Nâng tầm du lịch từ di sản văn hóa - lịch sử

Phát huy lợi thế có nhiều di sản văn hóa - lịch sử, làng nghề truyền thống, những năm gần đây, ngành du lịch TP. Cần Thơ đã có bước chuyển mình theo hướng chú trọng đầu tư phát triển du lịch văn hóa. Sự kết nối song hành giữa tài nguyên văn hóa bản địa và di sản văn hóa - lịch sử với du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch, đưa ngành này vươn lên thành một mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Để văn hóa thấm sâu vào du lịch

Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tính đến cuối năm 2021, thành phố có 37 di tích văn hóa - lịch sử được công nhận, gồm 14 di tích cấp quốc gia, 23 di tích cấp thành phố. Trong số này, có 4 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là: Văn hóa chợ nổi Cái Răng, Lễ hội Kỳ yên Đình Bình Thủy, Hò Cần Thơ và Hát ru của người Việt ở Cần Thơ. Bên cạnh đó, toàn thành phố hiện có khoảng 70 lễ hội, trong đó có khoảng 20 lễ hội truyền thống, diễn ra thường niên. Ở các địa phương còn có nhiều làng nghề truyền thống lâu đời như làng hoa Phó Thọ - Bà Bộ (quận Bình Thủy), làng nghề hủ tiếu (quận Ninh Kiều), làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, làng nghề đan lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt).... Các làng nghề này đã và đang được các doanh nghiệp du lịch liên kết, hợp tác để phát triển du lịch.

Nâng tầm du lịch từ di sản văn hóa - lịch sử -0
Đền thờ Vua Hùng - một địa chỉ du lịch mang đậm dấu ấn văn hóa tại Cần Thơ

Để bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa - lịch sử, làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch văn hóa, năm 2018, Thành ủy Cần Thơ ban hành Chỉ thị số 23-CT/TU “Về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố”; Nghị quyết số 03-NQ/TU “Về việc đẩy mạnh phát triển du lịch”; UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND “Về bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn  hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố. Cần Thơ đến năm 2020”; gần đây nhất là Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29.1.2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới; Đề án số 07-ĐA/TU ngày 28.12.2021 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển văn hóa TP. Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030. Những chủ trương này không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản, làng nghề truyền thống mà còn tạo nguồn tài nguyên du lịch dồi dào, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, ngành văn hóa - thể thao và du lịch thành phố đã phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử - văn hóa. Nếu như ở tuyến du lịch Ninh Kiều - Cái Răng, du khách được tham quan, tìm hiểu sản phẩm của các làng nghề đan đát, dệt chiếu, tham quan Di tích Chùa Ông, Ðình Thường Thạnh... thì ở tuyến du lịch Ninh Kiều - Bình Thủy - Ô Môn - Thốt Nốt, khách được trải nghiệm cách làm, thưởng thức sản phẩm từ các làng nghề hoa kiểng, bánh kẹo, bánh tráng, đan lưới, đan lọp, cơm rượu gắn với tham quan Ðình Bình Thủy, Ðình Thới An. Còn ở tuyến du lịch Ninh Kiều - Cái Răng - Phong Ðiền, những sản phẩm hoa kiểng, bánh hỏi mặt võng, nem nướng Cái Răng, Di tích quốc gia Hiệp Thiên Cung, khu di tích Chiến thắng Ông Hào, Giàn Gừa… là những dấu ấn di sản đất Tây Đô khó quên đối với du khách gần xa.

Một điểm du lịch thu hút đại đa số du khách khi đến thành phố sông nước Cần Thơ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Chợ nổi Cái Răng. Từ khi UBND quận Cái Răng triển khai đề án bảo tồn và phát triển di sản gắn với hỗ trợ thương hồ, quảng bá hình ảnh chợ nổi, nơi đây không chỉ có hình ảnh hằng trăm ghe tàu tấp nập mua bán trên sông; các dịch vụ ăn uống, quà lưu niệm, đưa đón khách tham quan mà nổi bật vẫn là hoạt động biểu diễn Đờn ca tài tử phục vụ du khách.

Trong nỗ lực nâng tầm du lịch từ di sản văn hóa, trong giai đoạn 2017 - 2020, thành phố đã thực hiện 3 dự án bảo tồn và phát huy di sản là: Nghiên cứu sưu tầm và phục dựng Lễ hội Ok-Om-Bok của đồng bào dân tộc Khmer, Lễ cúng bình an của người Hoa ở quận Cái Răng. Trong đó, riêng Bánh tét Cần Thơ đến nay đã vươn lên trở thành một sản phẩm văn hóa - du lịch tiêu biểu của thành phố.  Mới đây nhất, công trình Đền thờ Vua Hùng được khánh thành cũng đã trở thành một điểm sáng, thu hút khách du lịch, tuyến phố đi bộ Ninh Kiều mới đưa vào hoạt động cũng là điểm đến thu hút đông đảo du khách gần xa.

Ba nhiệm vụ trọng tâm

Trong nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gắn với phát triển du lịch, UBND TP Cần Thơ thành phố đã có Kế hoạch số 89/KH-UBND, ngày 14.4.2021 về “Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể, làng nghề, danh lam thắng cảnh gắn với phát triển du lịch thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025”, đề ra 3 nhiệm vụ trọng tâm là: bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và phát huy giá trị làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch địa phương.

Để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn, thành phố sẽ tập trung hoàn thành quy hoạch, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo các công trình di tích lịch sử - văn hóa đã được phê duyệt theo đúng tiến độ, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho việc tu bổ, tôn tạo các di tích đã được xếp hạng, di tích có nguy cơ xuống cấp. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn, đội ngũ thuyết minh tại các di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng.

Trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể gắn với phát triển du lịch, trong thời gian tới, thành phố khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể TP. Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”.  

Bên cạnh đó, để phát huy tốt giá trị làng nghề gắn với du lịch, trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố sẽ tập trung đầu tư phát triển các làng nghề tiêu biểu trên địa bàn thành điểm đến trong các tour, tuyến du lịch; đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề gắn với du lịch; tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng phục vụ du lịch cho các làng nghề; tổ chức kết nối tour, tuyến du lịch gắn với tham quan, tìm hiểu làng nghề và giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu của làng nghề đến với các địa phương trong nước và thế giới.

Địa phương

Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình
Địa phương

Hà Giang sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão lũ

Bão số 3 với sức tàn phá khủng khiếp đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có Hà Giang. Tỉnh đang huy động toàn bộ lực lượng nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm không để người dân bị đói, rét. Đồng thời, tập trung rà soát để có biện pháp di dời các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn...

Ngành NN - PTNT thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị kiểm tra an toàn thực phẩm tại các siêu thị trên địa bàn
Địa phương

Hà Nội bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn

Với khoảng 10 triệu dân đang sinh sống, làm việc, học tập và hàng năm đón hàng triệu du khách trong nước, quốc tế tham quan nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của TP. Hà Nội rất lớn; để bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường, thành phố thường xuyên triển khai các biện pháp, nhất là trong thời điểm dịch bệnh, thiên tai thường xuyên xảy ra.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…

Sóc Trăng tập trung xây dựng lực lượng công an xã, thị trấn
Hoạt động chính quyền

Sóc Trăng tập trung xây dựng lực lượng công an xã, thị trấn

Khẳng định vai trò của công an cấp cơ sở nằm trong thể thống nhất của công tác xây dựng lực lượng công an nhân dân (CAND) theo tinh thần Nghị quyết số 12 ngày 16.3.2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, cả hệ thống chính trị tỉnh Sóc Trăng đã và đang tập trung xây dựng lực lượng công an xã, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra
Địa phương

Hải Phòng: Khẩn cấp khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Vừa qua, tại cuộc họp về công tác thống kê và giải pháp khắc phục thiệt hại sau Bão số 3, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ghi nhận công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ của cả hệ thống chính trị và người dân. Đồng thời, thống nhất đánh giá việc khắc phục hậu quả do Bão số 3 gây ra là tình huống cấp bách, khẩn cấp cần tập trung khắc phục.

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ
Địa phương

Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án
Địa phương

Người dân bị thu hồi đất kêu khổ, chủ đầu tư than khó vì thiếu "đất sạch" làm dự án

Nhiều hộ dân có đất bị thu hồi tại Dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Bà Kèo đã làm đơn gửi cơ quan chức năng đề nghị thanh tra lại tính pháp lý của dự án. Trong khi đó, doanh nghiệp thực hiện dự án cũng than khó vì dự án kéo dài 21 năm nhưng đến nay chỉ nhận hơn 6.400m2/43.300m2 đất.

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3
Hoạt động chính quyền

Quảng Ninh: Tiếp nhận các kiến nghị của các hộ nuôi trồng thủy sản, trồng rừng bị thiệt hại do bão số 3

Vừa qua, tại huyện Vân Đồn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy, cùng lãnh đạo các sở, ngành liên quan và Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh đã gặp mặt, động viên, lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các cơ sở, hộ gia đình nuôi trồng thủy sản (NTTS), trồng rừng bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 trên địa bàn huyện.

Ninh Thuận đẩy mạnh dự án thuỷ lợi tái tạo nguồn nước, cải thiện môi trường, tạo sinh kế bền vững, lâu dài cho người dân
Địa phương

Bài cuối: Hoàn thiện chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh

Nghị quyết của HĐND tỉnh Ninh Thuận về Chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết, thường xuyên, liên tục, cần tập trung chỉ đạo, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, đồng bộ, đủ mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, hệ thống quan trắc, các công trình, dự án… thích ứng với BĐKH, giảm nhẹ thiên tai bảo đảm đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm.

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão
Địa phương

Dồn lực đưa cuộc sống trở lại bình thường sau bão

Bão số 3 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh và gây thiệt hại rất nặng nề đến diện tích nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, nhà cửa, trụ sở, các công trình điện, cây xanh... trên địa bàn. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão đang được cấp ủy, chính quyền, nhân dân trên địa bàn thị xã tập trung dồn lực, tranh thủ từng phút từng giờ để sớm đưa các hoạt động kinh tế - xã hội trở lại bình thường.