Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ:

Hành trình trở lại Nhà Trắng đầy ngoạn mục

Sau cuộc bầu cử với sắc đỏ áp đảo, ứng cử viên của đảng Cộng hòa Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ. Tờ New York Times nhận định, ông Trump đã bước vào cuộc đua Nhà Trắng với hành trang khác thường và vượt qua tất cả những trở ngại, hiện diện đầy quyền lực trước những cử tri đang mong muốn xoay chuyển các định hướng và chính sách dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden và bà Kamala Harris.

\gettyimages-1936448793-slide-d097c179c2e8f1401038557e406c8ce9686d814a.jpg
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 Mỹ. Ảnh: Getty Images

Đây là nhiệm kỳ thứ 2 ông Trump giữ cương vị chủ nhân Nhà Trắng, sau nhiệm kỳ một từ năm 2016 - 2020; đồng thời là vị Tổng thống thứ hai sau ông Grover Cleveland làm Tổng thống 2 nhiệm kỳ không liên tiếp, một điều chưa từng xảy ra tại Mỹ trong vòng 100 năm qua.

Từ doanh nhân tới chính trị gia

Ông Donald John Trump sinh năm 1946 tại khu Queens của thành phố New York, là con thứ tư trong một gia đình 5 anh em. Sau khi tốt nghiệp trung học năm 1964, ông theo học Đại học Fordham trong 2 năm rồi chuyển sang trường Tài chính Đại học Pennsylvania và tốt nghiệp cử nhân kinh tế năm 1968. Ngay sau tốt nghiệp đại học, ông Trump vào làm việc cho công ty Elizabeth Trump & Son của gia đình. Đây là công ty chuyên kinh doanh bất động sản do cha và mẹ ông thành lập. Ông Trump theo cha học về thương trường và lên nắm quyền điều hành công ty 3 năm sau đó.

Không chỉ nổi tiếng trong giới bất động sản, ông Trump cũng nổi tiếng trong giới truyền thông Mỹ với vai trò người dẫn chương trình kiêm nhà sản xuất của chương trình truyền hình thực tế “The Apprentice” của kênh NBC. Năm 2007, ông được vinh danh với một ngôi sao trên “Đại lộ Danh vọng” vì những cống hiến cho ngành truyền hình; được tạp chí Forbes vinh danh vào top 100 nhân vật nổi tiếng nhất thế giới năm 2013 và top 100 nhân vật quyền lực toàn cầu năm 2015.

Vào năm 2016, ông Trump bắt đầu sự nghiệp chính trị khi ra tranh cử tổng thống và trở thành ứng viên của đảng Cộng hòa. Là người “ngoại đạo” trong giới chính trị, ông Trump với khẩu hiệu đặt nước Mỹ lên trên hết (America first) và làm nước Mỹ vĩ đại trở lại (Make America great again) đã thổi một làn gió mới vào chính trường Mỹ. Đây cũng là một điểm then chốt giúp ông thu hút sự ủng hộ của cử tri. Ngày 8.11.2016, ông giành chiến thắng áp đảo trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton và trở thành Tổng thống thứ 45 của Mỹ.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã để lại một số di sản đáng kể như cải cách thuế, tái định hình hệ thống tư pháp liên bang, cải cách hệ thống tư pháp hình sự, thành lập Quân chủng Vũ trụ...

Hành trình chông gai

Có thể nói, hành trình quay trở lại Nhà Trắng của ông Donald Trump là vô cùng khó khăn và nhiều biến động. Vào tháng 5.2024, ông Trump đã bị kết tội về việc làm giả hồ sơ kinh doanh, trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án. Ông vẫn đang phải đối mặt với nhiều bản cáo trạng vì liên quan đến cuộc biểu tình tại đồi Capitol vào đầu năm 2021, cũng như hiện đang bị truy tố về tội gian lận bầu cử tại Georgia.

Sau nhiều tháng vướng vào hàng loạt cuộc chiến pháp lý, ông Trump đã giành được chiến thắng chính trị đầy thuyết phục trên con đường đầu tiên trở lại Nhà Trắng. Khi chưa đầy một tháng sau khi bị kết án hình sự, ông đã đến Atlanta để tham gia cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên và duy nhất với ông Joe Biden. Màn tranh luận lúng túng của tổng thống đương nhiệm đã gây hoang mang cho đảng Dân chủ và tiếp thêm sự tự tin cho ông Trump về cục diện cuộc đua. Vài tuần sau, vào ngày 13.7.2024, ông Trump đã trở thành mục tiêu của một cuộc mưu sát tại một sự kiện tranh cử tại bang Pennsylvania, nhưng may mắn sống sót và chỉ bị thương nhẹ ở tai. Vào ngày 15.9, ông Trump tiếp tục sống sót sau một nỗ lực ám sát khác tại câu lạc bộ chơi golf của ông ở West Palm Beach, Florida.

Bên cạnh đó, chiến dịch tranh cử của ông Trump cũng đã vướng phải vô số lời chỉ trích vì đưa ra nhiều tuyên bố sai sự thật và gây hiểu lầm. Cụ thể, ông Trump đã bị cáo buộc đưa ra những tuyên bố sai sự thật rằng cuộc bầu cử năm 2020, cũng như về những người nhập cư. Bất chấp những khó khăn đó, ông Trump đã liên tục chiếm vị trí “áp đảo” trong cuộc bầu cử. Vị cựu Tổng thống đã liên tiếp đánh bại các đối thủ trong đảng Cộng hòa, để trở thành ứng cử viên chính thức của đảng này vào ngày 18.7 tại Đại hội toàn quốc của đảng tại bang Milwaukee. Các cuộc thăm dò dẫn đến cuộc bầu cử cũng cho thấy ông Trump có “ưu thế” hơn so với bà Harris, dù kết quả được đánh giá là rất sát sao.

Sau khi có cuộc tranh luận duy nhất với ứng cử viên của đảng Dân chủ Kamala Harris vào tháng 9, ông Trump đã đẩy nhanh tốc độ chiến dịch tranh cử, tổ chức nhiều sự kiện hơn cả tháng 6 và tháng 7 cộng lại.

Lợi thế về cử tri và chính sách

Theo giới quan sát, với lần tranh cử thứ 3 này, ông Trump giành chiến thắng nhờ xây dựng được những lợi thế vững chắc về mặt cử tri cũng như chính sách của mình. Trước hết phải nhắc tới những cử tri trung thành của ông qua 3 kỳ bầu cử. Ông vẫn giữ được sự ủng hộ của 94% những người đã bỏ phiếu cho ông, bao gồm hầu hết những người ủng hộ ông trong cả năm 2016 và 2020.

Một lợi thế mà ông Trump có được là sự tín nhiệm về kinh tế. Trong nhiều cuộc thăm dò, người Mỹ đều bày tỏ kinh tế là mối quan tâm hàng đầu khi chuẩn bị bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này, bởi họ đang phải đối phó với lạm phát cao trong nhiều năm. Đặc biệt, khi Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm trước ngày bầu cử cho thấy sự tăng trưởng yếu ớt về số lượng việc làm, phần lớn là do tác động của các cơn bão lớn và tình trạng đình công diện rộng dưới thời nắm quyền của ông Joe Biden, cử tri Mỹ càng mong chờ và kỳ vọng vào chính sách kinh tế của ông Donald Trump nhiều hơn.

Một khía cạnh khác được ông Trump đặt làm trọng tâm trong chiến dịch tranh cử là mối đe dọa và sự hỗn loạn do tình trạng nhập cư bất hợp pháp gây ra. Trong cuộc thăm dò toàn quốc cuối cùng, 15% số người được hỏi cho biết nhập cư là vấn đề quan trọng nhất trong việc quyết định lá phiếu của họ. Cách tiếp cận của ông về luật pháp và tội phạm cũng là một điểm cộng trong mắt cử tri. Trong thời đại mà các vấn đề về tội phạm và an toàn công cộng được đưa lên hàng đầu trong các cuộc thảo luận chính trị, sự nhấn mạnh vào luật pháp và trật tự đã tạo được tiếng vang với nhiều cử tri.

Khi chính quyền đương nhiệm đang gây tranh cãi trong việc xử lý các vấn đề đối ngoại, đặc biệt về các cuộc xung đột ở Trung Đông và Ukraine, cử tri Mỹ mong muốn kinh nghiệm và sự đổi mới của cựu Tổng thống về các vấn đề chiến tranh và hòa bình. Phần lớn cử tri cho rằng ông Trump có đủ kinh nghiệm trong các vấn đề đối ngoại và sẽ làm tốt hơn trong chính sách đối với cuộc chiến ở Ukraine, quan hệ với Trung Quốc và cuộc chiến giữa Israel - Hamas.

Trong ngày bầu cử 5.11, ông Trump đã có màn thể hiện xuất sắc với hàng loạt chiến thắng vang dội tại 7 bang chiến trường có ý nghĩa quyết định gồm Arizona, Georgia, Michigan, Nevada, Bắc Carolina, Wisconsin và Pennsylvania, giành trọn 93 phiếu đại cử tri tại những bang nói trên. Cựu tổng thống đã thể hiện sức mạnh trên khắp đất nước, cải thiện thành tích năm 2020 của mình ở mọi nơi, từ vùng nông thôn đến trung tâm thành thị.

Đưa nước Mỹ trở lại "thời kỳ hoàng kim"

Phát biểu mừng chiến thắng trước người ủng hộ tại bang Florida, ông Trump cho biết: "Nhiệm vụ trước mắt chúng ta sẽ không hề dễ dàng, nhưng tôi sẽ đem hết sức lực, tinh thần và sự chiến đấu có trong tâm hồn mình vào công việc mà các bạn đã giao phó cho tôi". Ông cam kết sẽ lãnh đạo "thời kỳ hoàng kim cho nước Mỹ".

Ông cũng cảm ơn người dân Mỹ vì vinh dự được bầu làm Tổng thống thứ 45 và Tổng thống thứ 47 của nước Mỹ.

Ông cho biết thêm: "Cử tri ủng hộ chúng tôi đến từ mọi nhóm và đây là bước tiến mới của đảng Cộng hòa khi đã mở rộng cơ sở ủng hộ sang các nhóm vốn thường bỏ phiếu cho đảng Dân chủ".

"Tôi sẽ chiến đấu vì mọi công dân, mọi gia đình và vì tương lai của các bạn. Mỗi ngày, tôi sẽ chiến đấu vì các bạn và bằng từng hơi thở của mình, tôi sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi chúng ta mang lại một nước Mỹ hùng mạnh, an toàn và thịnh vượng mà con cái chúng ta xứng đáng có được và các bạn xứng đáng được hưởng. Đây thực sự sẽ là thời kỳ hoàng kim của nước Mỹ", ông Trump nói.

Ông cho biết rằng kết quả bầu cử đã mang lại cho ông “cảm giác yêu thương tuyệt vời” và tuyên bố đất nước đã trao cho ông “một nhiệm vụ đầy quyền lực”.
Các chuyên gia dự báo rằng, nhiệm kỳ tới sẽ chứng kiến nhiều sự thay đổi lớn trong chính sách kinh tế và ngoại giao của Mỹ. Dự kiến, các đại cử tri đoàn tại các bang sẽ nhóm họp vào ngày 17.12 tới để bỏ phiếu đại cử tri chính thức bầu ứng cử viên Donald Trump làm Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng
Việt Nam và các nước

Nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng

Ông Donald Trump, cựu tổng thống bị luận tội hai lần, người đã bị kết án vì hàng chục tội danh và bị buộc tội nhiều tội danh khác, người luôn bị phàn nàn về cách ăn nói và hành xử, đã giành chiến thắng không thể ngoạn mục hơn. Các nhà phân tích cho rằng, vinh quang của ông Donald Trump là minh chứng cho thấy: nỗi sợ hãi, thay vì hy vọng, đã chiến thắng.

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội
Việt Nam và các nước

Giảm căng thẳng về nhà ở, dịch vụ xã hội

Chính phủ Canada vừa công bố Kế hoạch Mức độ nhập cư giai đoạn 2025 - 2027, nhằm làm chậm tốc độ tăng trưởng dân số tạm thời trong khi vẫn bảo đảm sự ổn định kinh tế và xã hội lâu dài. Sự thay đổi này đánh dấu nỗ lực đáng kể của chính quyền hiện tại trong việc thay đổi chính sách nhập cư, song cũng làm dấy lên nhiều tranh cãi về tác động lâu dài của kế hoạch đến lực lượng lao động và nền kinh tế của Canada.

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại
Việt Nam và các nước

Châu Á cần thận trọng với chính sách thương mại

Dù ai đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong ngày 5.11 tới, thì các nhà chiến lược kinh tế châu Á sẽ phải duy trì sự cởi mở và chủ động về mặt ngoại giao để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ đang dần rút khỏi chủ nghĩa khu vực ở châu Á và vắng mặt với vai trò lãnh đạo thương mại toàn cầu.

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?
Quốc tế

Mục tiêu tăng trưởng 8% của Indonesia có khả thi?

Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức, tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto đã nêu rõ tầm nhìn kinh tế, cam kết đạt mức tăng trưởng kinh tế hàng năm 8% trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tuy nhiên, các nhà quan sát nhận định rằng, mục tiêu này sẽ khó có thể đạt được, trong bối cảnh Indonesia đang phải đối mặt với những hạn chế tài chính đáng kể, cơ sở thuế thấp và ngành sản xuất đang gặp khó khăn.

sustainable.japantimes.com
Việt Nam và các nước

Lỗ hổng trong chính sách an ninh lương thực

Nhật Bản đã trải qua tình trạng thiếu gạo nghiêm trọng vào mùa hè vừa qua, bộc lộ những lỗ hổng nghiêm trọng trong hệ thống an ninh lương thực của nước này. Mặc dù mức tiêu thụ gạo đã giảm dần qua các năm, nhưng chỉ một sự biến động nhỏ trong chuỗi cung ứng cũng đã gây ra sự gián đoạn lớn trên thị trường, làm nổi bật nhu cầu cấp bách về việc tái cấu trúc các chính sách nông nghiệp để bảo đảm an ninh lương thực và ổn định thị trường dài hạn.

Cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 27.10
Quốc tế

Nhật Bản trước thềm cuộc tổng tuyển cử 2024

Chiến dịch tranh cử cho cuộc đua vào Hạ viện Nhật Bản đã chính thức bắt đầu, với danh sách hơn 1.300 ứng cử viên đến từ 11 đảng và tổ chức chính trị tham gia tranh cử. Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh đất nước đang phải đối mặt với những thách thức từ nhiều phía, cuộc tổng tuyển cử lần này sẽ xem là cơ hội để Nhật Bản giải quyết những khủng hoảng trong nước, củng cố lại hệ thống chính trị và tạo tiền đề cần thiết thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN
Việt Nam và các nước

Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN

Chiều ngày 17.10, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin về tình hình và định hướng hợp tác ASEAN. Mục tiêu của sự kiện là cung cấp thông tin chính xác, cập nhật và chuyên sâu về hợp tác ASEAN, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, đóng góp và hội nhập của Việt Nam trong khối, thông qua các kênh truyền thông.

Tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum công bố chiến lược an ninh mới.
Quốc tế

Tân Tổng thống Mexico và nỗ lực cải thiện tình hình an ninh đất nước

Đối mặt với tình trạng bạo lực băng đảng gia tăng, bao gồm cả vụ Thị trưởng Alejandro Arco của thành phố Chilpancingo bị sát hại chỉ vài ngày sau khi ông nhậm chức, tân Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã công bố chiến lược an ninh mới, tập trung đối phó và giải quyết làn sóng tội phạm ở 6 tiểu bang nguy hiểm nhất của đất nước, đồng thời tăng cường năng lực tình báo quốc gia.

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống
Quốc tế

Ngoại trưởng Blinken: Mỹ ủng hộ ASEAN bất kể kết quả bầu cử Tổng thống

Đại diện cho Tổng thống Mỹ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 12 diễn ra tại Lào vào sáng 11.10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, khẳng định ASEAN giữ vị trí trung tâm trong tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; đồng thời tái khẳng định cam kết của Washington đối với khu vực bất kể kết quả bầu cử sắp tới sẽ ra sao.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
Việt Nam và các nước

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”
Quốc tế

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”

Ngay trước khi Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đến thăm Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov đã có bài viết đăng trên tờ Độc lập của Nga, khẳng định Duma Quốc gia đặc biệt coi trọng chuyến thăm và vô cùng mong chờ Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu bài viết.

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.