Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Lựa chọn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã được lịch sử chứng minh là giúp thay đổi vận mệnh của một dân tộc. Mô hình “Đông-Tây hội ngộ” của Singapore - xem tiếng Anh như là phương tiện để thúc đẩy kinh doanh toàn cầu trong khi vẫn duy trì ngôn ngữ của dân tộc đã giúp đưa Singapore trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu, là nơi giao thoa thương mại quốc tế và là điểm đến hàng đầu của sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Rất ít quốc gia trên thế giới có một nhà lãnh đạo quốc gia kiên trì và toàn tâm toàn ý ủng hộ giáo dục ngôn ngữ như một chìa khóa cho cả phát triển kinh tế và bản sắc dân tộc như Singapore. Di sản của Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Singapore sẽ tiếp tục được thảo luận và tranh luận, nhưng rõ ràng là ông là động lực thúc đẩy đằng sau những thành công phi thường của Singapore trong giáo dục tiếng Anh.

z5862881739995_58bbdcb9134fb2513b1af9ab07899552.jpg
Diễu hành mừng Quốc khánh Singapore năm 2014 với khẩu hiệu bằng tiếng Anh

Singapore từng nằm dưới sự đô hộ của thực dân Anh trong phần lớn thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhưng rất ít người Singapore, ngoài tầng lớp thượng lưu và tri thức, nói tiếng Anh. Là một quốc gia đa văn hóa, đa dân tộc, Singapore có ba nhóm dân tộc và ngôn ngữ chính là: người Trung Quốc nói tiếng Quan Thoại, người Ấn Độ nói tiếng Tamil và người Malaysia nói tiếng Mã lai. Thế nhưng làm thế nào để quốc gia của những người không sinh ra để nói tiếng Anh giờ đây trở thành quốc gia nói tiếng Anh tốt bậc nhất thế giới?

Theo nghiên cứu Chỉ số thông thạo tiếng Anh của EF, Singapore là một trong những quốc gia có mức độ thông thạo tiếng Anh cao nhất thế giới, đứng ở vị trí thứ ba trong số 88 quốc gia, chỉ sau Thụy Điển và Hà Lan. Ấn bản EF EPI thứ tám được xuất bản dựa trên kết quả bài kiểm tra tiếng Anh tiêu chuẩn (EF SET) năm 2017 của hơn 1,3 triệu người trên toàn thế giới. Singapore là quốc gia duy nhất có thứ hạng EF EPI cải thiện liên tục kể từ năm 2014.

Chính sách song ngữ

Khi Singapore giành được độc lập từ Malaysia vào năm 1965, ông Lý Quang Diệu biết rằng một đất nước nghèo tài nguyên cần có cách tiếp cận khác biệt. Ông từng trả lời với tờ New York Times năm 2007: "Chúng tôi biết là nếu Singapore cũng chỉ như những người hàng xóm của mình thì chúng tôi sẽ chết". Vừa thoát khỏi sự đô hộ của chế độ thực dân, nhiều đất nước cố chứng tỏ sự độc lập của đất nước mình bằng việc từ chối sự tác động của phương Tây. Tuy nhiên, "nếu chúng tôi chỉ phổ cập tiếng mẹ đẻ, chúng tôi sẽ không thể kiếm sống được. Nếu học một thứ tiếng là tiếng Anh, chúng tôi sẽ mất bản sắc văn hóa của mình và khiến tinh thần tự tôn dân tộc bị hạ thấp", ông viết trong hồi ký.

bilingualism-language.jpg
Từ những năm 1960, Singapore bắt đầu áp dụng chương trình song ngữ

Trước những yêu cầu đặt ra cho một chính phủ Singapore non trẻ, có lẽ ông Lý Quang Diệu nhận thấy việc lựa chọn ngôn ngữ thống nhất cho Singapore là một phương cách tốt nhất để phát huy sức mạnh của quốc gia kết hợp với sức mạnh của thời đại. Ông Lý tin rằng việc phổ cập tiếng Anh sẽ là chìa khóa để xây dựng kinh tế Singapore và phát triển khả năng cạnh tranh toàn cầu và khu vực; giúp gắn kết các nhóm dân tộc khác nhau của Singapore thông qua sự thấu hiểu một ngôn ngữ chung; đồng thời việc giảng dạy song song ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ giúp duy trì và gìn giữ văn hóa, bản sắc dân tộc.

Với chủ trương này, tiếng Anh trở thành ngôn ngữ chính được giảng dạy tại các trường học ở Singapore, trong khi đó, ngôn ngữ mẹ đẻ của ba nhóm dân tộc gồm tiếng Quan Thoại, tiếng Mã lai và tiếng Tamil cũng được giảng dạy tại các trường học như ngôn ngữ thứ hai. Vào năm 1960, chương trình song ngữ độc đáo này được áp dụng bắt buộc tại tất cả các trường tiểu học và năm 1966, áp dụng cho các trường trung học.

Cùng với việc thúc đẩy vị thế ngôn ngữ, hệ thống giáo dục cũng được thay đổi để thực hiện chính sách song ngữ. Trong một bài phát biểu trước Nghị viện năm 1986, Tony Tan - Bộ trưởng Giáo dục Singapore khi đó nhấn mạnh lý do chính sách song ngữ cần được thực hiện: “Trẻ em phải học tiếng Anh để chúng tiếp thu kiến thức công nghệ và khoa học của thế giới. Chúng phải biết tiếng mẹ đẻ để hiểu được thứ mà khiến chúng trở thành chính mình”.

Với chủ trương này, kể từ năm 1987, Singapore trở thành một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy cho hầu hết các môn học, bao gồm toán học, khoa học và lịch sử.

Vào những năm 1980, đất nước này bắt đầu áp dụng phương pháp giảng dạy ngôn ngữ giao tiếp (CLT), chú trọng vào việc tạo bối cảnh thực trong lớp học để sinh viên có thể thực hành sử dụng ngôn ngữ, thay vì tập trung vào các quy tắc ngữ pháp trừu tượng và các bài tập từ vựng. Những cải cách ngoại khóa tiếp tục được thực hiện vào năm 1991, 2001 và 2010, thể hiện cam kết của Singapore về việc giảng dạy tiếng Anh giao tiếp và “học cách học” thông qua tiếng Anh.

Từ Singlish đến Phong trào nói tiếng Anh chuẩn

Khác với nhiều quốc gia học tiếng Anh như ngoại ngữ, trẻ em hoặc người lớn thường sợ phát âm sai, nói không chuẩn nên ngại nói, trẻ em Singapore nói tiếng Anh rất thoải mái mà không lo về vấn đề này và họ thậm chí còn sáng tạo ra một “kiểu” tiếng Anh gọi là Singlish – ngôn ngữ kết hợp giữa tiếng Hoa, tiếng Mã lai và tiếng Anh. Singlish vẫn thường được dùng trong các ngôn ngữ giao tiếp thường ngày với gia đình và bạn bè. Bên cạnh đó, khi ở trường, trẻ em vẫn luôn trau dồi tiếng Anh hằng ngày sử dụng ngôn ngữ chuẩn trong các tình huống trang trọng ở trường, công sở.

Tất nhiên, Singlish có ưu điểm là giúp trẻ em tự tin sử dụng tiếng Anh và tư duy bằng tiếng Anh, song lại có một hạn chế là có thể khiến quá trình sử dụng tiếng Anh không đạt chuẩn như người bản xứ.

slide10-l.jpg
Phong trào Nói tiếng Anh chuẩn được phát động vào năm 2000 và duy trì cho đến nay

Để giải quyết tình trạng này, Phong trào Nói tiếng Anh chuẩn đã được Chính phủ của Thủ tướng Goh Chok Tong phát động vào ngày 29.4.2000, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng tiếng Anh chuẩn cho sự thành công cá nhân, giáo dục và nghề nghiệp.

Với hy vọng mở rộng phạm vi tiếp cận, mỗi năm, Phong trào này đưa ra một chủ đề hành động và nhóm mục tiêu khác nhau; đồng thời hợp tác với nhiều tổ chức đối tác để cung cấp các chương trình phù hợp với mục tiêu của phong trào, khuyến khích các cá nhân giao tiếp hiệu quả trong cả môi trường chính thức và không chính thức, đồng thời tôn trọng sự đa dạng ngôn ngữ của đất nước.

Chẳng hạn giai đoạn 2000-2004, phong trào lấy khẩu hiệu là “Nói hay, hiểu tốt”. Trong năm đầu tiên, phong trào chọn đối tượng mục tiêu là người Singapore dưới 40 tuổi, bao gồm những người trẻ tuổi đang đi làm, phụ huynh và sinh viên trong các trường học, học viện sau phổ thông, trường bách khoa và học viện kỹ thuật. Giai đoạn này phong trào đưa ra rất nhiều chương trình trong đó đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh của việc dạy phát âm và dạy ngữ pháp chuẩn, đồng thời khuyến khích giáo viên dạy tiếng Anh theo những cách sáng tạo hơn ở trường thông qua các vở kịch, trò chơi nhập vai, thi hùng biện, chơi đố chữ…

Ngoài ra, một chương trình có tên là Chương trình xóa mù chữ chức năng cho người lao động của chúng ta (FLOW) đã được khởi xướng với mục đích trang bị cho những người lao động có ít khả năng đọc viết tiếng Anh một số công cụ cơ bản cần thiết để họ có thể làm việc…

Những giai đoạn khác, chẳng hạn năm 2011, Phong trào lấy khẩu hiệu “Nói đúng”, với trọng tâm là những người không thành thạo tiếng Anh chuẩn. Theo đó, phong trào tạo ra một môi trường khuyến khích người nói tiếng Anh lưu loát sử dụng ngôn ngữ chuẩn một cách thường xuyên trong mọi cuộc trò chuyện, bất kể là với các thành viên gia đình, đồng nghiệp, người bán hàng rong hay tài xế taxi để từ đó giúp chính những đối tượng nói chưa chuẩn này cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Thành lập Học viện Anh ngữ Singapore

Năm 2011, Thủ tướng Lý Quang Diệu thành lập Học viện Anh ngữ Singapore với mục tiêu trước hết là giảng dạy tiếng Anh chuẩn cho người Singapore, và sau đó, đưa Singapore trở thành trung tâm dạy tiếng Anh cho toàn châu Á. Cố thủ tướng Lý Quang Diệu giao cho Học viện sứ mệnh “đưa giảng dạy tiếng Anh ở Singapore trở nên xuất sắc”.

Ít quốc gia nào trên thế giới có một nhà lãnh đạo kiên trì và hết lòng ủng hộ giáo dục ngôn ngữ như một chìa khóa cho cả phát triển kinh tế và bản sắc dân tộc như Thủ tướng Lý Quang Diệu

Với sứ mệnh này, Học viện đã thúc đẩy “xây dựng một nền văn hóa tôn vinh giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh trong toàn trường”, theo đó từ lãnh đạo nhà trường, đến giáo viên đều phải cam kết phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của học sinh.

Chẳng hạn, giáo viên khoa học được đào tạo để giảng dạy khoa học bằng tiếng Anh, giúp học sinh hiểu các khái niệm qua văn bản, giáo viên toán học phát triển kỹ năng suy luận toán học thông qua các buổi thảo luận hoàn toàn bằng tiếng Anh… Cách tiếp cận này đồng nghĩa với việc học sinh được phát triển kỹ năng tiếng Anh của mình ở tất cả các môn học – từ nghệ thuật ngôn ngữ đến toán học và khoa học.

Truyền thông song hành cùng giáo dục

Ngay từ những năm 1970, các phương tiện truyền thông đã được sử dụng để hỗ trợ và thúc đẩy chính sách song ngữ của chính phủ. Cho đến nay, các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh, bao gồm các chương trình truyền hình, phim ảnh và âm nhạc, được tiếp cận rộng rãi ở Singapore.

Việc tiếp xúc với nội dung tiếng Anh đích thực này giúp tăng cường khả năng tiếp thu ngôn ngữ bằng cách cung cấp các ví dụ thực tế về việc sử dụng ngôn ngữ. Hơn nữa, việc sử dụng các phương tiện truyền thông tiếng Anh thúc đẩy trao đổi văn hóa và mở rộng tầm nhìn toàn cầu hơn của người Singapore.

Lựa chọn của cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã được lịch sử chứng minh là giúp thay đổi vận mệnh của một dân tộc. Mô hình “Đông-Tây hội ngộ” của Singapore - xem tiếng Anh như là phương tiện để thúc đẩy kinh doanh toàn cầu trong khi vẫn duy trì ngôn ngữ của dân tộc đã giúp đưa Singapore trở thành cường quốc kinh tế toàn cầu, là nơi giao thoa thương mại quốc tế và là điểm đến hàng đầu của sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Rất ít quốc gia trên thế giới có một nhà lãnh đạo kiên trì và toàn tâm toàn ý ủng hộ giáo dục ngôn ngữ như một chìa khóa cho cả phát triển kinh tế và bản sắc dân tộc như Singapore. Di sản của Thủ tướng Lý Quang Diệu tại Singapore sẽ tiếp tục được thảo luận và tranh luận, nhưng rõ ràng là ông là động lực thúc đẩy đằng sau những thành công phi thường của Singapore trong giáo dục tiếng Anh.

Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?
Giáo dục

Tọa đàm: Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?

Chiều 26.9, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức tọa đàm 'Làm thế nào đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học?' nhằm ghi nhận ý kiến, đề xuất của các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà quản lý về giải pháp để từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học theo Kết luận 91 của Bộ Chính trị.

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học
Giáo dục

Tăng cường hợp tác, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

Ngày 24.9, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với ông Amit Sevak, Chủ tịch Viện Khảo thí Hoa Kỳ. Tại buổi làm việc, Bộ trưởng đã thông tin về một chủ trương mới của Việt Nam là tập trung nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á
Giáo dục

Tạp chí JIEM của Trường Đại học Ngoại thương gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á

Ngày 23.9, Trường Đại học Ngoại thương tổ chức Hội nghị Cộng tác viên Tạp chí 2024, đồng thời công bố Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế (Journal of International Economics and Management - JIEM) của nhà trường chính thức gia nhập Hệ thống chỉ mục trích dẫn Đông Nam Á (ASEAN Citation Index - ACI).

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ
Giáo dục

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ

Nhiều trường đại học tại TP. Hồ Chí Minh cũng dự kiến dành hàng tỷ đồng để hỗ trợ sinh viên các tỉnh, thành phố phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Các chính sách hỗ trợ được triển khai bằng nhiều hình thức, như: trao học bổng toàn phần, miễn, giảm từ 30-50% học phí, giãn thời gian đóng học phí sang đầu năm 2025...