HỘI NGHỊ CẤP CAO ASEAN LẦN THỨ 44 VÀ 45 TẠI LÀO

Thúc đẩy kết nối và tự cường

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ diễn ra từ ngày 9 - 11.10, tại Thủ đô Vientiane của Lào, với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Đông Timor và 10 đối tác của ASEAN, cùng nhiều khách mời là đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực. Đây là dịp để các lãnh đạo ASEAN và đối tác thảo luận, đưa ra quyết sách cho nhiều vấn đề chiến lược đang đặt ra cho ASEAN và khu vực.

Chung tay giải quyết những thách thức

Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực chuyển biến ngày càng phức tạp với sự nổi lên của nhiều thách thức như biến đổi khí hậu, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Trong bối cảnh đó, các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị sẽ tập trung vào những vấn đề chiến lược, sát sườn với ASEAN và khu vực, thúc đẩy đối thoại, hợp tác sâu rộng, gắn kết chặt chẽ, cùng nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức. Với chủ đề hợp tác năm 2024 “ASEAN: Thúc đẩy Kết nối và Tự cường”, các Hội nghị cấp cao lần này là các hoạt động cấp cao duy nhất trong năm Chủ tịch ASEAN 2024 của Lào.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45. Ảnh: LaoPost
Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45. Ảnh: LaoPost

Theo kế hoạch, chuỗi Hội nghị cấp cao 44 và 45 và các hội nghị liên quan sẽ gồm khoảng 20 hoạt động, được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia của Lào. Đây là chuỗi Hội nghị cấp cao quan trọng nhất trong năm của ASEAN, là dịp để lãnh đạo các nước ASEAN và đối tác trao đổi và đưa ra các quyết sách chiến lược củng cố tiến trình xây dựng Cộng đồng, thúc đẩy quan hệ giữa ASEAN với các đối tác, cũng như thảo luận nhiều vấn đề quan tâm cả ở khu vực và toàn cầu.

Đáng chú ý, Hội nghị cấp cao lần này chứng kiến nhiều lãnh đạo mới lần đầu tiên tham dự. Theo đó, Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto sẽ tham gia Hội nghị cấp cao lần này. Ông Prabowo được đánh giá là “vị tổng thống chính sách đối ngoại”, có thể thổi luồng sinh khí mới vào ASEAN. Tân Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba sẽ tham dự hội nghị và có các cuộc hội đàm bên lề với người đồng cấp Hàn Quốc; Tân Thủ tướng Singapore Lawrence Wong. Và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra - nhà lãnh đạo trẻ nhất tại bàn ASEAN năm nay. Trong khuôn khổ hội nghị lần này, bà sẽ tham gia các cuộc họp của các nhà lãnh đạo ASEAN và các cuộc họp với các Đối tác đối thoại của ASEAN.

Dự kiến, các Hội nghị cấp cao lần này sẽ thông qua và ghi nhận khoảng 80 văn kiện về nhiều ưu tiên, lĩnh vực hợp tác cả nội khối ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác. Qua đó, giúp ASEAN tiếp tục giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm, nâng cao năng lực ứng phó với các thách thức đang nổi lên, củng cố lập trường nguyên tắc trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Hướng đi cho chặng đường phía trước

Về mặt kinh tế, ASEAN có sự tự tin về tiềm năng. Là nền kinh tế lớn thứ năm thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 3,8 nghìn tỷ USD, dự đoán đến năm 2030, khu vực ASEAN sẽ vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới. Có thể nói rằng, nền kinh tế ASEAN là một thế lực “đáng gờm”, với đà tăng trưởng kinh tế của ASEAN ở mức 4,6% thì dự kiến vào năm 2030, con số này sẽ vượt qua mức trung bình toàn cầu là 3,2%.

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Lào chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45

Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, ASEAN có thể củng cố vị thế trung tâm của mình thông qua Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là cơ hội để khu vực hợp tác và tránh tình trạng an ninh hóa chính sách kinh tế ngày càng gia tăng. Thông qua RCEP, ASEAN có thể bảo vệ hệ thống thương mại đa phương trong bối cảnh thị trường mở đang thoái trào và Tổ chức Thương mại Thế giới đang trì trệ. Hiện Hong Kong (Trung Quốc), Sri Lanka và Chile đã nộp đơn xin gia nhập để trở thành thành viên RCEP. Một số quốc gia thành viên đã đề xuất một “bước sàng lọc trước” trước khi tiến hành quá trình gia nhập. ASEAN đang đóng vai trò chủ chốt trong việc hoàn thiện các thủ tục gia nhập và cần có sự tham vấn chặt chẽ hơn và hợp tác sát sao hơn giữa các nền kinh tế RCEP lớn như Nhật Bản và Trung Quốc. Hiện tại, RCEP gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Ấn Độ đã rút lui vì vấn đề đối với các chính sách nông nghiệp địa phương.

ASEAN hiện đang xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045. Trong suốt một hơn một năm qua, Nhóm công tác cấp cao ASEAN đã xây dựng tầm nhìn này. Trong hai thập kỷ tới, các chuyên gia và lãnh đạo các nước mong muốn nhìn thấy một khu vực ASEAN năng động và thay đổi phù hợp hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng. Để làm được điều này, ASEAN ưu tiên 3 lĩnh vực chính, gồm chuyển đổi số, phát triển bền vững và kết nối. Đến năm 2025, dưới sự chủ trì của Malaysia, nền kinh tế số khu vực đầu tiên của thế giới, Hiệp định khung kinh tế số ASEAN, sẽ hoàn thành. Điều này sẽ củng cố thêm nỗ lực của khối trong việc thúc đẩy chuyển đổi số và kết nối.

Về tính bền vững, ASEAN đã đưa ra Chiến lược ASEAN về trung hòa carbon để thu hút thêm đầu tư và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế cho tương lai xanh của khu vực. Về mặt kết nối, ASEAN cũng đang xây dựng Kế hoạch Chiến lược Kết nối ASEAN, một văn bản quan trọng trong Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045.

Cuối cùng, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh, sẽ có 14 mục tiêu kinh tế của nước chủ tịch được đưa ra (trong đó có 7 mục tiêu sẽ được hoàn thành vào cuối năm), bao gồm tăng cường kết nối chuỗi cung ứng, giải quyết khoảng cách tài chính cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Ngoài ra, nâng cấp Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc 3.0. Những mục tiêu này đại diện cho dấu ấn của nhiệm kỳ của chủ tịch Lào vào năm 2024.

Bên cạnh đó, cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới được ví như cuộc bầu cử toàn cầu, bởi kết quả sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với phần còn lại của thế giới. Trong bối cảnh này, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ có các cuộc họp bàn nội bộ và với các đối tác đối thoại đó để thảo luận về những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cộng đồng 675 triệu dân này.

Vào cuối của tuần lễ cấp cao, Lào sẽ chuyển giao chức Chủ tịch ASEAN cho Malaysia để quốc gia này dẫn dắt ASEAN trong giai đoạn tiếp theo. Các chuyên gia hy vọng rằng Malaysia sẽ tiếp nối những gì đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh lần này, ưu tiên giải quyết các thách thức về kết nối và mang lại những tiềm năng mới cho hợp tác và hội nhập khu vực lớn hơn. Ban lãnh đạo mới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai của khu vực, đặc biệt là với các mục tiêu dài hạn như Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, ưu tiên chuyển đổi kỹ thuật số và tính bền vững.

Việt Nam và các nước

EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.
Quốc tế

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc
Giáo dục

Chính sách tiếng Anh của Singapore: Thay đổi vận mệnh một dân tộc

Có một người nữ nhà báo Singapore đã viết trên tạp chí Forbes để bày tỏ lòng biết ơn đối với cố Thủ tướng Lý Quang Diệu: “Gia tài mà Lý Quang Diệu để lại cho Singapore chính là tiếng Anh”. Đất nước này có thể vươn mình từ một làng chài nhỏ bé thành cường quốc thế giới chính nhờ vào chính sách dạy học, làm việc song ngữ mà cố Thủ tướng đã lựa chọn.

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?
Giáo dục

Malaysia đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học như thế nào?

Khi Malaysia tiến tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao, việc nâng cao khả năng tiếng Anh là trọng tâm quan trọng trong hệ thống giáo dục của đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã triển khai một loạt chính sách cụ thể nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy tiếng Anh trong các trường học, không chỉ nhằm nâng cao kỹ năng ngôn ngữ, mà còn giúp học sinh giành ưu thế trong môi trường quốc tế.

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội
Theo dòng sự kiện

Báo chí hàng đầu của Nga đưa tin đậm nét chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội

Các kênh truyền hình, cổng thông tin chính thức của Duma Quốc gia, Hội đồng Liên bang và các hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga (Tass, Ria - Novosti, Gazeta, Pnp, Ramble, Rutube, Vz, riamediabank, Rossaprimavera, Ridus, EADaily.com/ru, Rg.ru, 1Tv.ru ) tích cực đăng bài, hình ảnh đưa tin trước, trong và sau chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt
Theo dòng sự kiện

Truyền thông Nga: Củng cố hợp tác liên nghị viện - con đường làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lược Nga - Việt

Trong thời gian thăm, làm việc tại Nga theo lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng liên bang V. Matvienko từ ngày 8- 10.9, các kênh truyền hình, hãng thông tấn, báo chí lớn của Nga đồng loạt đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh... phản ánh, bình luận về chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trong đó trích lời Chủ tịch Duma Quốc gia việc cơ quan lập pháp hai nước củng cố hợp tác liên nghị viện sẽ là con đường để giúp làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác chiến lược Nga - Việt.

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”
Quốc tế

Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Nga: “Chúng tôi mong đợi chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam”

Ngay trước khi Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm trưởng đoàn đến thăm Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang Nga Ivan Ivanovich Melnikov đã có bài viết đăng trên tờ Độc lập của Nga, khẳng định Duma Quốc gia đặc biệt coi trọng chuyến thăm và vô cùng mong chờ Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam. Báo Đại biểu Nhân dân xin giới thiệu bài viết.

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn
Việt Nam và các nước

Báo Độc lập của Nga: Các nhà lập pháp Nga và Việt Nam muốn đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia V.V. Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam-Liên bang Nga từ ngày 8-10.9.

Nhân dịp này, tờ Độc lập của Nga đã đăng bài viết, trong đó đánh giá các nhà lập pháp Nga và Việt Nam đang nỗ lực đưa mối quan hệ đi vào thực chất hơn.

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự
Việt Nam và các nước

Nhà báo Nga: Nga và Việt Nam là Đối tác Chiến lược và những người bạn thực sự

Trước thềm chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu, nhà báo Pavel Vinodurov đã có bài viết trên tạp chí Thế giới đa cực về ý nghĩa của chuyến thăm. Nhà báo Vinodurov nhận định chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là một bước phát triển quan trọng để củng cố quan hệ toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Nga.

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"
Việt Nam và các nước

Báo chí Trung Quốc: Lãnh đạo Việt Nam - Trung Quốc định hướng phát triển cho "Cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược"

Báo chí Trung Quốc có nhiều bài viết đánh giá chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (CPV), Chủ tịch nước Tô Lâm. Bài báo khẳng định chuyến thăm không chỉ chứng minh cả Trung Quốc và Việt Nam đều sẵn sàng đạt được nhiều kết quả khả quan hơn trong mục tiêu xây dựng một cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược, mà còn chứng minh quyết tâm của hai nước trong củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa.

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam và các nước

Global Times: Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tầm quan trọng chiến lược và đặc biệt của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc

Trên phần thông tin nổi bật của tờ Global Times - tờ báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, có bài viết tiêu đề “Ông Tô Lâm thăm Trung Quốc trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên với tư cách là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam”.

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế
Việt Nam và các nước

Cải cách để vượt qua khủng hoảng y tế

Vừa qua, Chính phủ Hàn Quốc thông báo sẽ triển khai kế hoạch cải cách y tế vào cuối tháng 8, tái khẳng định cam kết cải tổ hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước nhằm xử lý cuộc khủng hoảng ngành y tế tồi tệ gây ra nhiều tổn thất không thể đong đếm…

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi
Việt Nam và các nước

Lãnh đạo Quốc hội Ấn Độ: Chúng tôi xin bày tỏ lòng thành kính trước một tâm hồn vĩ đại đã mãi mãi ra đi

Sáng 22.7, trước khi Quốc hội Ấn Độ bắt đầu phiên họp về ngân sách, Chủ tịch Thượng viện Jagdeep Dhankhar và Chủ tịch Hạ viện Om Birla đã đọc thông điệp chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, người được nhắc đến là “một tâm hồn vĩ đại”. Toàn thể các nghị sĩ Ấn Độ cũng dành phút mặc niệm tưởng nhớ nhà lãnh đạo Việt Nam.

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam
Theo dòng sự kiện

Báo chí Pháp: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam

Sau 13 năm giữ cương vị Người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, với một chiến dịch chống tham nhũng mang tầm vóc lịch sử, nhà lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã qua đời ở tuổi 80 sau cơn bạo bệnh - đó là nội dung lời dẫn mở đầu cho bài viết trên tờ Le Monde của Pháp. 

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo chí châu Á ca ngợi phẩm chất đạo đức và thành tựu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các trang phân tích chuyên sâu về Đông Nam Á, cũng như một số tờ báo của Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… liên tục có nhiều bài viết đánh giá về phẩm chất đạo đức và những thành tựu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam trong cả lĩnh vực xây dựng thể chế, kinh tế và đối ngoại…

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo Argentina: Việt Nam, nhân dân Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại: Nguyễn Phú Trọng - người chiến sĩ cộng sản kiên định qua đời

Liên tục trong ngày 19 và 20.7, báo Resumen Latinoamericano của Argentina đã liên tục đăng nhiều bài viết “Việt Nam, nhân dân Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo vĩ đại: Nguyễn Phú Trọng - một chiến sĩ cộng sản kiên định qua đời”; “Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng về người đảng viên Cộng sản”… ca ngợi phẩm chất, trí tuệ và những thành tựu mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã mang lại cho Việt Nam.

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo chí Cuba: Sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là sự mất mát không thể bù đắp đối với Cuba

“Sự mất mát không thể bù đắp với Cuba”; “Việt Nam mất đi một nhà lãnh đạo tầm vóc thế giới” cùng nhiều tin, bài về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đăng trên trang nhất của các báo điện tử như Grama, Prensa Latina, CAN, Cubadebate, Radiorebelde, Radiohc, Cubasi và Radioreloj của Cuba.

titlecolor:4
Theo dòng sự kiện

Báo chí quốc tế ca ngợi di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngay sau khi hay tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, các hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới đồng loạt đưa thông tin, đồng thời nhấn mạnh vai trò của Tổng Bí thư trong cuộc chiến chống tham nhũng và đường lối ngoại giao khéo léo - "ngoại giao cây tre", giúp nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.