EU bỏ phiếu áp thuế xe điện Trung Quốc

Nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại

Hôm nay, 4.10, Liên minh châu Âu (EU) tiến hành bỏ phiếu về việc áp thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc; các chuyên gia cho rằng, vẫn còn không gian để EU và Trung Quốc tiếp tục đối thoại, giải quyết những khác biệt bất kể kết quả ra sao, song nguy cơ xảy ra "cuộc chiến" thương mại ngày càng trở nên rõ nét.

Mức độ phụ thuộc của hai thị trường

Theo quan điểm của châu Âu, phụ thuộc kinh tế sâu sắc giữa Brussels và Bắc Kinh đã dẫn tới những xung đột; thống kê cho thấy, lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc đã giảm 17,8% so với năm 2022, song thâm hụt thương mại của châu Âu với Trung Quốc vẫn rất đáng kể và quốc gia này vẫn là nhà cung cấp hàng hóa lớn nhất cho EU vào năm 2023. Ngoài khối lượng thương mại, sự mất cân bằng này cũng làm nổi bật sự phụ thuộc chiến lược của châu Âu vào Trung Quốc. Trong hơn một thập kỷ, chính sách công nghiệp của Trung Quốc đã tập trung vào việc thống trị các lĩnh vực toàn cầu có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế châu Âu.

Một báo cáo năm 2021 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy, EU phụ thuộc rất nhiều vào các tác nhân bên ngoài đối với 137 sản phẩm chiến lược, trong đó 52% có nguồn gốc từ Trung Quốc. Sự phụ thuộc này đặc biệt rõ ràng trong các lĩnh vực như dược phẩm với 40% đầu vào đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của châu Âu nằm ở các công nghệ xanh, khi Trung Quốc sở hữu khối lượng lớn tài nguyên liệu thô và thành phẩm. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Trung Quốc kiểm soát khoảng 60% nguyên liệu thô cần thiết cho sản xuất công nghệ xanh và tinh chế khoảng 90% các nguyên tố này. Sự phụ thuộc này làm phức tạp con đường hướng tới độc lập năng lượng của châu Âu. Chẳng hạn, vào năm 2022, 96% tấm pin mặt trời và 61% tua-bin gió mà EU nhập khẩu đến từ Trung Quốc.

2-8193.jpg
EU dự kiến sẽ áp thuế quan lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc. Ảnh: Getty Images

Khi nền kinh tế xanh ngày càng phát triển, sự phụ thuộc của châu Âu vào Trung Quốc sẽ tăng lên, đặc biệt là ngành xe điện. Nhập khẩu xe điện do Trung Quốc sản xuất đã tăng vọt từ 1,4 tỷ euro vào năm 2020 lên 11,5 tỷ euro vào năm 2023, chiếm 37% tổng lượng xe điện nhập khẩu vào EU; để tránh lặp lại sự phụ thuộc quá mức như với tấm pin mặt trời và tua-bin gió, EU đã quyết định hành động bằng cách áp dụng mức thuế lên tới 45% đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất. Các quốc gia thành viên sẽ bỏ phiếu về các mức thuế quan này vào ngày hôm nay, 4.10; EU cho rằng, việc áp thuế quan là bước đi cần thiết củng cố tính toàn vẹn của thị trường và ngăn chặn tình trạng bão hòa, tạo điều kiện cho xe điện do EU sản xuất tăng khả năng cạnh tranh. Sự kiện này đánh dấu sự thay đổi rõ ràng trong chiến lược của EU, nhằm hạn chế sự phụ thuộc ngày càng tăng vào công nghệ Trung Quốc và bảo vệ các ngành công nghiệp của chính mình.

Mặt khác, Trung Quốc cũng phụ thuộc rất nhiều vào EU; trong thập kỷ qua, EU đã phát triển một loạt các công cụ để điều hướng nền kinh tế thế giới ngày càng phi tập trung được định hình bởi địa chính trị. Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2023, trong quá trình theo đuổi quyền tự chủ chiến lược, EU đã đưa ra một số công cụ chính như, cơ chế sàng lọc Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), quy định về trợ cấp nước ngoài và công cụ chống áp bức (ACI). Những công cụ được thiết kế để trang bị cho EU khả năng ứng phó với những thách thức trong việc tăng cường cạnh tranh kinh tế với các đối thủ toàn cầu như Trung Quốc.

Các cơ chế này trao cho EC những quyền hạn quan trọng, chẳng hạn như áp đặt thuế quan hoặc các biện pháp thương mại khác. Những sáng kiến ​​này nhằm mục đích bảo vệ các ngành công nghiệp của EU khỏi sự cạnh tranh không lành mạnh từ bên ngoài. Đồng thời, EU đã nỗ lực thúc đẩy sản xuất công nghiệp của châu Âu trong các lĩnh vực chính, nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của mình. Trong bối cảnh có khả năng xảy ra chiến tranh thương mại với Trung Quốc, những nỗ lực này là rất cần thiết, vì chúng cung cấp cho EU nền tảng vững chắc hơn để hợp tác với một nền kinh tế hùng mạnh như Trung Quốc.

Hơn nữa, trong khi thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc từ lâu đã được coi là một mối quan tâm, thì nó cũng nhấn mạnh sự phụ thuộc của Trung Quốc vào việc tiếp cận thị trường châu Âu.

Trung Quốc phụ thuộc gấp đôi vào EU để xuất khẩu so với EU phụ thuộc vào Trung Quốc - 16% hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang EU, trong khi chỉ có 9% hàng xuất khẩu của EU sang Trung Quốc. Sự mất cân bằng này mang đến cho châu Âu một cơ hội chiến lược. Hay trong các lĩnh vực như công nghệ xanh, EU cũng là một trong những thị trường quan trọng nhất của Trung Quốc. Khi Trung Quốc tìm cách quốc tế hóa các sản phẩm xanh của mình, đặc biệt là xe điện, EU đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt là trong bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Theo dữ liệu năm 2023, khoảng 60% trong số gần 14 triệu xe điện được bán trên toàn thế giới được sản xuất tại Trung Quốc. Tuy nhiên, một phần đáng kể trong sản lượng này nhằm vào thị trường trong nước, với khoảng hai phần ba số xe được bán tại chính Trung Quốc. Để mở rộng ra toàn cầu, Trung Quốc cần tiếp cận EU, thị trường xe điện lớn thứ hai thế giới và là nước đi đầu trong các nỗ lực chuyển đổi xanh.

Quan điểm trái chiều

Theo các quy tắc, EC có thể áp dụng thuế quan trong 5 năm tới trừ khi 15 quốc gia EU đại diện cho 65% dân số, bỏ phiếu chống lại kế hoạch này. Hiện tại, các quốc gia thành viên như Pháp, Italy, Hà Lan và Ba Lan công khai ủng hộ, trong khi đó, Đức và Tây Ban Nha đã bày tỏ lo ngại về việc áp dụng các mức thuế này có thể dẫn đến chiến tranh thương mại. Hiện, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2 của châu Âu, với tổng kim ngạch đạt 739 tỷ euro (825 tỷ USD) trong năm ngoái.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, EU cần duy trì “đối thoại cởi mở” với Trung Quốc về vấn đề ô tô điện. Mặc dù việc bảo vệ nền kinh tế khỏi các hoạt động thương mại không công bằng là rất quan trọng, song cũng không nên có các hành động tự gây hại cho mình. Theo Euractiv, 15 trong số 27 quốc gia thành viên đại diện cho ít nhất 65% dân số của EU dự kiến sẽ bỏ phiếu chống lại đề xuất này của EC.

Trong khi đó, các quan chức châu Âu tự tin rằng khối có đủ số phiếu để thông qua mức thuế mới, nhưng cũng có những động thái thận trọng hơn sau khi Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez lên tiếng phản đối các khoản thuế này, trong khi Đức tiếp tục thúc đẩy thỏa thuận với Trung Quốc.

Hướng tới sự cân bằng tinh tế

Các nước châu Âu dự kiến ​​sẽ tiếp tục đàm phán với Bắc Kinh ngay cả khi họ đã bỏ phiếu áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất vào ngày 4.10. EC cho biết, họ sẵn sàng tìm kiếm một giải pháp thay thế cho công cụ thuế quan và có thể xem xét lại cam kết bao gồm giá nhập khẩu tối thiểu và giới hạn nhập khẩu. Một nguồn tin thân cận cho biết, một số lựa chọn đang được đàm phán bao gồm: xác định mức giá nhập khẩu tối thiểu dựa trên các tiêu chí như phạm vi hoạt động, hiệu suất pin và chiều dài của xe điện, cùng với việc xe đó là xe hai bánh hay bốn bánh. Giải pháp khác là các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc cần cam kết đầu tư vào EU.

Trong khuyến nghị mới nhất của EC, thuế nhập khẩu đối với xe điện của hãng sản xuất ô tô Trung Quốc BYD sẽ vẫn ở mức 17%, nhưng có một số điều chỉnh giảm nhỏ đối với tất cả các loại xe điện khác của Trung Quốc. Các công ty không hợp tác sẽ phải chịu mức thuế 35,3%, thay đổi từ 36,6%, trong khi mức thuế của Tesla sẽ là 7,8%, giảm từ 9%. Các nhà phân tích cho rằng, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc sẽ không gặp vấn đề gì khi chấp nhận mức thuế này, xét đến các khoản trợ cấp lớn của nhà nước mà họ nhận được. Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô Đức có thể bị ảnh hưởng không cân xứng, do mối quan hệ chặt chẽ của họ với các đối tác Trung Quốc.

Các chuyên gia nhận định rằng, châu Âu và Trung Quốc có mối quan hệ gắn bó sâu sắc, cả hai bên đều có điểm mạnh và điểm yếu. Trong khi phần lớn sự tập trung hiện tại là vào sự phụ thuộc của châu Âu vào hàng hóa Trung Quốc, EU vẫn nắm giữ đòn bẩy chiến lược đáng kể. Bằng cách tận dụng nhu cầu tiếp cận thị trường của Trung Quốc, khu vực này có thể tạo ra ảnh hưởng lớn hơn trong việc quản lý mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau này mà không cắt đứt các mối quan hệ kinh tế quan trọng, hay gây ra căng thẳng thương mại.

Khi căng thẳng thương mại leo thang, thách thức của châu Âu là khẳng định mình là đối tác bình đẳng, cân bằng sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc với việc bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình. Hành động cân bằng tinh tế này sẽ định hình tương lai của quan hệ EU - Trung Quốc. Liệu Brussels và Bắc Kinh có thể đàm phán để đi đến một thỏa hiệp hay không vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng có một điều rõ ràng rằng, trong các cuộc chiến thương mại hay bất kỳ một cuộc chiến nào khác, sẽ không có người chiến thắng thực sự - đặc biệt là giữa hai nền kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ.

Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran
Quốc tế

Mỹ “thảo luận” về kịch bản có thể xảy ra nếu Israel nhằm vào công nghiệp dầu mỏ của Iran

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết, chính quyền của ông đã "thảo luận" về các khả năng có thể xảy ra trong trường trường hợp Israel định nhằm vào ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 1.10. Bình luận của ông ngay lập tức khiến giá dầu thế giới tăng vọt.

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit
Quốc tế

Anh và EU cam kết hàn gắn mối quan hệ rạn nứt do Brexit

Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã nhất trí hàn gắn mối quan hệ của họ sau những thiệt hại do Brexit gây ra. Hai bên sẽ tổ chức một loạt các cuộc họp, bao gồm cả Hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, năng lượng, an ninh và di cư.

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump
Quốc tế

Công bố chi tiết mới trong vụ án bầu cử của ông Donald Trump

Trong hồ sơ tòa án mới được công bố hôm 2.10 (giờ Mỹ), các công tố viên liên bang cho biết, cựu Tổng thống Hoa Kỳ đã tìm mọi cách lật ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020 thậm chí trước cả khi thất cử, cố ý bịa đặt rằng có gian lận và “phải dùng tới tội ác” để cố bám giữ quyền lực. Hồ sơ này khẳng định ông không thể được hưởng quyền miễn trừ truy tố vì những lý do trên.

Hệ thống Vòm Sắt của Israel đánh chặn tên lửa từ Iran trong đêm 1.10
Thế giới 24h

Tại sao Mỹ không ủng hộ Israel tấn công vào các địa điểm hạt nhân của Iran?

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ không ủng hộ một cuộc tấn công của Israel vào các cơ sở hạt nhân của Iran, trong bối cảnh Hoa Kỳ tìm cách kiềm chế phản ứng của Israel trước cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran hôm 1.10 và ngăn chặn một cuộc xung đột khu vực đang leo thang nguy hiểm.

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?
Quốc tế

Sau vụ tấn công tên lửa của Iran: Israel sẽ lựa chọn thế nào?

Iran đã tiến hành cuộc tấn công chưa từng có nhằm vào Israel vào tối 1.10. Mặc dù kết thúc tương đối nhanh chóng, cuộc tấn công đã làm tăng thêm mức độ căng thẳng trong thời điểm vốn cực kỳ nhạy cảm này. Các nhà lãnh đạo thế giới từ lâu đã cảnh báo, xung đột giữa Israel và các lực lượng ủy nhiệm của Iran là Hamas ở Gaza và Hezbollah ở Lebanon có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn. Mọi con mắt giờ đây sẽ đổ dồn vào cách Israel phản ứng.

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng
Quốc tế

Sau cuộc tấn công bằng tên lửa vào Israel: Iran không muốn leo thang căng thẳng

Trong một tuyên bố sáng 2.10, Iran cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa của nước này nhằm vào Israel đã kết thúc, trừ phi nhà nước Do Thái có thêm hành động khiêu khích. Trong khi đó, Israel và Hoa Kỳ đều cảnh báo sẽ có hành động đáp trả, làm gia tăng lo ngại về một cuộc chiến rộng lớn hơn.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon
Thế giới 24h

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon: Lo ngại xung đột leo thang

Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut
Quốc tế

Israel bắt đầu chiến dịch quân sự trên bộ ở Lebanon, phản ứng của Beirut

Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.

Nguồn: New central TV
Quốc tế

Trung Quốc nâng tuổi nghỉ hưu: Quyết định khó khăn nhưng cần thiết

Cơ quan lập pháp Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định nâng tuổi nghỉ hưu. Được đưa ra lần đầu tiên sau 50 năm và sau nhiều lần trì hoãn, quyết định này được đánh giá là đặc biệt cần kíp để giúp nền kinh tế chống chọi với tình trạng già hóa dân số, vốn đang gây áp lực lên lực lượng lao động và quỹ hưu trí. Tuy nhiên, sự lo ngại của người dân về một tương lai không chắc chắn cũng như những khó khăn của thị trường việc làm đang làm gia tăng thái độ bất mãn về quyết định này.