Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh, Phú Yên, Bến Tre, Quảng Trị thảo luận tổ:

Nên có 2 mô hình đối với các Văn phòng Công chứng

Sau 10 năm ban hành và áp dụng, bên cạnh những kết quả đạt được, Luật Công chứng năm 2014 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Thảo luận tại Tổ 9 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Phú Yên, Bến Tre, Quảng Trị về nội dung này, các ĐBQH đồng tình với sự cần thiết ban hành dự án Luật Công chứng (sửa đổi), tuy nhiên xem xét kỹ lưỡng các điều khoản, bảo đảm tính thực thi.

Xem xét kỹ lưỡng các quy định để đảm bảo tính khả thi -0
ĐBQH Dương Bình Phú (Phú Yên) đánh giá cao sự cần thiết ban hành Luật Công chứng (sửa đổi). Ảnh: Hạnh Nhung

Theo ĐBQH Dương Bình Phú (Phú Yên), dự án Luật Công chứng (sửa đổi) sẽ góp phần tiếp tục thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, đổi mới tổ chức và hoạt động công chứng. Khắc phục những hạn chế, bất cập về thể chế, tạo cơ sở pháp lý cho bước phát triển mới của hoạt động công chứng theo chủ trương xã hội hóa, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng và tính bền vững của hoạt động công chứng, từng bước phát triển nghề công chứng Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế. 

Góp ý một số vấn đề cụ thể, đại biểu Dương Bình Phú nêu rõ, tại khoản 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 và khoản 3 Điều 5 dự thảo Luật đều quy định: “Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu”. Tuy nhiên, trên thực tế, không ít trường hợp các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức có liên quan không tôn trọng giá trị này, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, suy giảm niềm tin của người dân đối với các chế định pháp luật liên quan.

Do đó, đại biểu Dương Bình Phú đề nghị bổ sung vào khoản này như sau: “Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu. Các cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, tổ chức có liên quan phải tôn trọng việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự đã được thỏa thuận trong văn bản công chứng”.

Liên quan đến công chứng điện tử, đại biểu Dương Bình Phú cho rằng, quy trình công chứng điện tử được quy định tại Điều 62 của dự thảo Luật là quy định mới nhằm đáp ứng nhu cầu thực hiện áp dụng công nghệ 4.0 trong thủ tục hành chính công. Làm được vấn đề này sẽ đem lại rất nhiều tiện ích, đồng thời sẽ giảm thiểu về thời gian, chi phí đi lại cho cá nhân, tổ chức khi có nhu cầu công chứng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, nhận thức của người dân về công nghệ, pháp luật chưa cao, cơ sở vật chất phục vụ cho công chứng điện tử chưa đồng bộ, hoàn thiện…

Hơn nữa, đây là vấn đề mới, do đó đại biểu Dương Bình Phú đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xem xét, bổ sung, điều chỉnh theo hướng quy định cụ thể về một số loại giao dịch (chủ yếu mang tính chất đơn giản, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản) nên ưu tiên áp dụng trước, sau đó khi hạ tầng dữ liệu công chứng được xây dựng hoàn thiện, kết nối đồng bộ với các dữ liệu khác nhau (như nhà đất, dân cư, hộ tịch…) thì sẽ áp dụng công chứng điện tử rộng rãi.

Trong Luật Công chứng (sửa đổi) đề nghị bổ sung điều khoản giao cho Chính phủ quy định về lộ trình thời hạn cụ thể, các bước triển khai để bảo đảm khả thi trên thực tế.

Xem xét kỹ lưỡng các quy định để đảm bảo tính khả thi -0
ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) đề xuất cần nghiên cứu mở rộng quy định độ tuổi hành nghề công chứng viên. Ảnh: Hạnh Nhung

Góp ý với dự thảo Luật, ĐBQH Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) nêu vấn đề, tại Khoản 1, Điều 2 dự thảo Luật có giải thích từ ngữ: “Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch dân sự bằng văn bản (sau đây gọi là giao dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”.

So với Luật hiện hành, nội dung này đã được điều chỉnh theo hướng gọn hơn. Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Đức Thắng, nếu chỉ để cụm từ “giao dịch dân sự” sẽ dẫn đến cách hiểu chỉ là “giao dịch dân sự” thì mới được thực hiện thủ tục công chứng, đối với các giao dịch kinh tế, thương mại, lao động khác… sẽ không thuộc lĩnh vực điều chỉnh trong hoạt động công chứng. Để tránh tình trạng "hiểu không bao quát, không thống nhất", đại biểu đề nghị bổ sung vào khoản 1, Điều 2 cụm từ: “và các giao dịch khác”.

Tại Khoản 1 Điều 8 dự thảo Luật quy định độ tuổi hành nghề công chứng viên là đến 70 tuổi. Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, nhiều người 70 tuổi còn minh mẫn, bảo đảm sức khỏe, do đó nếu quy định cứng “không quá 70 tuổi” có thể gây lãng phí nguồn lực xã hội. Do đó, đề nghị nghiên cứu mở rộng “không quá 75 tuổi” và bảo đảm sức khỏe để bảo đảm tính khả thi của điều luật.

Xem xét kỹ lưỡng các quy định để đảm bảo tính khả thi -0
Theo ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) cần bổ sung quy định về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên. Ảnh: Hạnh Nhung 

Thống nhất cao với các ý kiến, ĐBQH Nguyễn Thị Yến Nhi (Bến Tre) đề xuất thêm, tại Điều 16, về quyền và nghĩa vụ của công chứng viên, ở khoản 2 có quy định về các nghĩa vụ của công chứng viên, cần bổ sung nội dung là công chứng viên giải thích rõ cho người tham gia giao dịch công chứng biết hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch công chứng các bên phải ký kết. 

Tại Điều 20, về mô hình tổ chức của Văn phòng Công chứng, đại biểu Nguyễn Thị Yến Nhi cho rằng, dự thảo Luật hiện đang kế thừa quy định của Luật năm 2014, theo đó, đối với các Văn phòng Công chứng chỉ thực hiện duy nhất là mô hình công ty hợp danh. 

Tuy nhiên, trước đó năm 2006, Luật Công chứng cho phép đồng thời thực hiện 2 mô hình công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Chính vì vậy, để tạo điều kiện cho các địa phương, đặc biệt là các địa bàn, huyện khó khăn, đại biểu đề nghị nên có cơ chế để cho mô hình doanh nghiệp tư nhân đối với các Văn phòng Công chứng. 

Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư lâu dài tại Việt Nam
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Hoàn thiện hành lang pháp lý, cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư lâu dài tại Việt Nam

Sáng nay, 4.12, tại Thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren chủ trì.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Sáng nay, 4.12, tại Thủ đô Tokyo, mở đầu cho các hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có các cuộc ăn sáng làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren chủ trì.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản

Đúng 19h10 tối 3.12, (giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến sân bay quốc tế Haneda, Thủ đô Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 4 - 7.12 theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản Sekiguchi Masakazu và Phu nhân.