Nghệ An: "Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" nhìn từ kết quả tại xã nông thôn mới Tam Thái

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị của huyện Tương Dương (Nghệ An) đã và đang cụ thể hóa phong trào dân vận khéo bằng các mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong nhân dân, góp phần huy động nguồn lực để giữ vững và chung tay xây dựng nông thôn mới.

Tiêu biểu có xã Tam Thái, một trong những xã về đích nông thôn mới (NTM) sớm nhất của huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) .

Về xã NTM Tam Thái của huyện Tương Dương (Nghệ An) những ngày cuối hè, trải dọc trên các tuyến đường dẫn vào các bản, những mô hình kinh tế tổng hợp của tập thể, cá nhân đã và đang phủ kín những quả đồi, với đủ sắc màu tươi mới, toát lên một cuộc sống tươi sáng, ấm đủ đã và đang bừng sáng, người dân nơi đây, gọi đó là mô hình “ý Đảng - sức dân”.

Như đã hẹn, vợ chồng anh Thuyết, chị Cản đợi ngay đầu dốc Piêng Quắn, thuộc bản Khổi, xã Tam Thái, huyện Tương Dương, nụ cười tròn khóe, ánh lên cả đôi mắt rất dễ để các thành viên trong đoàn cảm nhận được niềm vui của vợ chồng anh chị.

Anh Thuyết luôn miệng chỉ tay xuống thung lũng, nơi vợ chồng anh gọi là “thung lũng tình yêu” anh kể: Trước đây, 4ha đất này gia đình lập Xê năm (khu chăn nuôi, sản xuất), nhưng chỉ đôi ba con bò, lợn, dăm con gà và làm nương rẫy. Năm thời tiết thuận hòa gia đình đủ ăn, khi hạn hán, lụt bão lại chật vật mùa giáp hạt.

Nghệ An:
Người dân Tam Thái chung tay làm đường giao thông.

Khi xã có chủ trương phát triển các mô hình “Dân vận khéo”, nhiều lần các thành viên khối dân vận xã, bản xuống nói toàn điều dễ nghe, dễ hiểu, tạo điều kiện cho gia đình tiếp cận với nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội huyện. Bao đêm suy nghĩ, gia đình quyết tâm nghe để làm theo.

Mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Hội nông dân đứng ủy thác về mua giống bò, lợn đen, đào ao tận dụng nguồn nước sạch từ con khe Phí Hày thả cá. Quá trình tìm giống cá về thả, anh nhận thấy nhu cầu cá giống ở địa phương rất lớn, nên anh ngược xuôi học cách ươm cá giống, để cung cấp cho các hộ dân nuôi cá lồng, cá ao trên địa bàn.

Thấy quỹ đất còn, gia đình xin giống ổi lê thử nghiệm, nhân thêm giống xoài bản địa Tương Dương để trồng, khai hoang 3ha trồng sắn cao sản, trồng cỏ voi. Với sự hỗ trợ về kỹ thuật từ các ban ngành, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn chính sách xã hội của đoàn thể cấp xã, cây trồng, vật nuôi phát triển nhanh và đem lại thu nhập cho gia đình.

Anh Thuyết chia sẻ: “Cán bộ không chỉ nói hay còn biết xuống tận nơi bày cho vợ chồng tôi. Khi đỉnh điểm dịch tả lợn châu phi, một đàn lợn đen mắc bệnh chết hết, nản lắm. Lúc này cán bộ lại liên tục xuống thăm hỏi, động viên và hỗ trợ phòng trừ, thế là vợ chồng tiếp tục nhân giống tái đàn. Cây giống gia đình anh được Trạm khuyến nông huyện hỗ trợ theo dự án bảo tồn giống xoài bản địa, với 500 cây sống cả, ổi cũng có quả ăn rồi. Hiện tại 4 ha đã kín, gồm 7 ao cá trong đó 6 ao ươm cá giống 1 ao nuôi cá thịt. Duy trì 16 con bò nhốt, 40 con lợn, 1,5ha trồng xoài, nhãn, ổi, mít thái. Thung lũng tình yêu của vợ chồng tôi thay lời cảm ơn tới cán bộ”.

Rời gia trại vợ chồng anh Thuyết, chị Cản khi ánh nắng cuối hè nhường cơn cuối gió se lạnh đầu thu vừa chạm chân dốc. Chúng tôi ngược đường, xắn quần áo, giày dép trèo lên quả núi Phà Mon cuối bản Can, đến nơi chị em phụ nữ đang vun cỏ, chăm sóc “củ vàng”.

Nghệ An:
Nghệ An:
Khai hoang trồng sắn cao sản.

Mặc dù đã thấm khô những giọt mồ hôi, nhưng sự phấn khởi của các chị em khi mở rộng thêm được diện tích trồng “củ vàng” đã hiện rõ trên từng đôi mắt.

Chị Lô Thị Điện, Chi hội trưởng phụ nữ bản Can chỉ tay tên ngút rừng sắn đang độ phục hồi phát triển sau những ngày nắng nóng kéo dài cho biết: Năm vừa rồi quỹ hội dồi dào hơn, hội viên có nguồn thu từ thu hoạch sắn nên rất phấn khởi.

“Trước đây quả đồi này cây tạp mọc kín, lại dốc đứng, không có đường xe máy cày lên đến, sau nhiều lần lãnh đạo xã, bản họp bàn và quyết định cho Hội phụ nữ xây dựng mô hình trồng sắn cao sản. Ban đầu chị em rất lo ngại, sợ đất không hợp, tiêu thụ khó khăn.

Xã, bản và hội họp rất nhiều lần để vận động và trực tiếp tham gia cùng chị em, nhân dân mở đường, phát thực bì, đồng thời hỗ trợ giống, hướng dẫn trồng, chăm sóc, tìm địa chỉ thu mua. Thế là gần 5ha được phủ kín, mà công bỏ ra không quá nhiều, thời gian sinh trưởng chỉ 1 năm đã được thu hoạch, với giá thành 17 nghìn đồng/10kg, chị em rất phấn khởi xem đó là “củ vàng”, vụ này xin được mở rộng thêm diện tích”.

Tuy Tam Thái là xã NTM của huyện Tương Dương, nhưng với đặc thù của xã vùng cao, trình độ dân trí không đồng đều, người dân chưa biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhiều.

Dựa vào thực tế đó, trong suốt những năm qua, với sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, tạo niềm tin, gây dựng tình đoàn kết, 1.241 hộ đồng bào các dân tộc Thái, Kinh, Khơ Mú cùng chung sống trên địa bàn cùng tạo sức mạnh tổng hợp.

Trong 7 nhiệm vụ trọng tâm, 4 bước đột phá Nghị quyết Đại hội xã Đảng bộ lần thứ XXV, Đảng bộ xác định nông nghiệp là mũi nhọn trong phát triển kinh tế và giữ vững, phát triển nông thôn mới của địa phương. Vấn đề phát triển cây gì, nuôi con gì và chuyển đổi như thế nào cho hiệu quả được đặt ra cho mỗi đồng chí Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành, theo đó lấy cán bộ, đảng viên làm gương đi đầu làm trước, mới từng bước tuyên truyền, vận động người dân cùng làm, nhất là trong phát triển chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng.

Nghệ An:
Mô hình nuôi bò hiệu quả tại xã Tam Thái.

Cụ thể như chuyển đổi đất trống, đồi núi trọc đưa vào trồng sắn cao sản, một loại cây được cho là mới ở các bản vùng cao của huyện, ban đầu triển khai cũng gặp không ít khó khăn, vì bà con cứ nghĩ trồng sắn chỉ để phục vụ chăn nuôi thì không cần trồng nhiều, còn chăn nuôi thì chỉ theo truyền thống vẫn là an toàn nhất.

Trước thực trạng đó, công tác Dân vận được hệ thống chính trị thật sự quan tâm và liên tục đổi mới theo từng thời điểm, phù hợp với mỗi bản, làng, trong sự phân công nhiệm vụ cho từng đồng chí Ủy viên BTV, Ủy viên BCH, Đảng bộ đưa công tác Dân vận khéo vào đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ 25 ở các mục tiêu, chỉ tiêu trên từng lĩnh vực.

Ông Lang Văn Hiển, Phó Bí thư Đảng ủy, Trưởng khối dân vận xã Tam Thái cho biết: “Từ năm 2020 đến nay đã có 21 mô hình đăng ký thực hiện, trung bình mỗi năm ít nhất có 6 mô hình ở các lĩnh vực được xây dựng mới... Nay đã có  nhiều khoảnh đất trống, không sản xuất nhiều năm được đưa vào cải tạo và trồng các loại cây ăn quả, cây sắn, ngô.

Tính đến nay đã có gần 40ha diện tích trồng cây ăn quả, riêng năm 2023 trồng thêm được hơn 4ha, diện tích trồng sắn cao sản tăng lên 110 ha, diện tích thâm canh ruộng nước tăng lên 91,6 ha…  Nhờ đó góp phần lớn vào tăng tổng sản lượng lương thực từ 106.9 tấn trong 2020 lên 124.0 tấn trong nửa năm 2023, góp phần tăng thu nhập bình quân đầu người ước đạt 41,5 triệu đồng/người/năm, trong tổng số 1.241 hộ chỉ còn 209 hộ nghèo, chiếm 17,10%, hộ.

Đặc biệt, từ đầu năm 2023 lại nay đã vận động nhân dân làm được 5 tuyến, với gần 2km đường giao thông nông thôn. Đó chính là thành quả của việc dân vận khéo mà xã đã làm được”.

Cùng với thi đua phát triển kinh tế, mô hình "Dân vận khéo" cũng tác động tích cực đến việc vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, phong trào khuyến học, khuyến tài; giữ gìn vệ sinh môi trường... làm cho đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng phong phú.

Đặc biệt, nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở đã đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo", góp phần tích cực trong duy trì và giữ vững 19 tiêu chí xây dựng NTM, giúp Tam Thái tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao ở huyện vùng cao Tương dương, Nghệ An trong thời gian tới.

Trên đường phát triển

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng
Hội đồng nhân dân

Rõ trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển rừng

Thực hiện đề nghị của HĐND tỉnh Gia Lai về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát huy vai trò của chủ rừng, cơ quan quản lý gắn với trách nhiệm của địa phương nơi có rừng, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị chủ rừng thực hiện; chủ động phòng ngừa nguy cơ gây cháy rừng, ngăn chặn phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật. Trong đó, đã quy định rõ trách nhiệm của các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ rừng; công tác thanh, kiểm tra về quản lý bảo vệ, phát triển rừng được thực hiện nghiêm túc, bảo đảm xuyên suốt từ cấp tỉnh đến cơ sở và đạt những kết quả tích cực…

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Địa phương

Bắc Kạn: Bảo đảm an sinh xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Bằng sự chủ động, nỗ lực triển khai hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giải quyết những khó khăn bức thiết, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; đồng thời, giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết và xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng.

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Trên đường phát triển

Huyện Thạch Thất nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Nhờ tích cực đồng hành, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp, người dân tham gia Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm" OCOP, đến nay, toàn huyện Thạch Thất có 188 sản phẩm OCOP đạt 3 - 4 sao, trong đó 68 sản phẩm đạt 3 sao, 120 sản phẩm đạt 4 sao... Thông qua việc đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đã góp phần tạo ra các sản phẩm dịch vụ chất lượng, phục vụ đắc lực phát triển kinh tế tại địa phương.

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội
Trên đường phát triển

Góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội

Từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình 1719), trên địa bàn huyện Tương Dương có 86% thôn, bản có đường ô tô được cứng hóa về đến trung tâm; 99,8% bà con được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% được sử dụng điện lưới sinh hoạt; 99% được tham gia BHYT… Qua đó, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; thu hẹp dần khoảng cách về mức sống.

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương, tìm kiếm thị trường mới

Năm 2024, các hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) của tỉnh Long An tiếp tục được đổi mới và đẩy mạnh triển khai với đa dạng, linh hoạt các hình thức, qua đó mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Qua hoạt động XTTM, các doanh nghiệp (DN) đánh giá cao chính sách hỗ trợ, kết nối cung - cầu do Sở Công Thương tỉnh triển khai, nhất là các sự kiện có quy mô và tính chất quốc tế, tạo hiệu quả kết nối giao thương, tìm kiếm các thị trường mới.

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa
Trên đường phát triển

“Chắp cánh” đưa nông sản vươn xa

Trăn trở với "bài toán" đầu ra cho nông sản địa phương, Sở Công Thương Long An đặc biệt chú trọng phối hợp các sàn thương mại điện tử (TMĐT) tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã, nông dân cách đăng ký thông tin, đưa sản phẩm lên sàn, kỹ năng livestream bán hàng trực tiếp... Các sàn TMĐT đã và đang góp phần đưa các nông sản chủ lực và nông sản chất lượng cao của tỉnh tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, từng bước chinh phục các thị trường "khó tính" như Trung Đông, Mỹ, châu Âu…

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững
Trên đường phát triển

Tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững

Trong xây dựng cơ chế, chính sách thu hút container vào cảng, Long An xác định rõ việc lấy doanh nghiệp làm trung tâm, đối tượng hỗ trợ, tham gia và thụ hưởng. Thành công thu hút hàng container đến Cảng Quốc tế Long An được kỳ vọng sẽ không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cho riêng Cảng Quốc tế Long An mà còn phát triển ngành logistics, phát huy tiềm năng khác biệt, tạo đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững.

Vĩnh Yên hiện thực hóa mục tiêu trở thành trung tâm đô thị xứng tầm của tỉnh Vĩnh Phúc
Địa phương

Vĩnh Yên nỗ lực hoàn thành các mục tiêu đề ra

Từ một đô thị nhỏ với hạ tầng cơ sở còn yếu kém, Vĩnh Yên đã vươn mình trở thành đô thị văn minh. Năm 2024, thành phố gặt hái được nhiều thành quả đáng mừng, với hàng loạt các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch. Song để tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, Vĩnh Yên sẽ triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, khơi thông nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh
Trên đường phát triển

Để sản phẩm OCOP trở thành thương hiệu mạnh

Giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt mục tiêu có 2.000 sản phẩm được đánh giá, phân hạng trong Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Với quyết tâm cao, dự kiến hết năm 2024, Hà Nội sẽ hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra cho cả giai đoạn, trước 1 năm so với kế hoạch. Thời gian tới, thành phố sẽ tiếp tục hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề qua hệ thống siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn, cửa hàng kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, điểm tư vấn giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững
Trên đường phát triển

Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi - Chìa khóa giúp giảm nghèo bền vững

Phát triển giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề cho lao động nông thôn tạo việc làm bền vững là một trong những giải pháp thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong công tác giảm nghèo bền vững của huyện Định Hóa.

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng thăm và động viên người dân xây dựng nhà ở mới tại thôn Yên Lập, xã Yên Thành
Địa phương

Chung tay tái thiết cuộc sống cho người dân sau lũ

Sau cơn bão số 3, nhiều thôn bản bỗng chốc tan tác, để lại phía sau chỉ là bùn đất, nước mắt và sự mất mát không thể tả thành lời. Song, với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của lãnh đạo tỉnh cùng nỗ lực của các cấp, ngành, đến nay, dự án khu tái định cư thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình đang dần hồi sinh trở lại.