Hà Giang sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão lũ

Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình
Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình

Bão số 3 với sức tàn phá khủng khiếp đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều địa phương, trong đó có Hà Giang. Tỉnh đang huy động toàn bộ lực lượng nỗ lực khắc phục hậu quả mưa lũ, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, bảo đảm không để người dân bị đói, rét. Đồng thời, tập trung rà soát để có biện pháp di dời các hộ dân tại những khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn...

Thiệt hại trên 140 tỷ đồng

Có mặt tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình những ngày này mới thấy được sức công phá nặng nề của bão lũ. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ, 33 căn nhà nơi đây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có 5 hộ bị vùi lấp hoàn toàn trong đất.

Ông Vàng Chưởng Lù - 1 trong 5 hộ dân vẫn còn ám ảnh và sợ hãi khi nhớ lại cái đêm lũ về. Ông Lù nhớ lại: đêm 9.9, mưa tầm tã khiến nước ngập hết vào trong nhà. Lúc đó, tôi và một vài người đang hỗ trợ nhau tát nước, bỗng nghe tiếng động lớn từ trên núi, biết đó là lũ về, chúng tôi đã hô hào nhau chạy thật nhanh đến chỗ an toàn. Sáng hôm sau, quay trở lại thì cảnh tượng trước mắt đã tan hoang. Nhà cửa, cây cối, hoa màu đều bị vùi trong đất đá.

IMG_2739.JPG
Quyền Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng tặng quà cho người dân thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình. Ảnh: Trọng Hiếu

Vẫn chưa hết hoang mang khi thời điểm nửa đêm mưa lũ ập đến tràn vào nhà, chị Sùng Thị Ly, thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc cho biết: trong đợt mưa kéo dài 9 - 11.9, toàn bộ nhà, cửa hàng tạp hóa nhỏ của gia đình đã bị ngập nước. Cấp ủy, chính quyền địa phương đã huy động ngay lực lượng công an, quân sự xã xuống hỗ trợ gia đình chị vận chuyển hàng hóa, đồ đạc đến nơi khô ráo hơn.

Còn tại xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn có 16 hộ gia đình có nhà ở bị thiệt hại, trong đó có 4 hộ tại thôn Bờ Sông bị sập trôi hoàn toàn, ngoài ra các hộ khác có nguy cơ sạt lở cao. Trước tình hình cấp bách, địa phương đã tập hợp toàn bộ lực lượng “4 tại chỗ”, nòng cốt là công an, quân sự, đồn biên phòng, các ban, ngành đoàn thể cơ động đến các điểm bị thiệt hại chung sức cùng bà con giúp đỡ các hộ gia đình di chuyển tài sản còn sót lại để đồng bào vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.

Cũng trong 2 ngày (8 - 9.9), trên địa bàn tỉnh Hà Giang xảy ra mưa lớn diện rộng, gây lũ, sạt lở đất ở nhiều địa phương, làm thiệt hại lớn đến tính mạng, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Cụ thể, mưa lũ đã làm 1 người chết, 1 người mất tích, 1 người bị thương. Mưa lũ cũng làm gần 1.200 ngôi nhà bị ảnh hưởng; trên 1.626ha diện tích lúa, cây hoa màu và gần 57ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại, nhiều gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Do mưa lớn kéo dài, đã có hàng trăm điểm bị sạt lở trên địa bàn toàn tỉnh, với hàng vạn mét khối đất đá; làm hỏng nhiều tuyến giao thông… Ước tổng thiệt hại khoảng trên 140 tỷ đồng.

Bảo đảm không để người dân bị đói, rét

Sau mưa lũ, công tác khắc phục đang được khẩn trương thực hiện. Tại một số tuyến đường xã Phương Thiện và phường Minh Khai, Ngọc Hà, Nguyễn Trãi, Quang Trung (thành phố Hà Giang), sau khi nước rút, các tuyến đường ngổn ngang bùn đất, rác thải. Những ngày qua, lực lượng quân đội, công an, thanh niên và người dân… đã, đang tích cực dọn dẹp, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Chia sẻ về công tác khắc phục, ổn định tinh thần, cuộc sống của người dân sau bão lũ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý cho biết: Hà Giang đã tập trung, huy động tất cả các cấp, các ngành khắc phục hậu quả thiên tai. Nhờ có sự vào cuộc của toàn bộ cộng đồng, cũng như sự hỗ trợ của Trung ương và các địa phương khác, về cơ bản, hiện cuộc sống người dân đã tương đối ổn định.

Tỉnh đã tổ chức cứu trợ khẩn cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho các hộ có nguy cơ thiếu đói do mưa lũ, nhất là các hộ có nhà bị đổ, lũ cuốn trôi, hộ ở vùng ngập sâu, sạt lở chia cắt, bảo đảm không để người dân bị đói, rét. Cùng với đó, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ bị mất nhà do mưa lũ; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa, dựng lại nhà ở, dọn vệ sinh môi trường, không để bùng phát dịch bệnh sau mưa lũ.

Bên cạnh đó, tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng, các địa phương tiếp tục rà soát, chủ động sơ tán người dân ở khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, khu vực bị ngập sâu; tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân tại các khu vực sạt lở, khu vực có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn, bảo đảm đời sống thuận tiện để người dân yên tâm sinh sống trong những ngày tiếp theo. Mặt khác, sửa chữa, khắc phục công trình hạ tầng thiết yếu, nhất là trạm y tế, hệ thống điện, nước sinh hoạt, công trình giao thông, thủy lợi, hồ đập bị hư hại để chủ động ứng phó với đợt thiên tai mới, nhanh chóng khôi phục sản xuất ngay sau lũ, góp phần ổn định đời sống nhân dân.

“Chúng tôi chủ động bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm an toàn giao thông tại các ngầm tràn, khu vực bị ngập sâu, không để xảy ra những trường hợp thiệt hại đáng tiếc về người; duy trì lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Với những trường hợp gia đình bị thiệt hại về người, tỉnh sẽ huy động sự đóng góp, hỗ trợ về kinh phí để những người còn sống làm lại nhà, tạo mặt bằng định cư, yên tâm sinh sống, với mong muốn làm sao để người dân sớm ổn định tinh thần, sinh hoạt” - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Đức Quý cho biết.

Có thể thấy, thiệt hại của bão số 3 khó có thể đo đếm hết và đặt ra nhiều vấn đề về môi trường và ứng phó cần quan tâm thực hiện, nhưng điều khiến chúng ta cảm thấy an lòng chính là tình người, sự đoàn kết đã được thể hiện mạnh mẽ. Giữa những thử thách của thiên nhiên, tình người đã trở thành nguồn sức mạnh to lớn, khẳng định rằng khó khăn nào cũng có thể vượt qua nếu biết sẻ chia và đoàn kết.

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…