Ưu tiên bố trí kinh phí khuyến công quốc gia cho các tỉnh miền núi

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động khuyến công, Sở Công Thương Hòa Bình đề xuất Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương ưu tiên bố trí kinh phí khuyến công quốc gia cho các tỉnh miền núi nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng.

Doanh nghiệp thụ hưởng chính sách ngày càng tăng

Hiện tỉnh Hòa Bình có khoảng 6.600 cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có hơn 500 doanh nghiệp sản xuất - lực lượng này đang góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của địa phương với sự hỗ trợ hữu hiệu của chương trình khuyến công. Số lượng cơ sở công nghiệp nông thôn hàng năm được hưởng chính sách khuyến công ngày càng tăng lên.

Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình cho biết, thời gian qua, Sở đã chỉ đạo tăng cường khảo sát các cơ sở công nghiệp nông thôn có nhu cầu hỗ trợ khuyến công với nhiều cách tiếp cận để hoạt động khuyến công được lan tỏa sâu rộng, tìm ra những hướng đi mới, những kế hoạch sản xuất khả thi.

kc-hoa-binh20240705142449-1725440104725.jpg
Số lượng các cơ sở công nghiệp nông thôn hàng năm được hưởng chính sách khuyến công ngày càng tăng lên. Nguồn: Đoàn Hạnh Nhung

Năm 2023, Sở đã chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh (Trung tâm Khuyến công) chủ động tiếp cận từ nhiều nguồn hỗ trợ khác nhau với mục tiêu hỗ trợ nhiều nhất cho các cơ sở và đã có những kết quả nhất định. Cụ thể, đã hỗ trợ 15 cơ sở ứng dụng máy móc tiên tiến trong sản xuất, tăng 25% so với năm 2022, với tổng kinh phí hơn 4,3 tỷ đồng, tăng 26,3%. Doanh thu của các cơ sở sau khi được kinh phí khuyến công hỗ trợ tăng trung bình khoảng 20% so với trước; và có những mô hình mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

Năm 2024, Sở Công Thương Hòa Bình đã thẩm định 6 đề án khuyến công địa phương. Trong đó có 4 đề án hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất đồ uống; chế biến nông, thủy sản; chế biến dược liệu; chế biến thảo mộc”. Hai đề án còn lại là “Thông tin tuyên truyền hoạt động khuyến công” và “Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024”. Các đề án được nhận xét, đánh giá cụ thể nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả như mong muốn.

Tuy nhiên, hoạt động khuyến công thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn về tài chính. Nguồn nhân lực, quản trị của nhiều doanh nghiệp, nhất là cơ sở công nghiệp nông thôn, còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp nhận chính sách hỗ trợ cũng như khả năng tận dụng cơ hội thị trường.

Tập trung hỗ trợ ngành nghề có thế mạnh

Nhằm tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn vượt qua khó khăn, Sở Công Thương Hòa Bình cho biết sẽ tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, để các cơ sở sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng mục đích, chế độ chính sách cũng như các quy định khác về quản lý hoạt động khuyến công.

Cùng với đó, chú trọng hỗ trợ phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp ưu tiên làm nền tảng cho hiện đại hóa nông thôn, có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn; gắn kết sản xuất với phát triển dịch vụ công nghiệp. Hỗ trợ có hiệu quả công nghiệp chế tạo, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản. Tiếp tục rà soát cơ chế, chính sách đã ban hành để điều chỉnh bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế của địa phương và phù hợp với các văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách khuyến công. Ưu tiên hỗ trợ các cơ sở trong lĩnh vực ngành nghề có thế mạnh của địa phương như chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến dược liệu... Khuyến khích hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ vào sản xuất.

Thực hiện tốt công tác phối hợp với các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể xã hội, các tổ chức hỗ trợ phát triển khác để hỗ trợ và thực hiện hoạt động khuyến công.

Để chính sách khuyến công tác động có hiệu quả hơn nữa, Sở Công Thương tỉnh Hòa Bình kiến nghị Bộ Công Thương đề xuất Chính phủ quy định các khoản hỗ trợ mà doanh nghiệp nhận được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước như kinh phí hỗ trợ khuyến công là khoản thu nhập được miễn thuế. Đồng thời, phối hợp với Bộ Nội vụ báo cáo Chính phủ quy định thống nhất duy trì ổn định mô hình tổ chức bộ máy các Trung tâm khuyến công trực thuộc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố là đơn vị sự nghiệp phục vụ quản lý Nhà nước lĩnh vực công thương; bảo đảm nguồn chi thường xuyên hàng năm phục vụ cho các hoạt động công tác của đơn vị.

Sở cũng kiến nghị Cục Công Thương địa phương quan tâm ưu tiên bố trí kinh phí khuyến công quốc gia cho các tỉnh miền núi nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng, phê duyệt và bổ sung các đề án khuyến công hàng năm do Sở Công Thương Hòa Bình đề xuất. Xem xét tăng định mức hỗ trợ kinh phí cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện nay để khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng phát triển cụm công nghiệp; hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn.

Trên đường phát triển

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi
Trên đường phát triển

Cà Mau phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Cà Mau đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, góp phần cải thiện đời sống nông dân và phát triển kinh tế địa phương. Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Khởi đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước
Địa phương

Khánh Hòa tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê Khánh Hòa, 9 tháng năm 2024, Khánh Hòa có mức tăng trưởng xếp thứ 6 cả nước, thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung với tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng 10,45% so cùng kỳ năm trước.

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường
Địa phương

Bài cuối: Thu hút các dự án công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường

Để thực hiện các mục tiêu thu hút đầu tư phát triển, Đồng Nai tập trung nguồn lực đầu tư, phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông liên Vùng và hạ tầng xã hội. Cùng với đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, có lợi thế cạnh tranh vượt trội. Chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết thu hút đầu tư. Chú trọng thu hút các dự án công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, tài nguyên và thân thiện với môi trường…

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai
Địa phương

Bài 2: Động lực mới từ sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai

Phương án phát triển không gian tỉnh Đồng Nai được xác định theo 3 vùng kinh tế - xã hội; phương án liên kết không gian được xây dựng trên cơ sở phát triển 6 hành lang và 3 vành đai. Xác định phát triển hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đến năm 2030, đô thị sân bay Long Thành và hành lang sông Đồng Nai là 2 khu vực động lực phát triển mới cho tỉnh.

Đồng Nai hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững
Địa phương

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Để hướng tới một nền nông nghiệp xanh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, tỉnh Đồng Nai chú trọng việc giảm sử dụng đầu vào hóa chất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực tự nhiên trong quá trình sản xuất; áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.