Nữ sinh dân tộc Thái và hành trình trở thành Á khoa khối C00

“Bố em - người thầy lớn nhất trong cuộc đời em vẫn hay nói với chúng em rằng: Học là con đường duy nhất giúp con thay đổi cuộc đời. Nhìn những vất vả, cơ cực bố mẹ phải trải qua để chị em em có được con chữ, em luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn nữa…”, Mai tâm sự.

Lương Thị Mai (sinh năm 2005), nữ sinh dân tộc Thái là một trong 143 gương mặt học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 vừa được Ủy ban Dân tộc khen thưởng.

Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Mai xuất sắc giành 28,75 điểm khối C19 và 28,5 điểm khối C00 (chưa cộng điểm ưu tiên), trúng tuyển lớp chất lượng cao, ngành Sư phạm Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đến từ bản xa nhất, xã xa nhất, huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hoá

Mai sinh ra và lớn lên tại bản Cang, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát - bản xa nhất, thuộc xã xa nhất, huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hóa; khu vực thuộc vùng 135 (vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn). Nơi em ở bao quanh là núi đồi, đường xá đi lại rất khó khăn.

Nữ sinh tới từ “bản xa nhất, xã xa nhất, huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hoá” và hành trình trở thành Á khoa khối C00 tỉnh -0
Em Lương Thị Mai, sinh viên năm nhất Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (Ảnh: Xuân Quý)

Bố của Mai là giáo viên tiểu học, mẹ em làm nương rẫy. Từ nhỏ, Mai đã quen với hình ảnh bố tất bật lên lớp từ sáng sớm, tới chiều về lại hối hả đi chặt nan, làm măng. Mẹ của em dường như không có ngày nghỉ, “mùa gì làm nấy”, khi lên rừng hái măng, khi chặt nan, làm nan,…

Mai là con út trong nhà, trên em còn có 2 chị lớn và 1 người chị sinh đôi bằng tuổi. Mai chia sẻ, dù kinh tế gia đình rất khó khăn, nhưng từ nhỏ tới lớn, em không phải làm việc đồng áng. Bố mẹ luôn tạo điều kiện tốt nhất để em và các chị tập trung vào việc học.

“Bố em là người kỹ tính. Bố lúc nào cũng đôn đốc trong tư tưởng của chúng em rằng học là con đường duy nhất giúp con thay đổi cuộc đời, nếu muốn thoát cảnh nghèo đói, chân lấm tay bùn, lên rừng, lên nương thì phải học. Mẹ em - người phụ nữ dân tộc, thuần nông, “một con chữ bẻ đôi cũng không biết” nhưng luôn động viên chúng em cố gắng học. Bố mẹ là điểm tựa, hậu phương vững chắc để chúng em nỗ lực vươn lên”, Mai nói.

Tuổi thơ của chị em Mai có bố dìu dắt, cầm tay nắn nót viết từng con chữ đầu tiên.

Hiện nay, người chị thứ hai của em (sinh năm 2001) đang là giáo viên tiểu học tại huyện Mường Lát. Năm 2023, Lương Thị Mai cùng Lương Thị Đào (người chị sinh đôi của Mai) cùng đỗ đại học. Đào chọn theo học Giáo dục tiểu học tại Trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hoá), còn Mai chọn ngành Sư phạm Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

7 năm học nội trú xa nhà và hành trình trở thành Á khoa khối C00

Mai xa nhà từ năm lớp 6, theo học Trường THCS dân tộc nội trú huyện Mường Lát, cách nhà hơn 30km.

Ngày ấy, cảm giác đầu tiên của cô bé khi được xuống trường là hồ hởi. Trường nội trú huyện dù điều kiện còn nhiều thiếu thốn, nhưng đồ dùng vẫn “xịn” hơn nhà sàn của em rất nhiều. Hơn nữa, Mai được gặp rất nhiều bạn, mỗi người lại tới từ một dân tộc khác nhau, nên em được học tiếng dân tộc của bạn và bạn cũng được tìm hiểu tiếng dân tộc của mình.

Nhưng cảm giác hồ hởi ấy chỉ chóng vánh trôi qua sau 3 ngày đầu tiên. Khi thấy một bạn cùng phòng được mẹ xuống thăm, Mai bỗng oà khóc vì tủi thân, nhớ nhà. Cô bé 11 tuổi khi ấy phải tự trấn an, động viên bản thân cố gắng. Những lời dặn dò của bố mẹ luôn là động lực lớn khiến em vượt qua mọi khó khăn.

Với thành tích học tập nổi trội, từ lớp 7, Mai đã được chọn vào các đội tuyển của trường để tham dự các kỳ thi.

Năm lớp 7, em giành giải Ba học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp huyện; lớp 8 và lớp 9 lần lượt giành giải Ba, giải Khuyến khích học sinh giỏi môn Ngữ văn cấp huyện.

Lên cấp ba, Mai theo học Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa, cách nhà gần 300km. Vì khoảng cách xa xôi, mỗi năm, em chỉ có thể về nhà vào hai dịp là Tết Nguyên Đán và nghỉ hè. Mai tiếp tục duy trì thành tích học tập xuất sắc suốt những năm THPT. Em đạt loại Giỏi cả 3 năm, luôn nằm trong top 2 học sinh dẫn đầu lớp. Năm lớp 12, Mai đạt giải Ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử.

Đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Mai đạt 28,75 điểm khối C19 (Ngữ văn, Giáo dục công dân và Lịch sử), 28,5 điểm khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Nữ sinh dân tộc Thái cũng trở thành Á khoa khối C00 toàn tỉnh Thanh Hoá.

Nữ sinh tới từ “bản xa nhất, xã xa nhất, huyện xa nhất của tỉnh Thanh Hoá” và hành trình trở thành Á khoa khối C00 tỉnh -0
Lương Thị Mai là một trong 143 gương mặt học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2023 vừa được Ủy ban Dân tộc khen thưởng (Ảnh: Quốc Việt)

Chia sẻ về bí quyết học tập, Mai nói em không học quá nhiều, nhưng luôn tập trung tối đa mỗi khi học. Đặc biệt, ở phòng nội trú nơi em ở, các bạn luôn động viên nhau cố gắng. “Chúng em luôn bảo ban nhau rằng cố lên, sắp điểm cao rồi. Nhóm chúng em có bạn đỗ Học viện An ninh, có bạn đỗ Học viện Cảnh sát,…”, Mai kể.

Bên cạnh đó, theo nữ sinh, em và các bạn có được sự động viên lớn từ các thầy cô trong trường, từ cô chủ nhiệm đến thầy Hiệu trưởng, thầy Hiệu phó.

“Lãnh đạo trường chúng em rất gần gũi. Các thầy thường xuyên xuống tận nơi thăm hỏi học sinh, hỏi tình trạng học như thế nào, muốn khắc phục điều gì. Với em, Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa là ngôi trường rất tuyệt vời”, Mai nói.

Ước mơ trở thành giáo viên để góp sức cho quê hương

Mai đang là sinh viên lớp chất lượng cao, ngành Sư phạm Lịch sử của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nữ sinh tâm sự, ngay từ nhỏ đã có mơ ước trở thành giáo viên. Một phần vì truyền thống gia đình, bởi bố của Mai và 2 người chú đều theo nghề sư phạm; một phần vì em mong muốn có thể đóng góp những giá trị cho cộng đồng, cho những đứa trẻ.

Mai nói em không sợ hãi khi được nghe hay chứng kiến những khó khăn, nhọc nhằn của nghề giáo; bởi đam mê của em lớn hơn thế.

“Em luôn tâm niệm rằng nếu sau này em may mắn trở thành giáo viên, trở thành một nhà giáo thực thụ thì được phân công tới khu vực nào em cũng sẽ sẵn sàng đi. Tất nhiên, nếu được, em rất mong có thể được trở về quê hương Mường Lát để đóng góp một phần nào đó cho sự phát triển của quê hương”, nữ sinh bộc bạch.

Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm
Giáo dục

Tuyển sinh năm 2025: Bộ GD-ĐT siết chặt quy định xét học bạ và xét tuyển sớm

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Theo đó, về xét tuyển học bạ phải dùng cả kết quả lớp 12; Chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành.

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.