Mỹ Đức bảo an toàn cao nhất cho Nhân dân sau mưa lũ

Theo báo cáo của huyện Mỹ Đức, tính đến 6h ngày 16.9, mực nước trên sông Đáy tại An Mỹ đạt báo động II; sông Bùi tại Phúc Lâm đạt báo động III, mực nước các hồ chứa trên địa bàn huyện đang ở mức cao; riêng hồ Quan Sơn vượt ngưỡng tràn…

Sáng 16.9, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại huyện Mỹ Đức; thăm, tặng quà trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão số 3.

Hiện xí nghiệp Thủy lợi Mỹ Đức đã vận hành 8 trạm bơm với 20 tổ máy tổng lưu lượng 90.200 m³/h để tiêu úng. Các cơ quan của huyện phối hợp với các xã, thị trấn tiếp tục xử lý mái thượng lưu vị trí mạch đùn khu vực xảy ra sự cố mạch đùn trên đê Mỹ Hà đoạn thuộc địa bàn xã Hương Sơn; cắt tỉa cây xanh bị đổ, gãy trên các tuyến đường giao thông; khắc phục các công trình bị ảnh hưởng do bão, như: Trạm bơm Phù Lưu Tế, Xuy Xá, Đại Nghĩa, Phúc Lâm, Đốc Tín...; chủ động ứng trực, chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, sẵn sàng thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ" khi có mưa lớn, úng ngập xảy ra; bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân.

t2 11111.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến thị sát các khu vực nhà dân bị ngập sâu tại xã An Phú (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Q.T

Do ảnh hường của mưa lũ, trên địa bàn huyện Mỹ Đức có 85 nhà cấp 4, mái tôn trường học, đình, chùa, trạm y tế… bị tốc mái, 1 ngôi nhà ở xã Tuy Lai bị sập. 3.421 hộ dân thuộc các vùng trũng, ven sông, ngoài đê bị nước ngập vào nhà. Huyện Mỹ Đức đã di dời 1.979 hộ dân thuộc vùng trũng, nhà bị ngập đến nơi an toàn, trong đó: Khoảng 600 hộ với 2.500 khẩu thuộc xã An Phú; 300 hộ, với trên 1.200 nhân khẩu thuộc xã Hợp Tiến; 774 hộ với 3.560 nhân khẩu ở xã Hợp Thanh đã được lực lượng chức năng sơ tán đến nơi an toàn.

Đến nay, vẫn còn 5 trường học trên địa bàn huyện Mỹ Đức, gồm: (Mầm non An Phú A, B, Tiểu học Hợp Tiến B, Mầm non Hợp Tiến B, Tiểu học An Phú) học sinh chưa thể trở lại trường học.

Các xã, thị trấn của huyện đã huy động lực lượng trên 6.200 lượt người; 80 ô tô các loại; 19 máy súc; 2 cưa máy; 20 thuyền; 2 máy bơm; khoảng trên 2.600m³ cát; trên 620m³ đất; trên 71.500 chiếc bao tải; cuốc, xẻng, cọc tre, bạt... để đắp bao tải đất, cát để chống tràn trên các tuyến đê, các trạm bơm; thu hoạch lúa mùa cho Nhân dân...

Các lực lượng công an, quân đội đóng trên địa bàn cũng đã huy động trên 730 lượt người hỗ trợ nhân dân đắp bao tải cát, thu hoạch lúa mùa tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú, Hương Sơn, Hùng Thiến, An Tiến… được 1.072ha, đạt 15%.

Cùng với việc chuẩn bị sẵn sàng vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời theo phương châm "4 tại chỗ", huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện việc cứu trợ, hỗ trợ cho các hộ dân bị cô lập do ngập; bảo đảm các nhu cầu thiết yếu, như: Nước, lương thực, thực phẩm, chất đốt, đèn thắp sáng cho Nhân dân. Bên cạnh đó, huyện cũng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn về điện, đuối nước và thực hiện công tác vệ sinh môi trường sau bão, mưa úng.

Sau khi nghe báo cáo nhanh của huyện Mỹ Đức, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đi thuyền vào thôn Đồng Chiêm, xã An Phú trực tiếp thị sát tình hình mưa lũ tại khu vực dân cư đang bị ngập sâu do mưa lũ.

t2 2222.jpg
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trao quà, tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do bão lũ tại xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức). Ảnh: Q.T

Thôn Đồng Chiêm được xem là “rốn lũ” của xã An Phú. Tính đến ngày 12.9, xã đã sơ tán hơn 700 hộ dân khỏi khu vực nguy hiểm. Mặc dù lượng mưa những ngày gần đây đã giảm dần, nhưng nước lũ rừng ngang đang tràn về đã khiến nhiều hộ dân thôn Đồng Chiêm ngập trong nước lũ, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Mỹ Đức kịp thời hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu yếu phẩm nhằm kịp thời hỗ trợ các hộ dân thôn Đồng Chiêm cũng như nhân dân huyện Mỹ Đức sớm vượt qua những khó khăn, thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Bên cạnh đó, cần kịp thời sơ tán các hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm nhằm bảo đảm an toàn cao nhất cho nhân dân trong bối cảnh mưa lũ tiếp tục diễn biến phức tạp.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy cũng yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Mỹ Đức bám sát các chỉ đạo của Trung ương, thành phố về phòng, chống bão lụt, kịp thời ứng phó với mọi tình huống trên tinh thần bảo đảm an toàn cao nhất cho người dân. Đặc biệt, cần quan tâm, hỗ trợ kịp thời các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng yếu thế, người già, trẻ em trong thời gian mưa lũ.

Sáng cùng ngày, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến cũng đến xã Hợp Tiến, một trong những xã bị ngập nặng tại Mỹ Đức trao 100 suất quà cho các em thiếu nhi các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh và An Phú (huyện Mỹ Đức).

Địa phương

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân
Trên đường phát triển

Bài 2: Phát huy nội lực của người dân

Nghị quyết Ðại hội Ðảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Ðặc biệt quan tâm xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo giữa các vùng dân cư trên địa bàn...”. Tỉnh đã triển khai hàng loạt giải pháp, chính sách giảm nghèo, trong đó, từ hiệu quả của nguồn vốn ưu đãi, người nghèo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại các vùng không chỉ được hỗ trợ để tạo sinh kế, giải quyết việc làm, chuyển dịch cây trồng, vật nuôi, tăng nguồn thu nhập.

Chương trình Cho vay hộ nghèo đã giúp đồng bào Trấn Yên thoát nghèo và phát triển kinh tế.
Địa phương

Cùng Trấn Yên trở thành cực tăng trưởng mới

Huyện Trấn Yên, Yên Bái ngày nay không chỉ hấp dẫn du khách bởi khu cách mạng Vần và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Thái, Tày, Mường… mà đang trở thành một điểm sáng, một cực tăng trưởng mới về phát triển nông, lâm nghiệp, hàng hóa. Trên hành trình này, luôn có sự đồng hành của các chương trình tín dụng ưu đãi...

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước
Trên đường phát triển

Huyện Đông Anh (Hà Nội) đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng cho thị trường trong nước

Theo báo cáo của UBND huyện Đông Anh, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp và mọi tầng lớp Nhân dân trên địa bàn; lan tỏa thông điệp chung sức đồng lòng, vươn lên bứt phá để phục hồi và phát triển kinh tế của cán bộ, Nhân dân; góp phần quảng bá các sản phẩm của huyện với Thủ đô và các tỉnh thành trên cả nước.

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoạt động chính quyền

Công viên hồ Phùng Khoang khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025

Đây là thông tin của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại buổi họp sáng 20.11, sau khi nghe báo cáo về tình hình triển khai, các tồn tại, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên hồ Phùng Khoang (quận Nam Từ Liêm và quận Thanh Xuân), một trong những dự án chậm tiến độ kéo dài đang được dư luận xã hội quan tâm.

Công ty TNHH dược phẩm Mai Phương đã ký kết tiêu thụ sản phẩm của Công ty Nguyên liệu xanh Thủy Tùng
Trên đường phát triển

Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp với nhà phân phối khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Trong khuôn khổ Festival Gạch gốm đỏ - kinh tế xanh Vĩnh Long, chiều 20.11, Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long tổ chức “Hội nghị kết nối giao thương giữa nhà cung cấp các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp phân phối”.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Địa phương

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của thành phố.

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng
Địa phương

Hiện trạng nhà văn hóa lao động tỉnh Đắk Lắk đang xuống cấp nghiêm trọng

Nhà văn hóa lao động (VHLĐ) tỉnh Đắk Lắk, trực thuộc Liên đoàn lao động tỉnh, là nơi hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và là nơi thu hút người dân đến vui chơi, giải trí, sáng tạo. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt động, công trình hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, tạo nên một cảnh nhếc nhác, hoang tàn.

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn
Địa phương

Hải Dương: Công ty Long Thịnh liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thị xã Kinh Môn

Công ty TNHH Long Thịnh là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thị xã Kinh Môn. Theo tìm hiểu trong nhiều năm qua, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 52 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 400 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức thấp.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.