Lấy lại hình ảnh thành phố du lịch Hạ Long

Lấy lại hình ảnh thành phố du lịch Hạ Long

Cùng với các địa phương trong tỉnh, nhiệm vụ quan trọng được TP. Hạ Long xác định thời điểm này là khắc phục hậu quả mưa bão và trong thời gian sớm nhất lấy lại hình ảnh nhộn nhịp vốn có của thành phố di sản, thành phố du lịch.

Khôi phục hoạt động kinh doanh sớm nhất có thể

Tọa lạc tại khu Đồn Điền, phường Hà Khẩu, cạnh cổng vào Khu vui chơi giải trí Tuần Châu, 2 cửa hàng trưng bày, nuôi cấy và trải nghiệm nghề nuôi trai lấy ngọc của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long giờ đây tan tác vì siêu bão Yagi. Cửa hàng Mỹ Ngọc và Le Pearl được đầu tư xây mới sang trọng, hiện đại giờ đây bị bão thổi bay phần mái, các cửa kính vỡ hỏng. Cửa hàng phải tạm dừng việc đón khách.

Nghiêm trọng hơn, 2 khu trang trại của Công ty tại Vông Viêng và đảo Bồ Hòn trên vịnh Hạ Long cũng bị bão số 3 phá tan, tạm thời chưa thể tiếp cận được cũng như tính toán cụ thể về thiệt hại. “Ngày thứ 5 sau khi cơn bão đi qua, chúng tôi vẫn chưa hết bàng hoàng. Ảnh hưởng của cơn bão là quá khủng khiếp, Công ty gần như mất trắng, ước thiệt hại có thể lên tới 80% tổng trị giá tài sản. Mọi người vẫn đang tiếp tục dọn dẹp để bảo đảm vệ sinh môi trường, thống kê thiệt hại và phải tìm mọi giải pháp để khôi phục lại hoạt động kinh doanh sớm nhất có thể. May mắn là hàng hóa của chúng tôi không bị ảnh hưởng. Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của công ty được bảo đảm an toàn”, Giám đốc Công ty CP Ngọc trai Hạ Long Nguyễn Thùy Hương chia sẻ.

Các đoàn khách tham quan Vịnh Hạ Long từ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, ngày 13.9 vừa qua. Ảnh Dương Hà..jpg
Các đoàn khách tham quan vịnh Hạ Long từ Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, ngày 13.9 vừa qua.

Khu Phố cổ sầm uất với những nhà hàng nằm san sát nhau giờ đây trơ ra những khung nhôm. Biển hiệu bị bão xé toang, trên mặt đường la liệt những vụn kính vỡ, toàn bộ phần trang trí của các nhà hàng đều bị phá hủy. Ước tính với mỗi hộ kinh doanh tại đây thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng. Ngay khi bão tan, các hộ kinh doanh đã tiến hành công việc dọn dẹp, sửa chữa. Theo chia sẻ của người dân kinh doanh tại đây, hộ nào nhanh thì cũng phải 5 - 7 ngày, hộ nào thiệt hại nặng hơn sẽ cần từ 10 - 20 ngày để hoàn thành việc dọn dẹp, sửa chữa.

Còn với đội tàu du lịch của Hạ Long, bão Yagi đã đánh chìm 26 tàu tham quan, lưu trú; hàng trăm tàu bị hư hại một phần hoặc nhiều phần. Để khắc phục thiệt hại do bão, các chủ tàu đang thực hiện việc trục vớt, sửa chữa tàu đắm; ông Trần Văn Hồng, Chi hội trưởng Chi hội Tàu du lịch Hạ Long cho biết, Chi hội đã tiến hành nắm bắt tình hình thiệt hại, hỗ trợ các hội viên, xây dựng đề xuất với các cơ quan chức năng để có những chính sách hỗ trợ kịp thời, giúp các chủ tàu vượt qua giai đoạn khó khăn. Đặc biệt, là các khó khăn về tài chính để các chủ tàu có vốn tái đầu tư, khôi phục hoạt động kinh doanh.

Tại khu công viên Sunworld, ngay trong sáng 8.9, tức là chỉ một vài giờ đồng hồ sau khi bão Yagi quét qua Hạ Long, Tập đoàn Sun Group đã tiến hành khảo sát, đánh giá thiệt hại để có phương án sửa chữa, khôi phục hoạt động. Với Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, hiện 2/3 bến của cảng đã hoạt động trở lại bình thường...

Sớm trở lại với diện mạo tươi sáng hơn

Nhận định hậu quả của cơn bão gây ra cho thành phố là rất nặng nề, ngay sau khi bão tan, TP. Hạ Long đã phát động chiến dịch 7 ngày cao điểm toàn thành phố tổ chức thu dọn, xử lý toàn bộ cây xanh gãy đổ trên các đường trục chính, dọn dẹp vệ sinh môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, cứu nạn cứu hộ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của thành phố lúc này là khắc phục hậu quả của bão Yagi để đời sống của nhân dân, hoạt động của doanh nghiệp quay trở lại bình thường, để trong thời gian sớm nhất Hạ Long lấy lại hình ảnh của thành phố Di sản, thành phố du lịch.

Trưởng Ban Quản lý vịnh Hạ Long Vũ Kiên Cường cho biết: trong 2 ngày 8 và 9.9, đơn vị đã khẩn trương tập trung lực lượng khắc phục thiệt hại và kiểm tra các điều kiện, cơ sở vật chất. Từ ngày 10.9, một số điểm tham quan trên vịnh Hạ Long đã đủ điều kiện đón tiếp, phục vụ khách tham quan, bao gồm tuyến 1 (điểm động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ), tuyến 2 (đảo Ti Tốp, hang Sửng Sốt, hang Luồn, hang Trinh Nữ).

Ngày đầu tiên đón khách trở lại sau siêu bão, vịnh Hạ Long đã đón gần 4.000 khách tham quan, chủ yếu là khách quốc tế đến từ các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc… Tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, ngày 10.9 có gần 1.560 du khách lên tàu đi tham quan vịnh Hạ Long và trở về bờ trong ngày. Đặc biệt, hệ thống cơ sở lưu trú cao cấp tại phường Bãi Cháy, với các khách sạn 4 và 5 sao hoạt động kinh doanh cơ bản không bị gián đoạn do bão. Nhiều khách sạn trở thành nơi tránh trú an toàn cho du khách, tiếp nhận du khách từ các khách sạn lân cận đến lưu trú.

Siêu bão Yagi càn quét thành phố thủ phủ du lịch của Quảng Ninh nhưng bằng tinh thần tự lực, tự cường, du lịch Hạ Long chắc chắn sẽ sớm lấy lại đà tăng trưởng, trở lại với diện mạo tươi sáng và đổi mới hơn.

Trên đường phát triển

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển
Hoạt động của Đoàn ĐBQH

Động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển

Năm 2024, mặc dù phải hứng chịu thiệt hại nặng nề từ cơn bão số 3 nhưng dự kiến tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng đạt trên 11% - năm thứ 10 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số; đã hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; thành lập thành phố Thủy Nguyên, quận An Dương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng được Quốc hội thông qua… Những nhiệm vụ tưởng chừng như không thể đã làm được, mang ý nghĩa lịch sử, tạo động lực, nguồn lực mới cho sự phát triển của thành phố.

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện
Trên đường phát triển

Thái Nguyên: Thành phố Sông Công phát huy hiệu quả mô hình chính quyền thân thiện

Mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ” ở xã, phường, thị trấn được TP. Sông Công (Thái Nguyên) xây dựng và đưa vào hoạt động đang tạo nên sự thân thiện, trọng dân, gần dân, gắn kết, chia sẻ, vì Nhân dân phục vụ. Đồng thời, từng bước đổi mới tác phong, thái độ, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong giải quyết công việc cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.