Những ánh sao khuê:

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận - cán bộ Việt Minh thời tiền khởi nghĩa

Nguyễn Túc - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Những năm bị giam cầm và tra tấn trong nhà tù của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám cũng như hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ xâm lược đã tôi luyện Đỗ Nhuận - một cán bộ Việt Minh thời Tiền khởi nghĩa thành một chiến sĩ kiên cường, người cộng sản kiên trung trên Mặt trận văn hóa - văn nghệ.

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận - cán bộ Việt Minh thời tiền khởi nghĩa -0
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận. Ảnh: thethaovanhoa.vn

Làng Vạc, nay là thôn Hoạch Trạch, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương là một thôn khá đặc biệt. Đặc biệt vì một thôn đất không rộng, người không đông nhưng có tới 70 dòng họ, nhiều khoa bảng và dân Hoạch Trạch có mặt ở hầu khắp các địa phương trong cả nước và nhiều nơi trên thế giới. Hoạch Trạch cũng là quê hương của nghề làm lược của nước ta và từ thời Lê đã ra Hà thành lập nghiệp và hình thành phố Hàng Lược hiện nay.

Truyền thống của làng Vạc là cứ đến ngày Rằm tháng Giêng âm lịch, con cháu thuộc các dòng họ dù bận mấy cũng trở về đoàn tụ lo tế tổ. Trong ngày Hội làng đông vui đó, những người có công làm rạng danh cho quê hương, cho dòng họ được nhân dân tôn vinh. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là một trong những người có vinh dự đó.

Đỗ Nhuận sinh ngày 10.12.1922 trong một gia đình có bố phục vụ trong đội quân nhạc mà dân làng thường gọi cụ là “ông quản kèn Tây”.

Năm 3 tuổi, ông theo bố ra sống và học tập tại Hải Phòng. Vạc, vốn là quê hương của đất chèo - đã sớm gieo vào tâm hồn cậu thanh niên Đỗ Nhuận cảm hứng và đam mê âm nhạc. Song song với học văn hóa và tiếng Pháp, ông say sưa học nhạc. 14 tuổi, ông đã sử dụng thành thạo nhiều nhạc cụ dân tộc như: sáo trúc, tiêu, đàn nguyệt, đàn tứ, đàn bầu...

Bước vào những năm học trung học đệ nhất cấp trường Bonnal Hải Phòng, ông tham gia phong trào hướng đạo sinh do Hoàng Đạo Thúy làm Huynh trưởng và bắt đầu tiếp xúc với âm nhạc phương Tây, bắt đầu học ký âm pháp, học ghi - ta, băng - giô, vi - ô - lông.

Khác với phần đông các nhạc sĩ thời đó theo khuynh hướng lãng mạn, Đỗ Nhuận bước vào làng âm nhạc bằng những bài ca yêu nước. Năm 1939 ở tuổi 17, ông có tác phẩm đầu tay “Trưng Vương”. Trong những năm 1940 - 1941 ông tập trung hoàn thành ca - kịch “Nguyễn Trãi - Phi Khanh” và nhiều sáng tác khác. Những tác phẩm của ông được trình diễn đã thức tỉnh lòng yêu nước của Nhân dân ta. Chính vì những ca khúc này cùng các hoạt động khác được Mặt trận Việt Minh giao như: in và rải truyền đơn tuyên truyền cho cách mạng, vận động học sinh, thanh niên hưởng ứng các phong trào do Mặt trận Việt Minh phát động, ông đã trở thành cán bộ nòng cốt của Mặt trận Việt Minh trong thanh niên, học sinh Hải Phòng. 

Hải Phòng những năm 1930 là một trong những cái nôi của cách mạng Việt Nam, nơi tập trung đông giai cấp công nhân và tầng lớp thợ thuyền, nơi sản sinh ra “những con người làm nên lịch sử” như Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Hạ Bá Cang (tức Hoàng Quốc Việt), Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Công Hòa... Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và tầng lớp cần lao của Hải Phòng đã tác động mạnh mẽ đến giới văn nghệ sĩ trẻ Hải Phòng thời đó và cuốn hút họ tham gia vào cuộc đấu tranh chung của Nhân dân bằng những tác phẩm văn học, nghệ thuật của mình như: Nguyên Hồng, Văn Cao, Lê Thương, Hoàng Quý, Đoàn Chuẩn...

Do tham gia các hoạt động của Việt Minh, Đỗ Nhuận đã bị bắt và đưa về giam ở nhà lao Hải Dương. Cuối năm 1943, ông bị đưa ra xét xử tại Tòa án sơ thẩm Hải Phòng với mức án 3 năm tù và chuyển lên giam tại Hỏa Lò (Hà Nội) và sau đó bị đày lên Sơn La. Chính tại những nơi này, Đỗ Nhuận được gặp “những nhà cách mạng đàn anh”: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Lương Bằng (tức Sao Đỏ), Xuân Thủy... và được phân công tham gia tờ “Suối Reo” - tờ báo bí mật của nhà tù Sơn La do Xuân Thủy làm chủ bút và phụ trách văn nghệ của nhà tù.

Hơn một năm ở Sơn La, Đỗ Nhuận cho ra đời hàng loạt ca khúc như: Chiều tù, Côn Đảo, Hận Sơn La, Tiếng gọi tù nhân, Viếng mồ liệt sĩ. Cùng với việc sáng tác, theo đồng chí Xuân Thủy, Đỗ Nhuận còn là diễn viên kịch tài năng của nhà tù được anh em mến phục. Như Đỗ Nhuận từng tâm sự, "chính sự tù đày đã làm ông gắn bó ngày càng sâu nặng với Việt Minh, với cách mạng và với Đảng của giai cấp công nhân".

Ra tù, cảm hứng về Sơn La, về đời tù, về đồng đội, về chiến khu đã thôi thúc ông hoàn thành hàng loạt những ca khúc cách mạng nhằm cổ vũ, động viên Nhân dân ta chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, điển hình là: Du kích ca, Nhớ chiến khu... 

Ngày 23.9.1945, thực dân Pháp gây hấn ở Nam Bộ, Đỗ Nhuận sáng tác: Tiếng súng Nam Bộ, Tiếng hát đầu quân, Đoàn lữ nhạc...

Trong 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, là chiến sĩ trên Mặt trận văn hóa - văn nghệ, những tác phẩm của Đỗ Nhuận đã cổ vũ mạnh mẽ Nhân dân ta vùng lên, chắc tay súng, vững tay cày, chiến đấu chống kẻ thù, bảo vệ độc lập, tự do của đất nước. Bên cạnh “Áo mùa Đông” đầy trữ tình là “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”, là “Du kích Sông Thao”, là “Hành quân xa” - những tác phẩm đã trở thành phổ biến và thân thiết đối với thế hệ thanh niên thời đó, rồi “Trên đồi Him Lam” và "Chiến thắng Điện Biên".

Năm 1955, tổng kết 9 năm hoạt động văn học nghệ thuật phục vụ kháng chiến, nhạc sĩ Đỗ Nhuận được trao giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam về chùm ca khúc liên quan đến chiến thắng Điện Biên Phủ. 

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta kéo dài suốt 20 năm, là một trong những cuộc kháng chiến chống xâm lược lâu dài, gian khổ, và ác liệt nhất đã mang lại thắng lợi vẻ vang nhất, tạo một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đây cũng là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Nhuận. Các tác phẩm của ông bám sát cuộc sống, cổ vũ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như: "Quê hương tôi"; "Thắm hoa núi rừng"; "Trai anh hùng, gái đảm đang"; "Vui mở đường"; "Trống hội tòng quân"; "Hát mừng các cụ dân quân"; "Trông cây lại nhớ tới Người"; "Em là thợ quét vôi"... đã ra đời trong bom đạn của chiến tranh, khích lệ quân dân ta vững tay búa, chắc tay súng bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, chi viện sức người, sức của giải phóng miền Nam.

Những năm bị giam cầm và tra tấn trong nhà tù của thực dân Pháp trước Cách mạng tháng Tám cũng như hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc ta chống hết thực dân Pháp đến đế quốc Mỹ xâm lược đã tôi luyện ông - một cán bộ Việt Minh thời Tiền khởi nghĩa thành một chiến sĩ kiên cường, người cộng sản kiên trung trên Mặt trận văn hóa - văn nghệ.

Đỗ Nhuận là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam và ở cương vị này suốt 2 khóa (khóa I và khóa II) từ năm 1957 đến 1983.

Ngoài sự nghiệp âm nhạc, Đỗ Nhuận còn là một nhà báo, nhà phê bình âm nhạc. Lịch sử báo Cứu Quốc còn ghi: Sau mãn tù, Đỗ Nhuận rời Sơn La về Hà Nội gặp các bạn tù cũ lúc đó đang là phóng viên của Báo Cứu Quốc thời bí mật và được Xuân Thủy - Chủ nhiệm phân công đi cơ sở nắm tình hình, đưa tin, viết bài. Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt khi toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Đỗ Nhuận được Trung ương rút khỏi Báo Cứu Quốc sang phục vụ quân đội.

Do công lao to lớn đóng góp cho cách mạng, cho Nhân dân và quân đội, nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huân chương Chiến sĩ hạng Nhì, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất và được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (năm 1996).

Ông mất ngày 18.5.1991 tại Hà Nội.

Diễn đàn Quốc hội

Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường, thảo luận về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự.
Diễn đàn Quốc hội

Chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực

Tán thành với việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tính chặt chẽ, thận trọng, khả thi, tránh lạm dụng quyền lực, bảo đảm quyền lợi của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo
Quốc hội và Cử tri

Cần phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo

Ủng hộ việc ban hành Luật Nhà giáo, tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, các nguyên tắc quản lý phát triển nhà giáo trong dự thảo Luật chưa phản ánh đầy đủ bản chất của quản lý và phát triển nhà giáo, do đó, cần rà soát các nội dung này. Trong thiết kế chính sách, đại biểu cũng đề nghị lưu ý bảo đảm nguyên tắc quản lý gián tiếp, không để bất cứ cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp xuống giáo viên mà phải thông qua cơ quan trung gian đó là nhà trường, ai chịu trách nhiệm phát triển nhà trường thì người đó mới chịu trách nhiệm phát triển nhà giáo.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận về kinh tế-xã hội
Quốc hội và Cử tri

Thể hiện sinh động bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc, được cử tri, Nhân dân đánh giá cao

Quốc hội vừa khép lại phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ Tám. Qua phát biểu của đại biểu Quốc hội đã cho thấy rõ nét một bức tranh kinh tế - xã hội đa sắc màu với những thành tựu nổi bật thể hiện sinh động qua ba gam màu sáng rõ được cử tri và Nhân dân quan tâm, theo dõi, đánh giá cao.

ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP. Hồ Chí Minh)
Diễn đàn Quốc hội

Làm rõ tồn tại, hạn chế, vấn đề mang tính cấp bách trong phòng, chống ma túy

Thảo luận tại Tổ về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, đa số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tán thành với sự cần thiết của Chương trình và đề nghị cần làm rõ tồn tại, hạn chế, những vấn đề mang tính cấp bách trong công tác này.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Rà soát kỹ, phân công rõ trách nhiệm trong thực hiện Chương trình và các dự án thành phần

Tham gia thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy tại phiên họp chiều 8.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị, cần rà soát kỹ lưỡng hơn các nội dung hoạt động và phân công rõ trách nhiệm trong triển khai thực hiện các dự án thành phần. Đồng thời, phải bảo đảm có sự gắn kết giữa các tiểu dự án và sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an với 8 bộ, ngành, thì mới có thể thực hiện được mục tiêu "giảm cung", "giảm cầu" và đạt hiệu quả trong công tác phòng, chống ma túy. 

Thảo luận tại tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Diễn đàn Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu, bảo đảm hiệu quả thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2030

Tham gia thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước và Bình Thuận) về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các ĐBQH cho rằng, cần xem xét, rà soát kỹ lưỡng các nhóm chỉ tiêu đề ra, bảo đảm cơ sở thuyết phục và hiệu quả thực hiện.

Toàn cảnh phiên thảo luận tổ 12
Diễn đàn Quốc hội

Chỉ tiêu phòng, chống ma túy cần khả thi và có thể thực hiện được

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030, các đại biểu cho rằng, để công tác phòng, chống ma túy hiệu quả, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân. Ngoài ra, cần giao nhiệm vụ cho Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn xây dựng mô hình phòng, chống ma túy thì sẽ phù hợp với thực tế, bảo đảm hiệu quả.

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"
Diễn đàn Quốc hội

Hơn 22.000 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 là "hơi thấp"

Ma túy có ảnh hưởng lớn đến giống nòi, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khẳng định điều này, ĐBQH Lò Thị Việt Hà (Tuyên Quang) cho rằng, tổng vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030 khoảng 22.450 tỷ đồng là "hơi thấp", Chính phủ cần cân nhắc có lộ trình bổ sung vốn trung hạn.

toàn cảnh phiên thảo luận
Diễn đàn Quốc hội

Tách bạch giữa phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia

Muốn có một thị trường điện cạnh tranh thực sự, cần tách bạch ba khâu then chốt của ngành điện là phát điện, truyền tải điện và điều độ hệ thống điện quốc gia; đồng thời, tách bạch rõ ràng giữa kinh doanh với quản lý nhà nước, giữa kinh doanh với thực hiện an sinh xã hội.

ĐBQH Nguyễn Hải Trung phát biểu tại Tổ thảo luận số 1
Diễn đàn Quốc hội

Tránh lãng phí trong quản lý, xử lý vật chứng

Thảo luận tại Tổ 1, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ĐBQH thành phố Hà Nội đánh giá việc ban hành nghị quyết của Quốc hội thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra hiện nay.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Thái Bình) phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Quan tâm đến nội dung về quy định mua thuốc để bán lẻ tại các nhà thuốc bệnh viện công lập sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 55 Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội đề nghị, đối với việc mua vaccine để tiêm chủng theo hình thức dịch vụ; mua thuốc, thiết bị y tế, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, hàng hóa thiết yếu khác tại cơ sở bán lẻ trong khuôn viên cơ sở khám, chữa bệnh công lập thì cơ sở khám, chữa bệnh tự quyết định việc mua sắm mà không phải áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Luật Đấu thầu.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

Thực hiện nghiêm việc chống lãng phí, có giải pháp đồng bộ, đột phá tiếp sức cho doanh nghiệp
Diễn đàn Quốc hội

Thực hiện nghiêm việc chống lãng phí, có giải pháp đồng bộ, đột phá tiếp sức cho doanh nghiệp

Hôm nay, Quốc hội dành trọn một ngày để thảo luận về 4 nội dung, trong đó có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025. Đánh giá cao những kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm 2024, song các đại biểu cũng thẳng thắn đề nghị Chính phủ cần triển khai các giải pháp đồng bộ, đột phá để tiếp sức cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là thực hiện hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tránh xảy ra lãng phí về nguồn lực.

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực ngày 30.10.2024
Diễn đàn Quốc hội

Chống lãng phí và việc xây dựng, hoàn thiện thể chế

Lê Việt Trường - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh

Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí luôn là vấn đề mang tính thời sự, được Đảng, Nhà nước, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội quan tâm đặc biệt. Mới đây nhất, trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết quan trọng với tiêu đề "Chống lãng phí".

Quốc hội thảo luận tại hội trường sáng 1.11
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm thông thoáng, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, một số đại biểu Quốc hội đề nghị hoàn thiện quy định về phòng cháy đối với nhà ở và nhà ở kết hợp với sản xuất, thẩm định thiết kế phòng cháy, chữa cháy phù hợp với thực tiễn và tạo thuận lợi, thông thoáng hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Lấy lợi ích, sự hài lòng của người bệnh làm trung tâm

Ủng hộ sự đột phá khi quy định thông tuyến khám, chữa bệnh với quan điểm lấy lợi ích, sự hài lòng của người bệnh làm trung tâm tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, các đại biểu Quốc hội nêu rõ, để chính sách này khả thi đòi hỏi quyết tâm rất cao của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và sự thay đổi mạnh mẽ của cả hệ thống y tế để nâng cao năng lực, chất lượng, dịch vụ y tế, niềm tin, sự an tâm, hài lòng của người dân đối với cấp khám, chữa bệnh ban đầu.

ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết (TP. Hồ Chí Minh)
Quốc hội và Cử tri

Chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm cân bằng giữa phát triển và bảo tồn di sản, bản sắc văn hóa

Các đại biểu Quốc hội khẳng định, việc thành lập TP. Huế trực thuộc trung ương sẽ mở ra triển vọng phát triển kinh tế bền vững địa phương; đồng thời, giúp bảo tồn di sản cố đô, phát huy giá trị văn hóa độc đáo, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Cùng với việc thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, cần thiết có cơ chế đặc thù và yêu cầu chuẩn bị kỹ lưỡng về hạ tầng, nhân lực để bảo đảm cân bằng giữa phát triển và bảo tồn bản sắc, di sản văn hóa.

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?
Diễn đàn Quốc hội

Có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi?

Thảo luận tại tổ 16 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu… các đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, Lai Châu, Cà Mau và Lâm Đồng kiến nghị làm rõ và bổ sung quy định về việc có thu hồi đất sau khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bị thu hồi hay không?.

ĐBQH Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)
Quốc hội và Cử tri

Hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan

Thảo luận tại Tổ sáng nay, 30.10, về dự thảo Nghị quyết về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự, một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, việc áp dụng cơ chế thí điểm sẽ có tác động rất lớn đến quyền con người, quyền công dân, nhất là quyền tài sản và đề nghị, cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát nhằm bảo đảm hài hòa quyền lợi chính đáng của các bên liên quan.