Với sắc lệnh này, Tổng thống Maduro được phép áp dụng một số biện pháp để điều chỉnh nền kinh tế đi đúng hướng, chẳng hạn như cắt giảm trợ cấp nhiên liệu.

Trước đó, Tổng thống Maduro đã nhiều lần tố cáo phe cánh hữu đối lập được sự hậu thuẫn của các thế lực bên ngoài đang tiến hành một cuộc chiến tranh kinh tế chống lại Chính phủ nhằm gây nên tình trạng bất ổn, cũng như những âm mưu của Mỹ trên thị trường dầu khí thế giới khiến giá dầu lao dốc gây thất thu lớn cho Iran, Nga và Venezuela.

Sắc lệnh này được coi là quyết định cần thiết đối với chính quyền Tổng thống Maduro khi đang phải đối mặt với khó khăn trên cả hai mặt trận kinh tế và chính trị. Venezuela là một trong năm thành viên sáng lập Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và dầu mỏ là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, chiếm tới 96% nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Do vậy, việc giá dầu lao dốc là thách thức không nhỏ với nền kinh tế nước này. Ước tính, khi giá dầu giảm 1 USD/thùng, Venezuela thất thu khoảng 720 triệu USD/năm. Kim ngạch xuất khẩu dầu từ đầu năm 2015 đến nay mới đạt khoảng 42,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều con số 74 tỷ USD của năm 2014. Tình trạng khan hiếm lương thực, nhu yếu phẩm và tình trạng lạm phát ở mức cao (lạm phát tính tới hết quý III.2015 đã tăng lên 108,7%) đang khiến cuộc sống của người dân Venezuela khó khăn chồng chất. Người dân phải xếp hàng nhiều giờ đồng hồ để mua dầu ăn, giấy vệ sinh và các nhu yếu phẩm khác với số lượng hạn chế. Dự trữ ngoại tệ của Venezuela hiện chỉ đạt gần 15 tỷ USD, mức thấp nhất kể từ năm 2003.

Trong khi đó, trên chính trường, mâu thuẫn giữa Chính phủ cánh tả với Quốc hội thuộc phe đối lập ngày càng sâu sắc. Kể từ khi Quốc hội Venezuela do Liên minh Bàn Đoàn kết Dân chủ (MUD) đối lập chiếm 2/3 số ghế chính thức tuyên thệ hồi đầu tháng 1 vừa qua, tình trạng đối đầu giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp của Tổng thống Nicolas Maduro liên tục gia tăng gây quan ngại sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng tại quốc gia Nam Mỹ này.

Yêu cầu “chia lửa”

Tổng thống Venezuela Manduro ban bố sắc lệnh kinh tế khẩn cấp Nguồn: AFP
Tổng thống Venezuela Manduro ban bố sắc lệnh kinh tế khẩn cấpNguồn: AFP 

Trong bối cảnh đó, người dân Venezuela hy vọng Quốc hội và Chính phủ cùng hợp tác để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của đất nước. Ông Eleazar Diaz Rangel, nhà phân tích chính trị đồng thời là Tổng biên tập nhật báo Ultimas Noticias nhận định, phần lớn những cử tri bỏ phiếu cho liên minh đối lập MUD đều tin tưởng rằng Quốc hội mới sẽ giúp giải quyết tình hình kinh tế bế tắc kéo dài suốt năm qua. Tuy nhiên, một mình Quốc hội sẽ không thể giải quyết vấn đề nếu không hợp tác với cơ quan hành pháp. Mặc dù kết quả bầu cử cho thấy sự thất vọng của người dân với Chính quyền của Tổng thống Manduro nhưng sẽ ngày càng nhiều người đòi hỏi Chính phủ và Quốc hội đạt được sự nhất trí, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế.

Theo các nhà quan sát, nắm bắt được tâm lý mệt mỏi và thất vọng của người dân, Tổng thống Maduro đã quyết định buộc phe đối lập phải “chia lửa” với Chính phủ thông qua sắc lệnh tình trạng kinh tế khẩn cấp, coi đây là cái giá chính trị mà lực lượng này phải gánh vác. Quốc hội của MUD bị đặt vào thế buộc phải lựa chọn, hoặc là thông qua, hoặc là bác bỏ trong vòng 8 ngày. Đây là một câu đố hóc búa đối với liên minh đối lập khi họ buộc phải lựa chọn hoặc chống lại mô hình kinh tế - xã hội hoặc đồng ý với các kế hoạch của Tổng thống Maduro.

Nếu phe đối lập nói “không”, đồng nghĩa với việc họ trao cho chính quyền cánh tả cơ hội đổ lỗi cho MUD khi cuộc khủng hoảng kinh tế trở nên tồi tệ hơn. Khi đó, chính người dân sẽ phán xét thái độ “bất hợp tác” của Quốc hội. Chuyên gia phân tích Diego Moya-Ocampos đến từ IHS Country Risk dự đoán Quốc hội Venezuela sẽ yêu cầu những sửa đổi lớn trong văn kiện này. Điều này sẽ khiến Tòa án Tối cao vốn do cơ quan hành pháp chi phối phải quyết định tính hiệu lực của sắc lệnh. Nếu đi theo hướng này, cuộc đấu đá quyền lực sẽ khốc liệt hơn và chắc chắn dẫn tới tình trạng tê liệt chính trị, kéo theo nguy cơ bạo loạn. Vì vậy, mặc dù chỉ trích chính quyền Maduro, song Chủ tịch Quốc hội Henry Ramos Allup vẫn phải tuyên bố phe đối lập sẽ xem xét sắc lệnh của Tổng thống Maduro, động thái được coi là bước lùi đầu tiên.

 Điều 338 Hiến pháp Venezuela quy định, Chính phủ được quyền tuyên bố tình trạng kinh tế khẩn cấp trong những tình huống đặc biệt của quốc gia trong 60 ngày và có thể kéo dài thêm 60 ngày nữa.

_____________

Sau cuộc bầu cử lập pháp tháng 12.205, đảng PSUV cầm quyền chỉ giành được 46 ghế, trong khi MUD đối lập đã giành được 99 ghế trong tổng số 167 ghế của Quốc hội. Đây là lần đầu tiên sau 16 năm liên tục, PSUV cầm quyền mất ưu thế đa số trong Quốc hội, khiến phe hành pháp của Tổng thống Manduro buộc phải chung sống chính trị với một Quốc hội do phe đối lập kiểm soát.

Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia
Việt Nam và các nước

Ninh Bình kết nối hợp tác với các thành phố lịch sử, đô thị di sản của Armenia

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 17 - 23.11 theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, ngày 18.11, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Armenia do Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan làm Trưởng đoàn đã tới thăm và làm việc tại Ninh Bình.

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
Việt Nam và các nước

Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững

Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MAM) ở Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 18 - 19.11. Các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận để xây dựng sự đồng thuận về các vấn đề toàn cầu như chống đói nghèo, cải cách quản trị toàn cầu, đánh thuế giới siêu giàu, thúc đẩy bình đẳng giới và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục
Việt Nam và các nước

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

sustainable.japantimes.com
Việt Nam và các nước

Lỗ hổng trong chính sách an ninh lương thực

Nhật Bản đã trải qua tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng vào mùa hè vừa qua, bộc lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống an ninh lương thực của nước này. Mặc dù mức tiêu thụ gạo đã giảm dần qua các năm, nhưng chỉ một sự biến động nhỏ trong chuỗi cung ứng cũng đã gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường, làm nổi bật nhu cầu cấp bách về việc tái cấu trúc các chính sách nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định thị trường dài hạn.

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố chiến lược an ninh mới.
Quốc tế

Tân Tổng thống Mexico và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh đất nước

Đối mặt với tình trạng bạo lực băng đảng gia tăng, bao gồm cả vụ Thị trưởng Alejandro Arco của thành phố Chilpancingo bị sát hại chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức, tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã công bố chiến lược an ninh mới, tập trung đối phó và giải quyết làn sóng tội phạm ở 6 tiểu bang nguy hiểm nhất của đất nước, đồng thời tăng cường năng lực tình báo quốc gia.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống
Quốc tế

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống

Đại diện cho Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 diễn ra tại Lào vào sáng 11.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực bất kể kết quả bầu cử sắp tới sẽ ra sao.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.